Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Tuyên Quang đã chỉ đạo thực hiện Dự án phân viên nén dúi sâu cho cây lúa do Tổ chức Codespa của Tây Ban Nha hỗ trợ tại 133 xã trên địa bàn tỉnh với diện tích 6.534ha (lúa sử dụng phân NK dúi sâu năng suất tăng từ 15 - 25%, giảm lượng giống sử dụng 20%). Tiếp tục thực hiện Dự án “Xây dựng mô hình nuôi thử nghiệm giống gà Sao sinh sản và nuôi thịt an toàn sinh học tại thành phố Tuyên Quang”, cũng đang được tiếp tục tiến hành, quy mô 2.240 con với 16 hộ tham gia. Triển khai 3 mô hình máy làm đất đa năng, 02 mô máy nâng xếp mía thuộc nguồn vốn Trung tâm Khuyến nông Quốc gia góp phần đưa nhanh cơ giới hoá vào các khâu sản xuất để giải phóng nhân công lao động và nâng cao thu nhập cho nông dân. Phối hợp các huyện, thành phố triển khai thực hiện 173 mô hình khuyến nông ứng dụng giống mới, tiến bộ kỹ thuật mới vào sản xuất; qua theo dõi, đánh giá đã đưa vào cơ cấu giống của tỉnh 02 giống lúa mới (LC 212, Nam Dương 99) và 01 giống ngô mới (NK 6654) [26, tr.2-5].
2.2.2.2. Chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp
Cơ cấu nông nghiệp (theo nghĩa rộng) tỉnh Tuyên Quang trong những năm qua đã có sự chuyển biến tích cực, tăng dần tỷ trọng ngành thủy sản, giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp và lâm nghiệp. Tuy nhiên, về quy mô, ngành nông nghiệp vẫn chiếm tỷ lệ cao, trên dưới 86%.
Bảng 2.4. Cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp (theo nghĩa hẹp) tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2008 - 2012 (giá hiện hành)
Đơn vị: %
Ngành 2008 2009 2010 2011 2012
Trồng trọt 64.71 64.84 62.43 61.67 56.61
Chăn nuôi 33.63 33.19 34.98 35.33 40.23
Dịch vụ 1.66 1.97 2.59 3.00 3.16
(Nguồn: Tỉnh ủy Tuyên Quang, Báo cáo Sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 7, Khóa X)
Nông nghiệp Tuyên Quang (theo nghĩa hẹp) đã có sự chuyển dịch cơ cấu theo hướng tích cực, giảm tỷ trọng trồng trọt (từ 64,71% năm 2008 xuống còn 56,61% năm 2012); cơ cấu giá trị sản xuất ngành chăn nuôi trong tổng giá trị sản xuất nông nghiệp năm 2012 chiếm 40,23% (tăng 6,6% so với năm 2008); ngành dịch vụ trong nông nghiệp năm 2012 chỉ tăng 1,5% (so với năm 2008).
Bảng 2.5. Cơ cấu giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2008 - 2012 (theo giá hiện hành)
Đơn vị: %
Ngành 2008 2009 2010 2011 2012
Nông nghiệp 85.24 85.57 86.18 86.48 86.57
Lâm nghiệp 13.31 12.13 11.80 10.43 10.45
Thủy sản 1.45 2.30 2.02 3.09 2.98
(Nguồn: Tỉnh ủy Tuyên Quang, Báo cáo Sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 7, Khóa X)
Trong nông nghiệp (theo nghĩa rộng), ngành thủy sản không phải là thế mạnh của Tuyên Quang, nhưng cũng có xu hướng tăng tỷ trọng lên gần 3% tổng giá trị sản xuất của toàn ngành nông nghiệp tỉnh Tuyên Quang. Lâm
2008 xuống 10,45% năm 2012. Đây là một thách thức của nông nghiệp Tuyên Quang trong phát triển nguồn nguyên liệu đầu vào cho công nghiệp chế biến lâm sản như gỗ, giấy…, song vẫn ổn định giá sản phẩm, đem lại nguồn lợi lâu dài cho người trồng rừng.
2.2.2.3. Đầu tư vốn cho nông nghiệp, nông thôn
Để đầu tư và phát triển nông nghiệp, nông thôn, tỉnh Tuyên Quang đã huy động vốn từ các nguồn: vốn ngân sách nhà nước, vốn tín dụng đầu tư phát triển, vốn nước ngoài, vốn trong dân và các nguồn vốn khác. Trong 5 năm qua, tổng vốn đầu tư công cho nông nghiệp, nông thôn là trên 3.800 tỷ đồng [20, tr.6]. Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Tuyên Quang đã huy động các nguồn vốn để tu sửa, nâng cấp, xây dựng mới các công trình thủy lợi, tỷ lệ tưới chắc năm 2012 đạt 80,94% diện tích gieo cấy, tăng 2,3% so năm 2008. Triển khai xây dựng kè chống sạt lở bờ sông đoạn qua khu trung tâm huyện Na Hang, Chiêm Hóa, Hàm Yên, Sơn Dương và thành phố Tuyên Quang. Trong 5 năm (2008 - 2012) toàn tỉnh đã xây dựng, tu sửa nâng cấp 324 công trình thủy lợi, kiên cố 162,6km kênh mương.
Thực hiện chủ trương ưu tiên đầu tư cho xây dựng cơ sở vật chất hạ tầng, đi trước một bước trong xây dựng nông thôn mới, toàn tỉnh đã tập trung phát triển hệ thống giao thông theo Nghị quyết số 01-NQ/TU, ngày 09/5/2011 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh (Khóa XV) về đẩy mạnh phát triển hệ thống giao thông giai đoạn 2011 - 2015; thực hiện có hiệu quả Đề án bê tông hóa đường giao thông nông thôn giai đoạn 2011 - 2015 theo phương thức Nhà nước và nhân dân cùng làm (đã bê tông hóa được 1.566km đường giao thông nông thôn, đạt 74,6% so với kế hoạch); tỷ lệ thôn, bản có đường ô tô đến trung tâm đạt 99,19%. Hoàn thành điều chỉnh, bổ sung quy hoạch tổng thể mạng lưới giao thông tỉnh Tuyên Quang đến năm 2020 và quy hoạch chi tiết mạng lưới giao thông đến năm 2020 của các huyện và thành phố.
Tăng cường hoạt động xúc tiến đầu tư, giới thiệu tiềm năng và thực hiện chính sách khuyến khích phát triển tiểu thủ công nghiệp và công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản, hỗ trợ một số làng nghề đầu tư xây dựng cơ sở vật chất hạ tầng và xây dựng các thương hiệu sản phẩm như: cam sành Hàm Yên, mắm cá ruộng Cổ Linh, rượu ngô Na Hang..., bước đầu đã hình thành các điểm công nghiệp, dịch vụ ở nông thôn. Giá trị sản xuất tiểu thủ công nghiệp năm 2012 đạt 809,9 tỷ đồng, tăng 92% so năm 2008 [20, tr.3].
2.2.2.4.Cung cấp nước cho sản xuất nông nghiệp
Toàn tỉnh đã hoàn thành việc đầu tư làm mới , tu sửa nâng cấp đưa vào sử dụng 414 công trình thủy lợi, trong đó số công trình xây dựng mới là 33 trong tổng số 113 công trình dự kiến xây dựng. Số công trình nâng cấp sửa chữa là 381 công trình vượt chỉ tiêu theo kế hoạch đề ra là 135 công trình. kiên cố là 393,2km vượt 152,26km so với chiều dài kênh mương dự kiến kiên cố là 240,94km. Đảm bảo tưới chắc cho 5.891 ha lúa đông xuân và 6.395,9ha lúa mùa (tăng 777,3ha lúa đông xuân và 801,7ha lúa vụ mùa).
Nhìn chung các công trình thủy lợi sau khi được đầu tư xây dựng đã phát huy tốt hiệu quả , đáp ứng nhu cầu nước phu ̣c vu ̣ sản xuất nông nghiê ̣p , góp phần quan trọng vào việc đảm bảo ổn định về sản xuất và đời sống của nhân dân trong tỉnh , đưa diện tích lúa được tưới chắc năm 2010 tăng lên 36.111ha, đạt tỷ lệ tưới chắc cả năm là 79,51%; ngoài việc cấp nước cho cây trồng, mô ̣t số công trình thủy lợi còn kết hợp cấp nước sinh hoa ̣t cho nhân dân, tâ ̣n du ̣ng mă ̣t thoáng hồ để nuôi trồng thủy sản và tạo cảnh quan môi trường sinh thái.
2.2.2.5. Những mặt hạn chế và nguyên nhân