Kinh nghiệm quản lý nhà nƣớc đối với phát triển nông nghiệp ở tỉnh Vĩnh Phúc

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về nông nghiệp ở tỉnh Tuyên Quang (Trang 29)

ở tỉnh Vĩnh Phúc

Vĩnh Phúc là tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, phía Bắc giáp các tỉnh Thái Nguyên và Tuyên Quang, phía Tây giáp tỉnh Phú Thọ, phía Đông và phía Nam giáp Thủ đô Hà Nội. Kinh tế Vĩnh Phúc góp phần cùng với Thủ đô Hà Nội thúc đẩy tiến trình đô thị hóa, phát triển công nghiệp, giải quyết việc làm, giảm sức ép về quỹ đất cho sinh hoạt và sản xuất… Giai đoạn 2001 - 2008, tốc độ tăng giá trị sản xuất nông nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc đạt 7,26%/năm. Trong đó, ngành Thủy sản đạt tốc độ tăng trưởng cao nhất 16,8%/năm, ngành Lâm nghiệp tăng trưởng chậm, đạt 2,62%/năm. Về giá trị gia tăng ngành Nông nghiệp của Vĩnh Phúc, giai đoạn 2001 - 2008 là 5,49%/năm, trong đó, ngành Thủy sản đạt tốc độ tăng trưởng cao nhất 14,8%/năm, ngành Trồng trọt đạt 5,32%/năm, ngành Lâm nghiệp tăng trưởng âm là - 1,6%/năm. Để có bước phát triển nông nghiệp, tỉnh Vĩnh Phúc đã có nhiều nỗ lực trong đi tắt đón đầu, nhận thức và vận dụng có hiệu quả đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước, phát huy nội lực để phát triển nông nghiệp,

trong đó, khâu quản lý có nhiều nét nổi bật:

- Tỉnh đã chú trọng, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo để xây dựng và thực hiện quy hoạch phát triển nông nghiệp địa phương, trong quy hoạch phát triển nông nghiệp đã xác định phát triển nông nghiệp phải đi cùng với đổi mới, bảo đảm sự hài hoà, liên kết giữa các vùng kinh tế trong tỉnh; xác định rõ cơ cấu đầu tư ngành nghề, bảo đảm được tính bền vững cho sự phát triển.

- Đầu tư phát triển cơ sở vật chất hạ tầng nông thôn, để khắc phục hạn chế về nguồn vốn đầu tư của Nhà nước đối với cơ sở vật chất hạ tầng nông thôn, tỉnh không chỉ dùng tiền ngân sách, vay ngân hàng để đầu tư cho cơ sở vật chất hạ tầng mà còn vận động mọi thành phần kinh tế tham gia đầu tư và xây dựng.

- Nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy quản lý nhà nước bằng cách xây dựng đội ngũ công chức có phẩm chất, có năng lực, bảo đảm thực hiện một nền hành chính dân chủ, trong sạch, vững về nghiệp vụ, giỏi về chuyên môn, đồng thời coi đây cũng là nguồn lực quan trọng để phát triển nông nghiệp, nông thôn. Các lãnh đạo đầu ngành của tỉnh còn chủ động xuống cơ sở để tìm hiểu, động viên, giải quyết vướng mắc tại chỗ, coi vướng mắc, khó khăn của nông dân là khó khăn và trách nhiệm của tỉnh trong việc tạo điều kiện phát triển nông nghiệp.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được, trong vấn đề quản lý nhà nước đối với phát triển nông nghiệp của tỉnh Vĩnh Phúc vẫn còn những hạn chế, như: quy hoạch thiếu tầm nhìn xa về môi trường sinh thái, mất cân đối giữa đầu tư phát triển nông nghiệp với xây dựng cơ sở vật chất hạ tầng; sự phát triển của công nghiệp cũng gây áp lực cho nông nghiệp, nông thôn về đất đai, nhân lực, môi trường, nhưng chưa có cơ chế để tháo gỡ.

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về nông nghiệp ở tỉnh Tuyên Quang (Trang 29)