Những mặt hạn chế

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về nông nghiệp ở tỉnh Tuyên Quang (Trang 55)

- Sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp có nơi còn manh mún, phân tán, chưa tạo được sản phẩm hàng hoá nông nghiệp có giá trị cao; phát triển vùng sản

xuất hàng hóa tập trung chuyên canh còn chậm, sức cạnh tranh của hàng hóa nông sản còn thấp; phát triển chăn nuôi trên địa bàn tỉnh gặp nhiều khó khăn do thiên tai, dịch bệnh liên tiếp xảy ra, thị trường biến động, tổng đàn gia súc, gia cầm tăng chậm.

- Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn chưa đồng bộ; tỷ lệ nhà ở dân cư kiên cố, bán kiên cố còn thấp, chỉ đạt 80,88%; có ít xã đạt chuẩn Quốc gia về y tế. Hiện nay, còn 17 thôn chưa có đường ô tô đến trung tâm. Có 104 nhà văn hóa thôn, bản bị hư hỏng, không sử dụng được; nhà làm việc tại các trạm Y tế không đủ các phòng chức năng theo quy định, không đạt tiêu chuẩn kỹ thuật y tế, cụ thể là năm 2012 chỉ có 17% xã, phường đạt chuẩn quốc gia về y tế.

- Chất lượng đào tạo ở một số cơ sở dạy nghề còn hạn chế , số lao đô ̣ng có trình độ chuyên môn kỹ thuật , thợ lành nghề trong tỉnh chưa đáp ứng được nhu cầu thị trường lao động.

- Nhiều hợp tác xã hoạt động chưa đạt hiệu quả do hầu hết các hợp tác xã có quy mô nhỏ bé, thiếu vốn và năng lực sản xuất còn thấp; một số khâu dịch vụ thiết yếu như tổ chức tiêu thụ sản phẩm, bảo quản, chế biến nông, lâm, thủy sản, cung cấp tín dụng còn hạn chế.

- Việc thu hút nguồn vốn đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn còn hạn chế; một số chính sách chưa phù hợp với thực tế, trong khi đó, việc sửa đổi, bổ sung còn chậm; nguồn lực đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn chưa đáp ứng yêu cầu.

- Chính quyền cơ sở một số địa phương còn thiếu quyết liệt, chưa chủ động trong công tác quản lý, điều hành; trình độ, năng lực của một bộ phận cán bộ, công chức thực hiện nhiệm vụ về lĩnh vực phát triển nông nghiệp, nông thôn chưa đủ để đáp ứng yêu cầu [20, tr.3-7].

- Công tác tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, chính sách phát triển nông nghiệp cho các chủ thể của nông nghiệp tỉnh chưa đạt hiệu quả như mong đợi nên chưa tạo sự chuyển biến tích cực trong nhận thức và đổi mới tư duy phù hợp với nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa, hiện đại.

- Quá trình thực hiện các chính sách, quy định của Nhà nước, của tỉnh còn một số hạn chế về quản lý đất đai, xây dựng cơ bản...

- Việc xây dựng kế hoạch sản xuất, đặc biệt trong việc bố trí cơ cấu giống, thời vụ còn chưa hợp lý.

- Trình độ nhận thức về khoa học và kỹ thuật canh tác của người nông dân còn thấp đã ảnh hưởng đến việc nâng cao năng xuất cũng như việc cải tiến và ứng dụng tốt tiến bộ khoa học vào sản xuất. Đội ngũ cán bộ cơ sở còn mỏng và yếu, chưa đạp ứng được yêu cầu công tác, thiếu chủ động và thích ứng nhanh với những tác động tiêu cực đến sản xuất nông nghiệp.

- Chính quyền một số xã chưa thực sự quyết liệt trong chỉ đạo triển khai thực hiện Chỉ thị số 04/2008/CT-UBND và Quyết định số 11/2008/QĐ- UBND, ngày 23/7/2008 của Ủy ban nhân dân tỉnh, chưa kiên quyết trong việc xử lý các trường hợp sử dụng đất lâm nghiệp sai mục đích.

- Công tác kiểm tra, giám sát đối với hoạt động quản lý nhà nước trong phát triển nông nghiệp chưa được thực hiện một cách triệt để; giải quyết, xử lý đối với các vi phạm liên quan đến quản lý nhà nước về nông nghiệp ở một số nơi còn chậm.

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về nông nghiệp ở tỉnh Tuyên Quang (Trang 55)