Những năm gần đây, diện tích và sản lượng nuôi trồng thuỷ sản có xu hướng tăng, cụ thể: năm 2009, diện tích nuôi 2.098ha đạt sản lượng 3.405 tấn, giá trị 111,963 triệu đồng; năm 2010, diện tích nuôi tăng lên 2.107ha đạt sản
lượng 3.621 tấn, giá trị 118,389 triệu đồng, đến nay diện tích nuôi tăng lên 2.509ha đạt sản lượng 5.005 tấn với giá trị đạt 248,030 triệu đồng.
2.1.2. Những điều kiện thuận lợi về chính trị, kinh tế - xã hội
2.1.2.1.Định hướng phát triển
Trong Báo cáo Chính trị tại Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XV
(năm 2010), Tuyên Quang đã xác định các mục tiêu đột phá chủ yếu, nhiệm kỳ 2010 - 2015, gồm: 1. Huy động nguồn lực đầu tư xây dựng hệ thống giao thông; 2. Phát triển mạnh công nghiệp, tập trung công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản, sản xuất vật liệu xây dựng, khai thác và chế biến sâu khoáng sản; 3. Phát triển kinh tế du lịch; 4. Phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực [6, tr.83]. Định hướng phát triển này đã tạo thuận lợi không nhỏ cho nông nghiệp Tuyên Quang phát triển, nhờ các hỗ trợ từ công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản, xây dựng cơ sở vật chất hạ tầng (giao thông) và nguồn nhân lực chất lượng tốt. Đây là những tiền đề thúc đẩy nông nghiệp Tuyên Quang phát triển, tiến lên sản xuất hàng hóa lớn, hiện đại và bền vững.
2.1.2.2.Tăng trưởng kinh tế
Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) của tỉnh tiếp tục có bước phát triển khá, năm sau cao hơn năm trước, bình quân thời kỳ 2006 - 2010 đạt 13,52%; công nghiệp, xây dựng đạt 15,75%; các ngành dịch vụ đạt 17,54%; nông, lâm, ngư nghiệp đạt 7,22%. Năm 2010, GDP theo giá hiện hành đạt 9.239 tỷ đồng, thu nhập bình quân đầu người trên 12,6 triệu đồng/năm (tương đương 702 USD); giá trị GDP theo giá cố định tăng 69,34% so với năm 2006.
Năm 2012, tốc độ tăng trưởng GDP của tỉnh đạt trên 12,54%; trong đó, nông, lâm, thủy sản tăng trên 5%; giá trị sản xuất công nghiệp đạt 2.945 tỷ đồng; thu ngân sách đạt hơn 1.183 tỷ đồng; tạo việc làm mới cho 13.400 lao động, giảm tỷ lệ hộ nghèo từ 29% xuống còn 24%; 100% xã hoàn thành đề án xây dựng nông thôn mới.
2.1.2.3.Chuyển dịch cơ cấu
Thế mạnh của tỉnh Tuyên Quang là phát triển kinh tế nông nghiệp và dịch vụ, do đó, nông nghiệp và dịch vụ vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong GDP toàn tỉnh những năm qua. Cơ cấu kinh tế của tỉnh đã có những bước chuyển dịch đáng kể theo hướng tăng dần công nghiệp - xây dựng và dịch vụ, giảm dần tỷ trọng nông nghiệp: từ 39,36% khu vực 1; 22,87% khu vực 2; 35,54% khu vực 3 năm 2005 sang 33,10% khu vực 1; 27,95% khu vực 2; 38,59% khu vực 3 năm 2012. Nhìn chung, Tuyên Quang đã thực hiện tốt công tác chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nhưng vẫn chú trọng phát triển thế mạnh kinh tế nông nghiệp, hình thành các vùng chuyên canh sản xuất hàng hóa với những cây trồng là thế mạnh của địa phương như: cây mía, chè, cam, cây nguyên liệu giấy... Đồng thời, đẩy mạnh phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm và phòng, chống dịch bệnh; phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản và du lịch lịch sử văn hoá.
Bảng 2.2. Tổng sản phẩm trên địa bàn theo giá hiện hành phân theo khu vực kinh tế
TT Ngành kinh tế 2005 2009 2010 2011 2012 1 GDP giá thực tế (triệu đồng)
Tổng số 3.467.094 8.592.835 11.223.719 13.641.327 16.273.571 1.1 Nông, lâm nghiệp, thủy sản 1.364.663 3.174.217 4.201.931 5.371.447 5.386.632
1.2 Công nghiệp - xây dựng 870.190 2.078.340 2.477.136 3.054.244 4.549.040 1.3 Dịch vụ 1.232.241 3.340.278 4.544.652 5.215.636 6.337.899 1.3 Dịch vụ 1.232.241 3.340.278 4.544.652 5.215.636 6.337.899 2 Cơ cấu GDP, giá thực tế (%)
Tổng số 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00 2.1 Nông, lâm nghiệp, thủy sản 39,36 40,79 37,44 39,38 33,10
2.2 Công nghiệp - xây dựng 25,10 22,87 22,07 22,39 27,95
2.3 Dịch vụ 35,54 36,34 40,49 38,23 38,95
2.1.2.4.Dân số, lao động và việc làm
Dân số trung bình năm 2010 là trên 72,5 vạn người, trong đó, dân số trong độ tuổi lao động 456.875 người, chiếm hơn 62%. Năm 2012, dân số trong độ tuổi lao động 466.570 người, chiếm hơn 63%. Tỷ lệ lao động ở nông thôn thường xuyên nhiều hơn khu vực thành thị và là lực lượng dồi dào cho sản xuất nông nghiệp. Nguồn lao động của Tuyên Quang có thế mạnh là trẻ, có trình độ văn hóa cấp II và cấp III chiếm trên 50%. Dưới đây là những số liệu miêu tả cụ thể:
Bảng 2.3. Lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc tại thời điểm 1/7 hàng năm phân theo thành thị, nông thôn
Thành phần 2009 2010 2011 2012 Số lượng So với dân số (%) Số lượng So với dân số (%) Số lượng So với dân số (%) Số lượng So với dân số (%) Thành thị 48.141 50,64 51.170 53,58 53.721 55,88 54.623 56,16 Nông thôn 404.234 63,96 405.705 63,87 407.804 63,84 411.947 64,13 Tổng số 452.375 62,22 456.875 62,53 461.525 62,80 466.570 63,08 (Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Tuyên Quang, Niên giám thống kê 2012)
2.1.3. Một số khó khăn về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội đối với nông nghiệp tỉnh Tuyên Quang nông nghiệp tỉnh Tuyên Quang
2.1.3.1. Khó khăn về điều kiện tự nhiên