Giải pháp thị trƣờng và xúc tiến thƣơng mạ

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về nông nghiệp ở tỉnh Tuyên Quang (Trang 79 - 85)

- Hầu hết các công trình thủy lợi cần đầu tư xây dựng trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang đều là các công trình nhỏ, khu tưới không tập trung, địa hình

b. Nguyên nhân của những mặt hạn chế

3.2.9. Giải pháp thị trƣờng và xúc tiến thƣơng mạ

Để tăng giá trị cho mặt hàng nông sản, ổn định đầu ra, đem lại hiệu quả kinh tế và đảm bảo lợi nhuận cho người nông dân, cần phải xây dựng được thị trường tiêu thụ tốt. Muốn làm tốt khâu này, các sở, ban, ngành tỉnh Tuyên Quang cần chú trọng vào một số nhiệm vụ sau:

Sự biến động của thị trường trong giai đoạn gần đây diễn ra phức tạp và khó lường, nhất là thị trường nông sản. Vì mặt hàng nông sản không chỉ chịu tác động của quy luật cung cầu mà còn bị chi phối bởi chính sách bảo hộ giá, chính sách tích trữ lương thực nhằm bảo đảm an ninh lương thực của mỗi nước; yếu tố thiên tai, được và mất mùa của nhiều nơi trên thế giới… Để có thể hạn chế tác động tiêu cực từ những biến động của thị trường nông sản gây ra, tỉnh cần làm tốt công tác dự báo, thông tin thị trường cho người sản xuất và các doanh nghiệp kinh doanh. Muốn hoàn thành nhiệm vụ này, cần xây dựng được đội ngũ cán bộ nghiên cứu có khả năng, trình độ phân tích, xử lý những thông tin từ thị trường và đưa ra những dự báo chính xác cho người nông dân, người sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp. Thêm vào đó, cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến những thông tin về thị trường hàng nông sản một cách rộng rãi qua nhiều kênh như truyền thông đại chúng, mạng lưới khuyến nông, khuyến ngư, trang web của Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Tuyên Quang... để giúp người nông dân, nhà sản xuất, kinh doanh trong nông nghiệp nắm bắt được tình hình thị trường từ đó đưa ra những quyết định phù hợp với nhu cầu của thị trường.

- Sản xuất ra những mặt hàng nông sản có chất lượng, phù hợp với nhu cầu thị trường:

Gia tăng giá trị cho mặt hàng nông sản là yêu cầu lớn nhất ở từng địa phương và trong phạm vi cả nước hiện nay. Chúng ta không chỉ quan tâm đến khâu lựa chọn cây, con giống cho năng xuất cao, thích hợp với nhu cầu của thị trường, mà còn phải chú trọng đến khâu sản xuất, chế biến để có những sản phẩm chất lượng tốt, đảm bảo được các tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm. Vì vậy, các sở, ban, ngành liên quan cần phối hợp để đầu tư thích đáng cho các khâu tạo ra sản phẩm nông nghiệp tốt, nhất là khâu chế biến. Đồng thời, ban hành hệ thống tiêu chuẩn chất lượng cho sản phẩm nông nghiệp. Đó

sẽ là cơ sở để người nông dân sản xuất và là cơ sở để xác định chất lượng sản phẩm khi đưa ra thị trường.

Tỉnh cần đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại, xây dựng thương hiệu, những cơ sở sản xuất uy tín, xây dựng và mở rộng hoạt động thương mại điện tử nhằm giới thiệu và quảng bá những mặt hàng nông nghiệp đặc sản, có giá trị và chất lượng cao. Người nông dân cần được học tập, triển khai những công nghệ, quy trình sản xuất theo những tiêu chuẩn nhất định để tạo ra những sản phẩm an toàn, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

- Đảm bảo tính hiệu quả của các mô hình liên kết kinh tế nhằm bao tiêu sản phẩm cho nông dân:

Liên kết kinh tế, liên kết chuỗi giá trị hay hình thức đơn giản hơn là hợp đồng thương mại trong đầu tư và bao tiêu sản phẩm giữa người nông dân với các cơ sở sản xuất, kinh doanh sẽ thúc đẩy sản xuất, kinh doanh theo hướng có lợi nhất trong khuôn khổ pháp luật và khai thác hiệu quả các tiềm năng nông nghiệp. Nhận thức rõ điều này, ngày 24/06/2002 Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 80/2002/QĐ-TTg về khuyến khích tiêu thụ nông sản hàng hóa thông qua hợp đồng giữa doanh nghiệp với hộ nông dân, tiếp đó, Thủ tướng Chính phủ tiếp tục ban hành Chỉ thị số 25/2008/CT-TTg về việc tăng cường chỉ đạo tiêu thụ nông sản thông qua hợp đồng. Tỉnh Tuyên Quang đã thực hiện nghiêm túc sự chỉ đạo này ở nhiều sản phẩm nông nghiệp, đặc biệt là mía đường, trồng rừng sản xuất, song, hiệu quả của quá trình liên kết chưa thực sự cao, do tính pháp lý của các hợp đồng kinh tế giữa doanh nghiệp và người nông dân chưa rõ ràng, sự qua tâm của chính quyền tới các hợp đồng này cũng chưa sâu sát. Do vậy, tình trạng phá vỡ hợp đồng của người nông dân thường xảy ra khi giá cả ngoài thị trường cao hơn hợp đồng, gây thiệt hại không nhỏ cho các doanh nghiệp. Ngoài ra, người nông dân cũng cần tự liên kết với nhau trong các hợp tác xã, các hội,

làng nghề không để tư thương ép giá và đảm bảo uy tín của sản phẩm hay những hợp đồng kinh tế đã ký.

- Có cơ chế ưu đãi cho tư nhân xây dựng những cơ sở chế biến, xuất khẩu hàng nông sản:

Các sở, ban, ngành của tỉnh cần khuyến khích, tạo điều kiện ưu đãi để các thành phần kinh tế tư nhân tham gia đầu tư, xây dựng những cơ sở chế biến, xuất khẩu hàng nông sản có quy mô lớn và hoạt động hiệu quả. Đây là giải pháp hữu hiệu cho việc tiêu thụ hàng nông sản, nhờ vào lợi thế về quy mô trong bao tiêu sản phẩm, cũng như kinh nghiệm và khả năng nắm bắt thông tin, tìm kiếm thị trường để xuất khẩu. Các cơ sở chế biến nông sản lớn thường gắn với công nghệ chế biến cao, bảo quản hiện đại, không những gia tăng giá trị sản phẩm mà còn giúp ổn định giá cả của nông sản khi vào mùa, mang lại lợi ích lâu dài và kích thích người nông dân sản xuất, tăng vụ, tăng diện tích cây trồng.

- Tham gia các hội chợ triển lãm trong và ngoài tỉnh, đồng thời tham gia hội thi sản phẩm thủ công truyền thống về sáng tạo kiểu dáng, mẫu mã sản phẩm, tăng cường xúc tiến thương mại giới thiệu, quảng bá sản phẩm tìm kiếm đối tác tiêu thụ sản phẩm thị trường trong nước và hướng tới xuất khẩu.

- Tăng cường công tác tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng như truyền hình, đài phát thanh, Internet để người dân tiếp cận những tiến bộ kỹ thuật, thông tin thị trường để quảng bá, giới thiệu sản phẩm ngành nghề nông thôn, giá cả và các vấn đề liên quan đến sản xuất và tiêu thụ hàng hoá.

KẾT LUẬN

Nông nghiệp là ngành sản xuất lâu đời, cung cấp lương thực phẩm thiết yếu cho con người, vì vậy, cùng với sự tiến bộ, phát triển của khoa học kỹ thuật và sự biến đổi khí hậu trên toàn cầu, đòi hỏi nông nghiệp phải có những bước chuyển biến để một mặt, tận dụng được tối đa những lợi thế, mặt khác, hạn chế đến mức tối thiểu những khó khăn nhằm góp phần chung vào phát triển kinh tế - xã hội.

Tuyên Quang là một tỉnh đang trong quá trình đẩy mạnh thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn, nên, cùng với những thuận lợi của nền kinh tế thị trường và quá trình hội nhập sâu rộng vào kinh tế khu vực và thế giới, tỉnh cũng đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức cũng như chịu nhiều tác động từ những yếu tố của điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội; phạm vi, đối tượng quản lý của nhà nước đối với nông nghiệp vừa rộng vừa có quan hệ với các ngành, lĩnh vực kinh tế - xã hội khác. Vì vậy, để thực hiện thắng lợi các mục tiêu, định hướng và nhiệm vụ phát triển nông nghiệp trong thời gian tới, đòi hỏi công tác quản lý nhà nước của chính quyền tỉnh Tuyên Quang đối với nông nghiệp phải được hoàn thiện, công tác lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện các giải pháp nêu trên phải triệt để và có hiệu quả; đồng thời, cần phải chú trọng xây dựng bộ máy quản lý nhà nước thật sự trong sạch, vững mạnh, có tầm nhìn chiến lược; không ngừng cải tiến công tác quản lý nhà nước đối với nông nghiệp trên địa bàn tỉnh và có sự chuẩn bị từng bước các nguồn lực, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ của phát triển nông nghiệp.

Luận văn đã tập trung giải quyết một số nội dung sau:

Thứ nhất, hệ thống hoá một số nội dung về nông nghiệp, quản lý nhà

nước và các nhân tố tác động trong quản lý nhà nước đối với nông nghiệp của chính quyền cấp tỉnh. Đánh giá công tác quản lý nhà nước trong phát triển nông nghiệp hai địa phương đạt nhiều thành tựu về phát triển nông nghiệp là

tỉnh Yên Bái và tỉnh Vĩnh Phúc để rút ra bài học kinh nghiệm cho tỉnh Tuyên Quang về quản lý nhà nước trong nông nghiệp.

Thứ hai, đánh giá tổng quan tình hình phát triển nông nghiệp tỉnh Tuyên Quang. Phân tích thực trạng quản lý nhà nước đối với nông nghiệp ở tỉnh Tuyên Quang, xác định những kết quả đạt được, nguyên nhân và những hạn chế trong quản lý nhà nước đối với nông nghiệp trên địa bàn tỉnh.

Thứ ba, trên cơ sở các quan điểm, mục tiêu và phương hướng phát triển nông nghiệp trên địa bàn tỉnh được Tỉnh ủy (Khoá XV) đề ra, luận văn đề xuất một hệ thống giải pháp cơ bản và thiết yếu để hoàn thiện công tác quản lý nhà nước đối với nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang trong thời gian tới.

Mặc dù đã cố gắng bám sát phạm vi, đối tượng nghiên cứu, song nội dung của luận văn không thể tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế. Vì vậy, tác giả rất mong nhận được sự góp ý, chỉ dẫn của các nhà khoa học, các chuyên gia kinh tế để luận văn được hoàn thiện hơn, góp phần nâng cao về mặt lý luận và thực tiễn trong nhận thức và áp dụng có hiệu quả công tác quản lý nhà nước đối với nông nghiệp nói chung, công tác quản lý nhà nước trong nông nghiệp của tỉnh Tuyên Quang nói riêng.

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về nông nghiệp ở tỉnh Tuyên Quang (Trang 79 - 85)