- Hầu hết các công trình thủy lợi cần đầu tư xây dựng trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang đều là các công trình nhỏ, khu tưới không tập trung, địa hình
b. Nguyên nhân của những mặt hạn chế
3.1.2. Định hƣớng phát triển nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang trong thời gian tớ
Quang trong thời gian tới
Báo cáo Chính trị tại Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Tuyên Quang lần
thứ XV (năm 2010) nhiệm kỳ 2011 - 2015 đã xác định hướng phát triển nông
nghiệp trên địa bàn tỉnh là phát triển vững chắc nông, lâm nghiệp, thủy sản theo hướng sản xuất hàng hóa tập trung, chuyên canh, gắn với xây dựng nông thôn mới, tạo chuyển biến mạnh về đời sống nông dân và bộ mặt nông thôn. Cụ thể là:
- Phát triển các vùng chuyên canh, vùng nguyên liệu, tập trung phục vụ công nghiệp chế biến; đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, tạo chuyển biến về năng suất, chất lượng và hiệu quả, tăng giá trị kinh tế trên một đơn vị diện tích. Chuyển đổi cơ cấu giống và đầu tư thâm canh: mía, chè, nhất là chè đặc sản để đạt năng suất cao, chất lượng tốt. Phát triển các vùng sản xuất một số giống cây chủ lực phù hợp với điều kiện tự nhiên, như: lạc, đậu tương, rau, cây ăn quả và một số nông sản hàng hoá có hiệu quả kinh tế. Quy hoạch và quản lý chặt chẽ diện tích đất chuyên trồng lúa nước, đảm bảo vững
chắc an ninh lương thực trên địa bàn tỉnh.
- Tận dụng lợi thế để phát triển mạnh chăn nuôi theo hướng sản xuất hàng hoá, quy mô công nghiệp và bán công nghiệp, chú trọng phát triển chăn nuôi đại gia súc hàng hoá như trâu thịt, bò thịt. Tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp chăn nuôi bò sữa nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Quy hoạch, mở rộng diện tích nuôi trồng thuỷ sản, phấn đấu tăng sản lượng và giá trị thủy sản.
- Thực hiện đồng bộ các giải pháp phát triển mạnh kinh tế lâm nghiệp, tạo điều kiện để người trồng rừng tăng thu nhập và tiến tới làm giàu như tiếp tục hoàn thiện chính sách khuyến khích đầu tư, huy động nguồn lực phát triển kinh tế lâm nghiệp; khẩn trương hoàn thành giao rừng trồng gắn với giao đất lâm nghiệp theo quy hoạch. Làm tốt công tác bảo vệ rừng, phát triển vùng nguyên liệu tập trung, đi đôi với khai thác hợp lý diện tích rừng trồng, bảo đảm nguyên liệu phục vụ công nghiệp sản xuất giấy, bột giấy và công nghiệp chế biến gỗ của tỉnh. Phấn đấu giai đoạn 2011 - 2015 trồng trên 78.000ha rừng tập trung.
- Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, trọng tâm là xây dựng và phát triển nông thôn mới, tập trung hoàn thành quy hoạch 100% số xã và phấn đấu đến năm 2015 trên 5% số xã đạt chuẩn nông thôn mới. Thực hiện tốt các cơ chế và giải pháp để giải phóng mạnh lực lượng sản xuất trong khu vực nông thôn, nhất là về đất đai, vốn và lao động. Thực hiện có hiệu quả các chủ trương, chính sách của Trung ương về phát triển kinh tế nông thôn, chính sách tín dụng, khuyến nông, đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Khuyến khích phát triển công nghiệp, dịch vụ ở khu vực nông thôn để giải quyết việc làm, chuyển dịch cơ cấu lao động; nhân rộng mô hình kinh tế trang trại, các mô hình kinh tế nông thôn có hiệu quả; tạo mối liên kết chặt chẽ giữa sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm. Huy động
nguồn lực đầu tư xây dựng cơ sở vật chất hạ tầng nông thôn, nhất là hệ thống giao thông, thuỷ lợi, các thiết chế văn hoá, công trình phục vụ sản xuất và sinh hoạt của nhân dân. Đồng thời với phát triển kinh tế, quan tâm phát triển văn hoá - xã hội, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá, bảo vệ môi trường, bảo đảm an ninh, trật tự và xây dựng hệ thống chính trị ở khu vực nông thôn. Chủ động thực hiện có hiệu quả các giải pháp phòng, chống lụt bão, giảm nhẹ thiên tai.
- Triển khai thực hiện có hiệu quả giải phóng mặt bằng bảo đảm tiến độ các dự án đầu tư, làm tốt công tác di chuyển, bố trí, ổn định và nâng cao đời sống của nhân dân tái định cư thủy điện ở Tuyên Quang. Chú trọng quy hoạch, bố trí dân cư nông thôn; di chuyển các hộ dân sinh sống ở những khu vực rừng đặc dụng, rừng phòng hộ xung yếu, vùng nguy hiểm do thiên tai đến định cư tại nơi an toàn, có điều kiện phát triển [6, tr.95 - 98].