bổ sung nhiều vốn đầu tư và máy móc sản xuất nông nghiệp hiện đại. Việc tham gia vào thị trường thế giới đòi hỏi cơ cấu kinh tế nông nghiệp phải chuyển dịch theo hướng sản xuất hàng hoá, trình độ kinh doanh của các đơn vị sản xuất nông nghiệp cũng phải được nâng lên, hệ thống luật pháp, chính sách cũng phải phù hợp với sân chơi quốc tế. Tuy nhiên, khi tham gia vào quá trình toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế, nông nghiệp cũng gặp không ít khó khăn, bởi sự cạnh tranh về giá cả cùng những biến động của thị trường… Như vậy, tham gia vào quá trình toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế là một tất yếu khách quan, đem lại cả những thời cơ, thuận lợi và cả những thách thức, khó khăn. Mặc dầu vậy, những khó khăn, thách thức mà toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế đem lại cho sự phát triển nông nghiệp hoàn toàn có thể khắc phục bằng những cơ chế, chính sách phù hợp để xây dựng một nền nông nghiệp phát triển và thực hiện những mục tiêu kinh tế, chính trị, xã hội đã đề ra.
1.3. Kinh nghiệm của một số địa phƣơng về quản lý nhà nƣớc trong nông nghiệp nông nghiệp
Thực hiện quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn, Đảng và Nhà nước ta đã đề ra định hướng phát triển nông nghiệp trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nền kinh tế quốc dân. Thời gian qua nhiều tỉnh trong cả nước đã nỗ lực hoàn thiện công tác quản lý nhà nước đối
với nông nghiệp nhằm khai thác tiềm năng và thế mạnh của từng địa phương, điển hình là các tỉnh như Yên Bái, Vĩnh Phúc, Thái Bình, Nghệ An, Vĩnh Long... Tuy nhiên, luận văn chỉ lựa chọn nghiên cứu, hai trường hợp là tỉnh Yên Bái và Vĩnh Phúc để tìm hiểu kinh nghiệm quản lý nhà nước đối với nông nghiệp ở hai tỉnh này, vì, ngoài những thành công trong phát triển kinh tế nói chung, phát triển nông nghiệp nói riêng, đây là hai tỉnh liền kề, lại có sự gần giống về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội so với tỉnh Tuyên Quang.