Tập trung đào tạo nguồn nhân lực cho quản lý nhà nƣớc về nông nghiệp và phát triển nông nghiệp

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về nông nghiệp ở tỉnh Tuyên Quang (Trang 71)

- Hầu hết các công trình thủy lợi cần đầu tư xây dựng trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang đều là các công trình nhỏ, khu tưới không tập trung, địa hình

b. Nguyên nhân của những mặt hạn chế

3.2.3. Tập trung đào tạo nguồn nhân lực cho quản lý nhà nƣớc về nông nghiệp và phát triển nông nghiệp

nông nghiệp và phát triển nông nghiệp

Con người là nguồn lực quan trọng trong các nguồn lực kinh tế, đóng góp rất lớn vào phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt trong thời đại kinh tế tri thức. Nông nghiệp muốn tăng trưởng cao, sản phẩm nông nghiệp tạo ra có chất lượng, có sức cạnh tranh lớn trên thị trường, cần phải áp dụng những quy trình, công nghệ sản xuất mới, ứng dụng những thành tựu tiên tiến của khoa học, kỹ thuật hiện đại vào sản xuất nông nghiệp. Để thực hiện được điều này, cần phải khắc phục những hạn chế về trình độ của đội ngũ những người lao động, quản lý trong nông nghiệp, để họ có trình độ, sự hiểu biết và có kỹ năng lao động, kỹ năng quản lý cao. Do vậy, để phát triển nền nông nghiệp theo hướng hiện đại, nâng cao giá trị các sản phẩm nông nghiệp, tỉnh Tuyên Quang cần quan tâm tới công tác đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao chất lượng nguồn

nhân lực trong nông nghiệp. Cụ thể là:

- Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Tuyên Quang cần mở nhiều lớp tập huấn ngắn hạn cho bà con nông dân để họ nắm bắt được những quy trình, công nghệ, kỹ thuật sản xuất mới như: sản xuất theo tiêu chuẩn GAP, quản lý dịch hại tổng hợp... Đồng thời, cử các cán bộ, kỹ thuật viên xuống tận cơ sở để hướng dẫn cụ thể cho người nông dân cách làm. Tăng cường tuyên truyền, phổ biến qua đài phát thanh, truyền hình để phổ biến rộng rãi những kiến thức cơ bản trong sản xuất nông nghiệp, những quy trình, kỹ thuật sản xuất mới cho bà con nông dân. Ngoài ra, cần tập huấn, phổ biến kiến thức về thị trường, kiến thức về hội nhập kinh tế cho nông dân để ngăn chặn tình trạng vì lợi nhuận trước mắt chạy theo “sốt ảo” thị trường, tập trung sản xuất một mặt hàng nào đó ồ ạt, dẫn tới hậu quả là người nông dân chịu nhiều thua lỗ, không biết nuôi trồng, sản xuất cây, con gì cho lợi nhuận cao; vì sau khi “cơn sốt ảo” qua đi, sản phẩm bị mất giá,… Để làm được điều này, cũng cần có một đội ngũ những cán bộ, kỹ thuật viên nông nghiệp đầy đủ cả về chất lượng và số lượng.

- Nền nông nghiệp hiện đại cần sử dụng máy móc, thiết bị kỹ thuật cao trong sản xuất, do đó để ứng dụng và vận hành tốt, cần có những chính sách tạo điều kiện thu hút nguồn lao động chất lượng cao từ những học sinh, sinh viên giỏi theo ngành nông nghiệp về phục vụ quê hương. Trong quá trình thực hiện, cần kịp thời điều chỉnh, bổ sung chính sách thu hút lao động chất lượng cao theo yêu cầu mới, có chế độ đãi ngộ thoả đáng để người lao động có động lực và phát huy trí tuệ trong các cơ quan Nhà nước quản lý nông nghiệp, vì đây sẽ là đội ngũ lao động chất lượng cao tương lai phục vụ cho nông nghiệp phát triển, là đội ngũ ứng dụng tốt khoa học kỹ thuật, sử dụng được những chuyển giao công nghệ sản xuất vào nền nông nghiệp của tỉnh Tuyên Quang, thúc đẩy nền nông nghiệp Tuyên Quang ngày càng hiện

đại. Đồng thời, cần tăng mức ràng buộc các đối tượng được hưởng chính sách theo hướng cao hơn nhằm nâng cao trách nhiệm của người lao động trong công việc được giao.

- Các sở, ban, ngành tỉnh Tuyên Quang nên sớm rà soát chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy của Trung tâm Khuyến nông, các trường nghề… để điều chỉnh, bổ sung sao cho hoạt động hiệu quả, tránh sự trùng lặp, đùn đẩy trách nhiệm giữa các cơ quan có liên quan, nâng cao tinh thần trách nhiệm trong giải quyết các vấn đề liên quan tới hoạt động sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh. Nghiên cứu thành lập Trung tâm dự báo và thông tin thị trường lao động để dự báo về nhu cầu lao động kỹ thuật, ngành nghề đào tạo trung và dài hạn, đáp ứng yêu cầu trong ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp theo hướng hiện đại. Đồng thời, nâng cao năng lực quản lý nhà nước về dạy nghề; tạo sự gắn kết chặt chẽ giữa cơ quan quản lý nhà nước về dạy nghề, cơ sở đào tạo với người học, cơ sở sản xuất để xây dựng kế hoạch đào tạo và sử dụng lao động đã qua đào tạo nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, tránh lãng phí xã hội về đào tạo nghề. Triển khai thực hiện có hiệu quả Đề án đào tạo nghề, tăng nhanh về số lượng và hiệu quả đào tạo theo nhu cầu phát triển nông nghiệp của tỉnh. Đẩy mạnh thực hiện công tác đào tạo nghề theo hướng xã hội hoá, khuyến khích cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp tham gia đào tạo, thành lập cơ sở đào tạo, liên kết với các cơ sở đào tạo trong và ngoài nước, nâng cao chất lượng đào tạo, đáp ứng được yêu cầu sử dụng lao động.

- Quan tâm đào tạo chất lượng nguồn nhân lực có trình độ kiến thức chuyên môn cho đội ngũ cán bộ huyện, xã; chú trọng đào tạo và bồi dưỡng các thợ lành nghề, thợ có tay nghề cao và các nghệ nhân để phục vụ sản xuất các sản phẩm có chất lượng, mẫu mã đẹp đáp ứng thị hiếu người tiêu dùng.

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về nông nghiệp ở tỉnh Tuyên Quang (Trang 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)