Bài học rút ra cho tỉnh Tuyên Quang về quản lý nhà nƣớc trong nông nghiệp

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về nông nghiệp ở tỉnh Tuyên Quang (Trang 31 - 33)

trong nông nghiệp

Mặc dù tùy vào điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của mỗi tỉnh khác nhau nên định hướng phát triển nông nghiệp cũng khác nhau, song, từ bài học kinh nghiệm quản lý nhà nước đối với nông nghiệp ở hai tỉnh trên, có thể rút ra bài học kinh nghiệm về quản lý nhà nước đối với nông nghiệp ở tỉnh Tuyên Quang như sau:

Một là, cần nâng cao chất lượng quy hoạch và quản lý thực hiện quy

hoạch phát triển nông nghiệp, trong đó phải dự báo sát thực tế về thị trường, nhu cầu vốn và nguồn lao động phục vụ phát triển nông nghiệp nói chung, phát triển ngành nông nghiệp có lợi thế và tiềm năng nói riêng.

Hai là, tạo môi trường thuận lợi để thu hút vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp mà trước hết là đầu tư phát triển cơ sở vật chất hạ tầng; có chính sách để giảm giá xây dựng cơ sở vật chất hạ tầng nông thôn. Đẩy mạnh thực hiện cải cách thủ tục hành chính liên quan đến các hoạt động đầu tư theo hướng đơn giản, minh bạch, “một cửa, một dấu”, Nhà nước phải đồng hành cùng doanh nghiệp để giải quyết vướng mắc, khó khăn trong hoạt động sản xuất, kinh doanh. Triển khai tín dụng thông qua các tổ chức đoàn thể ở cơ sở, các tổ nhóm tiết kiệm vay vốn nhằm mang lại hiệu quả thiết thực đối với người dân nông thôn, người nghèo thiếu vốn sản xuất.

Ba là, phát triển nguồn nhân lực đủ về số lượng và chất lượng đáp ứng yêu cầu phát triển nông nghiệp, gắn với đào tạo, chuyển giao khoa học kỹ thuật. Vì đây là khâu cơ bản để việc quản lý nhà nước về nông nghiệp đạt hiệu quả tối ưu; đồng thời, làm tốt khâu phát triển nguồn nhân lực sẽ góp phần cơ bản cho việc kiện toàn, củng cố bộ máy quản lý nhà nước về nông nghiệp.

Bốn là, làm tốt công tác tuyên truyền, thực hiện nghiêm chỉnh và đầy

tác, phân công trách nhiệm cho từng đơn vị, cá nhân; thường xuyên kiểm tra, đôn đốc quá trình thực hiện; đồng thời có sự điều chỉnh kịp thời từ các chính sách cấp quốc gia và cấp tỉnh.

Năm là, tăng cường sự phối hợp giữa các sở, ban, ngành liên quan ở

các cấp, đặc biệt là cấp cơ sở và nhân dân trong quá trình xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện và kiểm tra, giám sát sản xuất, kinh doanh nông nghiệp. Đẩy mạnh phân cấp cho cơ sở, lồng ghép các chương trình, dự án trong quá trình xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện.

Sáu là, phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hoá cần xây dựng dự án,

kế hoạch cụ thể, gắn với chế biến và thị trường tiêu thụ, chú trọng đến các hoạt động giúp nâng cao tính cạnh tranh và giảm thiểu những rào cản về thị trường nhằm cải thiện việc tiếp cận thị trường, đem lại hiệu quả sản xuất cao hơn cho người nông dân.

CHƢƠNG 2

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về nông nghiệp ở tỉnh Tuyên Quang (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)