Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các chủ thể đối với chủ trƣơng, chính sách về phát triển nông nghiệp

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về nông nghiệp ở tỉnh Tuyên Quang (Trang 67 - 69)

- Hầu hết các công trình thủy lợi cần đầu tư xây dựng trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang đều là các công trình nhỏ, khu tưới không tập trung, địa hình

b. Nguyên nhân của những mặt hạn chế

3.2.1. Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các chủ thể đối với chủ trƣơng, chính sách về phát triển nông nghiệp

trƣơng, chính sách về phát triển nông nghiệp

Tăng cường tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, chính sách phát triển nông nghiệp, tạo sự chuyển biến tích cực trong nhận thức và đổi mới tư duy kinh tế về quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ và vai trò của phát triển nông nghiệp đối với sự phát triển kinh tế - xã hội cho toàn thể cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và nhân dân để tạo sự đồng thuận, hưởng ứng của cả hệ thống chính trị trong thực hiện nhiệm vụ phát triển nông nghiệp trên địa bàn tỉnh. Tiếp tục quán triệt và thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả các nội dung của Nghị quyết Trung ương 7 (Khóa X) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn; Chương trình hành động số 18-CTr/TU, ngày 27/10/2008 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh trong toàn bộ hệ thống chính trị. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, làm cho cán bộ, đảng viên và nhân dân, nhất là nông dân nhận thức đầy đủ, sâu sắc sự quan tâm của Đảng, Nhà nước đối với nông nghiệp, nông dân, nông thôn; về yêu cầu trong quản lý, phát triển nông nghiệp, vai trò chủ

thể của người nông dân trong quá trình phát triển, xây dựng nông thôn mới, từ đó có những hành động cụ thể để đóng góp công sức trong phát triển kinh tế - xã hội nói chung và phát triển nông nghiệp nói riêng.

Nông nghiệp phát triển có tác động mạnh mẽ đến đời sống của nhân dân, cũng như thúc đẩy phát triển nhiều ngành nghề khác. Nhận thức đúng đắn vai trò của nông nghiệp là cơ sở có ý nghĩa đối với lý luận và thực tiễn để đẩy nhanh tiến độ xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh theo 19 tiêu chí của Chính phủ. Trong công tác tuyên truyền, cần xác định rõ đối tượng tuyên truyền là cán bộ, đảng viên, nhân dân, các doanh nghiệp, các hợp tác xã sản xuất kinh doanh nông nghiệp, các hộ nông dân tỉnh Tuyên Quang và nội dung cần tập trung tuyên truyền là vị trí, vai trò, ý nghĩa, tầm quan trọng của quản lý nhà nước trong phát triển nông nghiệp; những chủ trương, chính sách, kế hoạch phát triển nông nghiệp của Nhà nước. Cụ thể là:

- Đối với cán bộ cấp tỉnh (các đồng chí Tỉnh ủy viên, trưởng các sở, ban, ngành, đoàn thể), hàng năm, cần tổ chức lớp bồi dưỡng kiến thức ngắn hạn với những nội dung về quản lý nói chung, về quản lý, phát triển nông nghiệp nói riêng; những vấn đề trong lãnh đạo, chỉ đạo phát triển kinh tế - xã hội. Bên cạnh đó, tổ chức các đoàn đi học tập thực tế từ các mô hình làm kinh tế giỏi ở nông thôn của các địa phương trong nước và đi nghiên cứu mô hình nông nghiệp sinh thái, nông nghiệp công nghệ cao ở một số nước như Thái Lan, Hàn Quốc, Israel...

- Đối với cán bộ chủ chốt, cán bộ chuyên môn ở cơ sở, hàng năm cần tổ chức một số lớp bồi dưỡng ngắn hạn nhằm quán triệt, nâng cao nhận thức về phát triển nông nghiệp, làm thế nào để phát triển nông nghiệp, quản lý và yêu cầu của quản lý trong phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới. Tổ chức các đoàn đi học tập, nghiên cứu các mô hình xây dựng, phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới thành công ở một số địa phương trong nước.

- Đối với nông dân, cần thường xuyên tuyên truyền thông qua hệ thống Đài truyền hình, truyền thanh tỉnh về những định hướng phát triển nông nghiệp, tuyên truyền các nội dung chủ yếu của phát triển nông nghiệp; đề cập một cách cụ thể người nông dân phải làm những gì, làm như thế nào và được hưởng lợi gì trong phát triển nông nghiệp; nêu gương điển hình, mô hình tiên tiến trong phát triển nông nghiệp.

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về nông nghiệp ở tỉnh Tuyên Quang (Trang 67 - 69)