Kinh nghiệm quản lý nhà nƣớc đối với phát triển nông nghiệp ở tỉnh Yên Bá

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về nông nghiệp ở tỉnh Tuyên Quang (Trang 27)

ở tỉnh Yên Bái

Yên Bái là tỉnh miền núi nằm sâu trong nội địa, là 01 trong 13 tỉnh vùng núi phía Bắc, nằm giữa 2 vùng Đông Bắc và Tây Bắc. Yên Bái là đầu mối và trung độ của các tuyến giao thông đường bộ, đường sắt, đường thuỷ từ Hải Phòng, Hà Nội lên cửa khẩu ở tỉnh Lào Cai, là một lợi thế trong việc giao lưu với các tỉnh bạn, với các thị trường lớn trong và ngoài nước. Theo số liệu thống kê năm 2012, tổng diện tích đất tự nhiên toàn tỉnh là 688.627,64ha trong đó diện tích nhóm đất nông nghiệp là 582.906,87ha, chiếm 84,65% diện tích đất tự nhiên; diện tích nhóm đất phi nông nghiệp là 53.711,30ha chiếm 7,80%; diện tích đất chưa sử dụng là 52.009,47ha chiếm 7,55%. Trong tổng diện tích đất nông nghiệp, đất sản xuất nông nghiệp là 107.598,08ha; đất lâm nghiệp 473.657,90ha; đất nuôi trồng thủy sản 1.588,34ha, còn lại là đất nông nghiệp khác. Kết cấu đất Yên Bái chủ yếu là đất xám (chiếm 82,37%), còn lại là đất mùn alít, đất phù sa, đất glây, đất đỏ… Có thể nói, cũng như Tuyên Quang, Yên Bái có lợi thế để phát triển nông, lâm, thủy sản gắn với vùng nguyên liệu: trồng rừng và chế biến giấy, bột giấy, ván nhân tạo; trồng và chế biến quế, chè, cà phê, sắn, hoa quả…; nuôi trồng và chế biến thuỷ sản. Năm 2012, tổng diện tích gieo trồng cây lương thực có hạt là 65.292ha, tổng sản lượng lương thực có hạt đạt 272.817,2 tấn; trong đó, sản lượng thóc 198.330

tấn, ngô: 74.487,2 tấn. Có được những điều kiện và kết quả này, một phần do tỉnh Yên Bái đã chú trọng việc quản lý nhà nước trong phát triển nông nghiệp. Cụ thể là:

- Chính quyền cấp tỉnh đã luôn chú trọng công tác quy hoạch phát triển nông nghiệp, xây dựng quy hoạch phát triển nông nghiệp, định hướng tầm nhìn chiến lược được thể hiện rõ nhằm phát triển nông nghiệp trong từng giai đoạn cụ thể; dự báo về nhu cầu vốn, sự đầu tư và lao động...

- Quan tâm đầu tư phát triển cơ sở vật chất hạ tầng nông thôn, tỉnh đã vận động các thành phần kinh tế tham gia đầu tư, xây dựng hạ tầng nông thôn; lựa chọn nhà đầu tư có tiềm lực, quyết tâm cao rót vốn đầu tư; xem việc đầu tư xây dựng cơ sở vật chất hạ tầng nông thôn với chất lượng tốt là một nhân tố quan trọng quyết định tính hấp dẫn thu hút các nhà đầu tư vào phát triển nông nghiệp...

- Các cơ quan quản lý nhà nước luôn tích cực đẩy mạnh thực hiện cải cách thủ tục hành chính theo hướng đơn giản, nhanh chóng, nâng cao tinh thần trách nhiệm phục vụ nông dân sản xuất, tiết kiệm chi phí, giảm giá thành và nâng cao chất lượng nông sản; các cơ quan quản lý nhà nước trực tiếp tại các xã, thôn, bản đã thực hiện hầu hết thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, theo hướng đơn giản hóa các thủ tục. Đây là bước cải cách hành chính mạnh mẽ và đã phát huy tác dụng trong phát triển kinh tế - xã hội.

- Thu hút đầu tư phát triển nông nghiệp, để mời gọi đầu tư phát triển nông nghiệp, bên cạnh ban hành nhiều cơ chế, chính sách thu hút đầu tư, tỉnh đã chú trọng lập các đoàn công tác đi xúc tiến đầu tư tại nhiều tỉnh, địa phương trong và ngoài nước nhằm quảng bá, kêu gọi các tập đoàn kinh tế có tiềm năng đầu tư vào nông nghiệp và tiểu thủ công nghiệp. Chính quyền tỉnh quan tâm và kịp thời giải quyết các vướng mắc, khó khăn trong sản xuất và mời gọi đầu tư. Ngoài đầu tư và mời gọi đầu tư cho phát triển nông nghiệp,

tỉnh không ngừng nâng cao chất lượng nhiều ngành hỗ trợ khác.

Mặc dù công tác quản lý nhà nước có nhiều thành công, tuy nhiên nông nghiệp Yên Bái còn yếu ở sự phối hợp chỉ đạo chuyên môn và khâu tuyên truyền, giáo dục, đào tạo cho người nông dân, như: việc như triển khai, mở rộng các mô hình còn bị hạn chế do chưa làm tốt việc đánh giá, tổng kết các mô hình sản xuất, kinh doanh tiên tiến; việc đi sâu đổi mới phương pháp đào tạo cho phù hợp kinh tế thị trường còn chậm. Điều này do năng lực cán bộ khuyến nông không đồng đều, một số khuyến nông viên cơ sở hoạt động còn kém hiệu quả; kinh phí cho hoạt động khuyến nông còn nhiều bất cập; hoạt động khuyến nông tại vùng cao, vùng sâu chưa thực sự sôi nổi, lực lượng cán bộ khuyến nông biết tiếng dân tộc còn ít.

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về nông nghiệp ở tỉnh Tuyên Quang (Trang 27)