Cơ hội và thách thức đối với phát triển nông nghiệp tỉnh Tuyên Quang thời gian tớ

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về nông nghiệp ở tỉnh Tuyên Quang (Trang 61 - 64)

- Hầu hết các công trình thủy lợi cần đầu tư xây dựng trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang đều là các công trình nhỏ, khu tưới không tập trung, địa hình

b. Nguyên nhân của những mặt hạn chế

3.1.1. Cơ hội và thách thức đối với phát triển nông nghiệp tỉnh Tuyên Quang thời gian tớ

Quang thời gian tới

3.1.1.1. Những cơ hội

- Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm đến phát triển nông nghiệp và khẳng định đây là một nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Điều này được thể hiện qua nhiều chủ trương, chính sách phát triển nông nghiệp, như: Nghị quyết số 26-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương về nông nghiệp, nông dân, nông thôn; Quyết định số 124-QĐ/TTg của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển sản xuất ngành nông nghiệp đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030hay mới đây Chính phủ đã phê Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp.

- Nông nghiệp Việt Nam đã có những bước phát triển vượt bậc: giá trị sản xuất và giá trị gia tăng đã liên tục tăng trong một thời gian dài, sản lượng hàng hóa ngày càng tăng, thu nhập và đời sống của dân cư nông thôn ngày càng được cải thiện, thị trường tiêu thụ nông sản được mở rộng cả trong và ngoài nước. Tiêu thụ nông sản trong nước đã góp phần quan trọng cân đối cung cầu, bình ổn thị trường, nhất là đối với những mặt hàng thiết yếu phục vụ đời sống của nhân dân, bảo đảm đầu ra cho sản xuất nông nghiệp, đặc biệt trong giai đoạn kinh tế thế giới suy thoái.

- Những tiến bộ kỹ thuật được áp dụng rộng rãi trong nông nghiệp, đưa công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp, cơ giới hoá sản xuất, chú trọng đầu tư công nghiệp chế biến đã góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất nông nghiệp

theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

- Trong những năm qua, nông nghiệp tỉnh Tuyên Quang đã có đóng góp quan trọng vào phát triển kinh tế - xã hội toàn tỉnh, sản lượng lương thực luôn ổn định; chăn nuôi phát triển cả về chủng loại, cơ cấu và sản lượng; nuôi trồng thủy sản bước đầu đã đem lại hiệu quả, tạo thu nhập và việc làm cho nhiều hộ dân; diện tích rừng luôn được quan tâm chăm sóc và trồng mới. Ngoài việc tập trung cho phát triển sản xuất, tỉnh còn đầu tư phát triển cơ sở vật chất hạ tầng nông nghiệp, nông thôn. Do vậy, nông nghiệp, nông thôn và nông dân có bước chuyển biến tích cực, diện mạo nông thôn được khởi sắc, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân được nâng lên, đang từng bước hoàn thành các tiêu chí xây dựng nông thôn mới.

3.1.1.2. Những thách thức

- Nông nghiệp cả nước nói chung, tỉnh Tuyên Quang nói riêng thời gian qua chủ yếu tăng trưởng theo chiều rộng thông qua việc tăng vụ và tăng các yếu tố đầu vào của sản xuất (lao động, vốn, vật tư...). Sản xuất nông nghiệp đã và đang có dấu hiệu gây tác động tiêu cực đến môi trường như mất đa dạng sinh học, suy thoái tài nguyên thiên nhiên, ô nhiễm nguồn nước, tăng chi phí sản xuất và đe dọa tính bền vững của tăng trưởng.

- Tác động tiềm ẩn của biến đổi khí hậu đang trở thành một vấn đề rất đáng quan ngại, đe dọa sự phát triển nông nghiệp trên phạm vi cả nước. Bởi, hậu quả của sự biến đổi khí hậu là hạn hán, bão tố, mưa trái mùa, giông mạnh kèm theo sét và lốc xoáy, mưa đá, lũ quét... diễn biến thất thường sẽ khiến cho một lượng lớn đất bị thoái hóa; làm thiếu hụt nguồn nước tưới và nước sinh hoạt, dễ gây hỏa hoạn, cháy rừng gia tăng; cây trồng, vật nuôi bị tác động, có nguy cơ suy giảm sản lượng trầm trọng. Không nằm ngoài sự tác động của biến đổi khí hậu, nông nghiệp của tỉnh Tuyên Quang đang phải đối mặt với hiện tượng lũ ống, lũ quét; khí hậu thất thường, làm ảnh hưởng trực

tiếp đến năng suất, sản lượng cây trồng và vật nuôi. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để giữ được sự tăng trưởng kinh tế cao mà vẫn vừa bảo vệ được môi trường, vừa ứngphó có hiệu quả với những tác hại của biến đối khí hậu.

- Dịch vụ và cơ sở vật chất hạ tầng hỗ trợ cho việc phát triển nông nghiệp vẫn chưa theo kịp với đà tăng trưởng kinh tế của toàn xã hội.

- Việc cải cách hành chính, thể chế còn chậm, môi trường pháp lý đầu tư kinh doanh còn nhiều bất cập, thị trường đất đai, lao động, vốn, công nghệ chưa vận hành một cách thuận lợi.

- Thời gian tới, nguồn lực cho tăng trưởng nông nghiệp đã thiếu lại phải cạnh tranh với các ngành công nghiệp và dịch vụ.

- Chí phí sản xuất ngày càng cao cũng bắt đầu làm giảm khả năng cạnh tranh của nông nghiệp Việt Nam với vị thế nhà sản xuất “chi phí thấp” trên trường quốc tế.

- Nông nghiệp Việt Nam nói chung, của tỉnh Tuyên Quang nói riêng trên thực tế đa phần vẫn sản xuất theo quy mô nhỏ lẻ, manh mún, mang nặng tính tự cung tự cấp; nông nghiệp đang phát triển chủ yếu theo chiều rộng, chưa chú ý đến chiều sâu, gia tăng giá trị nông nghiệp hàng hóa; công nghệ chế biến và sản xuất, bảo quản sau thu hoạch còn lạc hậu, chưa được quan tâm đầu tư dẫn đến năng suất, độ đồng đều, chất lượng sản phẩm còn thấp, giá cả và khả năng cạnh tranh của hàng nông sản trên thị trường chưa cao.

3.1.1.3. Những yêu cầu đặt ra

- Nông nghiệp sẽ phải nâng cao vị thế cạnh tranh trên cơ sở nâng cao chất lượng, gia tăng giá trị và an toàn vệ sinh thực phẩm. Điều này có thể đạt được thông qua tận dụng tiềm năng và cơ hội để nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp cũng như giá trị gia tăng hàng nông sản, đồng thời giảm tác động tiêu cực đến môi trường.

- Cần có những thay đổi tích cực góp phần xây dựng nông nghiệp tiên tiến, tạo nền tảng cho một nền kinh tế công nghiệp hiện đại, góp phần bảo tồn văn hóa truyền thống, ổn định xã hội, xây dựng nông thôn Việt Nam ngày càng phồn thịnh, văn minh.

- Nông nghiệp Tuyên Quang phải được xác định là mũi nhọn trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh (kéo theo sự phát triển công nghiệp chế biến, tiểu thủ công nghiệp và du lịch gắn với nông nghiệp...).

- Đẩy mạnh phát triển nông nghiệp sâu rộng (phương thức sản xuất, khoa học công nghệ, vốn).

- Nông nghiệp sẽ phát triển theo xu hướng chuỗi giá trị, liên kết nhóm và các dạng hợp đồng.

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về nông nghiệp ở tỉnh Tuyên Quang (Trang 61 - 64)