Thực trạng năng lực cạnh tranh của tổng công ty cổ phần dệt may

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của Tổng Công ty Cổ phần Dệt may Hà Nội (Trang 42)

2.2.1. Tình hình sản xuất kinh doanh của tổng công ty

2.2.1.1. Tình hình sản xuất kinh doanh

Bảng 5: Kết quả sản xuất kinh doanh

Đơn vị: triệu đồng

Chỉ tiêu

Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007

Số tuyệt đối Số tuyệt đối Số tuyệt đối %/DT tăng trưởng % tăng Doanh thu thuần 1.351.179 1.551.979 1.789.498 100.00% 237.519 15.30% Giá vốn hàng bán 1.234.153 1.419.307 1.646.448 92.01% 227.141 16.00% Lợi nhuận gộp 117.026 132.672 143.050 7.99% 10.378 7.82% Doanh thu hoạt động TC 6.352 5.018 4.262 0.24% (756) -15.07% Chi phí tài chính 35.730 43.567 47.229 2.64% 3.662 8.41% Trong đó: Chi phí lãi vay 29.505 28.180 42.996 2.40% 14.816 52.58% Chi phí bán hàng 53.815 53.578 50.818 2.84% (2.760) -5.15% Chi phí Quản lý DN 27.719 34.237 39.845 2.23% 5.608 16.38% Lợi nhuận thuần từ HĐKD 6.114 6.308 9.420 0.53% 3.112 49.33% Thu nhập khác 1.666 2.825 998 0.06% (1.827) -64.67%

Chi phí khác 42 594 580 0.03% (14) -2.36%

Lợi nhuận khác 1.624 2.231 418 0.02% (1.813) -81.26% Tổng lợi nhuận trước thuế 7.738 8.539 9.838 0.55% 1.299 15.21% Thuế thu nhập doanh nghiệp 2.262 2.098 2756 0.15% 658 31.36% Lợi nhuận sau thuế 5.476 6.441 7.082 0.40% 641 9.95%

Nguồn: phòng kế toán –tài chính

Từ bảng số liệu trên cho thấy doanh thu của tổng công ty qua các năm đều tăng tương đối ổn định. Cụ thể doanh thu năm 2005 là 1.351.179 triệu

đồng, năm 2006 là 1.551.979 triệu đồng, năm 2007 là 1.789.498 triệu đồng tăng 237.519 triệu đồng tương đương với tỷ lệ 15,3% so với năm 2006 . Có được kết quả trên là do năm 2005 công ty đã đầu tư hàng loạt các thiết bị máy móc mới đồng bộ, đưa ra được những sản phẩm mới đáp ứng tốt hơn nhu cầu của người tiêu dùng.

Lợi nhuận sau thuế của công ty cũng tăng cụ thể năm 2005 là 5.476 triệu đồng, năm 2006 là 6.441 triệu đồng, năm 2007 là 7.082 triệu đồng tăng 641 triệu đồng tương đương 9,95% so với năm 2006.

Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh

- Doanh lợi tiêu thụ = Lợi nhuận / doanh thu

- Doanh lợi vốn chủ = Lợi nhuận / vốn chủ sở hữu - Doanh lợi tổng tài sản = Lợi nhuận/ tổng tài sản

Công ty dệt kim Đông xuân là một trong những đối thủ cạnh tranh trực tiếp có nhóm ngành hàng tương tự như của tổng công ty dệt may Hà nội, dưới đây ta có thể phân tích về doanh thu và lợi nhuận của 2 công ty qua các năm.

Bảng 6: So sánh kết quả sản xuất kinh doanh của tổng công ty cổ

phần dệt may Hà nội và đối thủ cạnh tranhtrực tiếp

Chỉ tiêu Tổng cty CP dệt may Hà

nội

Công ty dệt kim Đông xuân 2006 2007 2006 2007 Doanh thu 1.551.979 1.789.498 153.343 170.100 Lợi nhuận 5.476 6.441 1081 1515 Vốn chủ sở hữu 161.239 208.410 31.964 30.181 Tổng tài sản 913.801 1080.334 193.011 225.318

Doanh lợi tiêu thụ 0.0042 0.0040 0.007 0.0089

Doanh lợi vốn chủ 0.0399 0.0340 0.0338 0.0502

Doanh lợi tổng tài

sản 0.0071 0.0066 0.0056 0.0067

Nguồn: báo cáo tài chính và báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh của tổng công ty cổ phần dệt may Hà nội và công ty dệt kim Đông xuân.

Qua bảng số liệu trên ta thấy lợi nhuận, doanh thu, vốn chủ sở hữu, tổng tài sản của tổng công ty cổ phần dệt may Hà nội qua các năm đều tăng tuy nhiên các chỉ tiêu sinh lời của tổng công ty qua các năm chỉ có sự biến động nhỏ.Các chỉ tiêu sinh lợi năm 2006 và năm 2007 đều ở mức trung bình trong ngành.Cụ thể tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu năm 2006 là 0,42% , năm 2007 tỷ lệ này là 0,40%. Tỷ lệ này ở công ty dệt kim Đông xuân

là 0.007 lần năm 2006 và 0,0089 lần năm 2007 cao hơn tổng công ty dệt may

Hà nội,có tình trạng trên là do chi phí để tạo nên sản phẩm của tổng công ty (giá vốn hàng bán) cao chiếm đến 92% doanh thu, các chi phí kinh doanh như chi phí bán hàng và quản lý chiếm đến 5,07%. Như vậy muốn nâng cao được tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu tổng công ty cần cắt giảm chi phí, sử dụng có hiệu quả hơn các nguồn lực đầu vào.Tỷ suất doanh lợi trên vốn chủ sở hữu của tổng công ty ở mức 0,0399 lần năm 2006 và 0,034 lần năm 2007, tỷ suất này của công ty dệt kim Đông xuân là 0,0338 lần năm 2006 và 0,0502 lần năm 2007. Sở dĩ tỷ suất này ở tổng công ty thấp và có sự sụt giảm là do trong các năm gần đây tổng công ty đầu tư thêm rất nhiều thiết bị máy móc mới nên tỷ lệ khấu hao cao làm ảnh hưởng đến chi phí sản xuất của tổng công ty, từ đó ảnh hưởng đến lợi nhuận.

2.2.1.2. Tình hình tiêu thụ sản phẩm của tổng công ty

Có 6 chủng loại sản phẩm chủ yếu có sản lượng chiếm tỷ trọng tiêu thụ cao trong tổng sản lượng tiêu thụ: sợi các loại, vải denim, vải dệt kim, sản phẩm dệt kim, sản phẩm vải dệt thoi, sản phẩm khăn.

Bảng 7: Kết quả tiêu thụ một số sản phẩm chính Mặt hàng ĐVT Năm 2006 Năm 2007 So sánh (%) Số lượng Giá trị (trđ) Số lượng Giá trị (trđ) Sợi các loại Tấn 10.617 387.485 11.630 479.361 109,5 Vải Denim 1000m 7.560 148.813 5.730 103.801 75,8 Vải dệt kim Tấn 1.597 17819 1.937 32.113 121,0 Sản phẩm dệt kim 1000SP 7.591 255.510 8.571 309.821 115,0 Sản phẩm vải dệt thoi 1000SP 603 35.357 732 46.037 102,0 Sản phẩm khăn 1000SP 10.781 82.801 121.90 97.025 113,0

Nguồn: Phòng Thương mại

Qua bảng trên ta thấy tình hình tiêu thụ của tổng công ty đều tăng cả về số lượng và giá trị trừ sản phẩm vải Denim do nhu cầu thị trường biến động vì vậy mặt hàng này có giảm. Đặc biệt có những sản phẩm tốc độ tăng về giá trị còn lớn hơn về số lượng chứng tỏ các mặt hàng của tổng công ty đã tạo được uy tín trên thị trường. Tổng công ty cần đẩy mạnh tiêu thụ những mặt hàng này.

 Thị trường tiêu thụ sản phẩm của tổng công ty:

- Thị trường tiêu thụ sản phẩm sợi: chủ yếu là các công ty làm hàng dệt may xuất khẩu đến với tổng công ty do chất lượng sản phẩm sợi là rất tốt, đặc biệt là các công ty trong TP Hồ Chí Minh. Đây là thị trường tiêu thụ rất mạnh các mặt hàng sợi chải thô với số lượng rất lớn tới hơn 150 tỷ đồng mỗi năm. Thị trường Hà Nội và một số tỉnh khác chưa tiêu thụ mạnh lắm. Hà Nội khoảng 14 tỷ, các tỉnh khác khoảng 10 tỷ đồng mỗi năm. Các nhà máy dệt trong tổng công ty cũng tiêu thụ một lượng không nhỏ khoảng 20 tỷ đồng mỗi năm. Thị trường xuất khẩu cũng đóng vai trò quan trọng và tăng đều hàng năm như các thị trường: Hàn Quốc, Đài Loan.

- Thị trường may mặc dệt kim, khăn bông: khác với thị trường sợi, thị trường may mặc dệt kim, khăn bông chủ yếu xuất khẩu sang thị trường nước

ngoài như: Nhật Bản, Hồng Kông, Đài Loan, Italia, Đức, Hàn Quốc, Hà Lan… Trong đó Nhật là thị trường truyền thống tiêu thụ nhiều nhất, doanh thu hàng năm khoảng 30 triệu USD. Đặc biệt là thị trường Mỹ tuy mới nhưng năm 2005 đã vươn lên dẫn đầu về kim ngạch xuất khẩu của tổng công ty. Các thị trường khác là thị trường mới nhưng đầy tiềm năng, tỷ lệ khối lượng xuất khẩu sang các thị trường này đều tăng trưởng hàng năm khoảng 15%. Thị trường trong nước với dân số đông trên 80 triệu người nhưng doanh thu thấp chỉ khoảng 10 %. Về thị trường tiêu thụ khăn bông nội địa còn rất hạn chế, chủ yếu do năng lực sản xuất không đáp ứng được nhu cầu và mẫu mã còn chưa phù hợp với người tiêu dùng, sản phẩm tiêu thụ chủ yếu trong thị trường nội địa là các loại khăn xuống loại hoặc không đạt chất lượng của thị trường khăn xuất khẩu.

- Thị trường tiêu thụ vải Denim: mặc dù đây là sản phẩm rất mới của tổng công ty nhưng đã sớm chiếm lĩnh được thị trường trong nước và đang từng bước đẩy mạnh xuất khẩu ra thị trường nước ngoài. Đây là thị trường đầy tiềm năng của tổng công ty, thị trường chủ yếu là các khách hàng từ phía nam như công ty Vĩnh Phát, công ty Nam Tiến, công ty Yến Lợi...sản phẩm đã được xuất sang các nước như Mỹ, Hàn Quốc, Irắc, Nhật Bản...với doanh thu năm 2006 chỉ là 290.596 USD nhưng tới năm 2007 lên đến 453.505 USD và sẽ còn tiếp tục tăng cao hơn trong những năm tới.

Bảng 8: Tình hình xuất khẩu vào một số thị trƣờng

Đơn vị: USD Thị trường Năm 2003 2004 2005 2006 2007 Châu Âu 2.710.520 1.364.117 2.402.038 2.152.496 3.015.623 Nhật 6.448.635 3.448.609 3.470.176 3.480.050 3.731.682 Mỹ 1.492.107 14.067.972 18.372.337 20.102.319 23.850.170 TT khác 6.369.738 4.569.302 3.837.449 3.976.000 4.621.078 T.KNgạch 17.021.000 23.450.000 28.082.000 29.710.865 35.218.553 Nguồn: phòng XNK

Thị trường thế giới những năm qua có biến động không ngừng nhưng, nhìn chung tổng kinh ngạch xuất khẩu vào các thị trường hàng năm đều tăng chứng tỏ quan hệ kinh tế của tổng công ty phát triển rất tốt.

2.2.2. Phân tích năng lực cạnh tranh hiện tại của tổng công ty

2.2.2.1. Lao động và năng suất lao động

 Cơ cấu lao động của tổng công ty

Nhận thức rõ được vai trò của con người trong hoạt động sản xuất kinh doanh, tổng công ty luôn qua tâm tới công tác tuyển dụng, đào tạo nhân sự. Luôn quan tâm tới đời sống vật chất cũng như tinh thần của nhân viên, đó cũng là động lực thúc đẩy công nhân viên làm việc hăng say hơn, gắn bó với tổng công ty hơn và giúp tổng công ty kinh doanh ngày càng có hiệu quả hơn. Số lượng lao động ngày càng tăng, số lượng lao động có trình độ chuyên môn chiếm tỷ trọng cao. Đây là điều kiên để tổng công ty phát huy hết những tiềm năng sẵn có và nguồn lực chưa được khai thác hết. Hàng năm, tổng công ty luôn tổ chức cho công nhân thi nâng bậc tay nghề, tạo điều kiện cho nhân viên các phòng ban đi học đại học tại chức và một số khoá đào tạo ngắn hạn nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ về quản lý, kiến thức chuyên môn về khoa học kỹ thuật.

Do đặc thù của ngành Dệt may, lực lượng lao động chủ yếu là lao động nữ, độ tuổi còn trẻ tập trung nhiều ở các bộ phận sản xuất. Nhìn chung trình độ cán bộ công nhân viên của tổng công ty trong những năm gần đây có được nâng cao nhưng chưa đồng đều.

Bảng 9: Tổng hợp nguồn nhân lực của tổng công ty

TT Các chỉ tiêu

Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006

số lượng tỷ trọng số lượng tỷ trọng số lượng tỷ trọng I Tổng số cán bộ công nhân viên 5247 100 5474 100 5593 100

1 Lao động gián tiếp 585 11,15 597 10,91 640 11,45 2 Lao động trực tiếp 4662 88,85 4877 89,09 4953 88,55 II Phân theo khu vực

1 Hà Nội 3588 68,38 3800 69,42 3900 69,73

2 Vinh 579 11,38 649 11,86 653 11,68

3 Hà Đông 732 13,95 669 12,22 680 12,15

4 Đông Mỹ 330 6,29 356 6,5 360 6,44

III Phân theo trình độ

1 Đại học 672 12,81 711 12,99 803 14,36

2 Cao đẳng, trung cấp 191 3,64 213 3,89 254 4,54

3 Công nhân 4384 83,55 4550 83.12 4536 81,10

Nguồn: Phòng TCHC

Nhìn vào bảng trên ta thấy, do nhu cầu sản xuất tăng số lượng nhân công của tổng công ty ngày càng tăng.Trong đó lực lượng lao động có trình độ đại học năm 2006 tăng 2,63% so với năm 2005,lao động có trình độ cao đẳng và trung cấp năm 2006 tăng 0,65%.

Theo số liệu của Tập đoàn dệt may Việt Nam(VINATEX), xét về trình độ lao động chung trong ngành năm 2006.

Bảng 10: Trình độ lao động Vinatex STT Chỉ số Ngành dệt Ngành may 1 Đại học 5,08 2,01 2 Cao đẳng và trung cấp 6,75 5,50 3 Kỹ thuật viên 3,34 3,78 4 Công nhân bậc 5/7 18,82 6,30 5 Lao động phổ thông 66,01 78,91 Tổng số 100% 100%

Qua so sánh trình độ lao động của tổng công ty với toàn ngành dệt may ta thấy: số lượng lao động có trình độ trên đại học, đại học và cao đẳng của tổng công ty Hanosimex chiếm 18,9 % so với tổng lực lượng lao động cao hơn số lượng lao động có trình độ đại học và cao đẳng trong ngành chỉ chiếm 11,83% và 7,51%

 Tiền lương và tổng quỹ lương

Tổng quỹ lương của tổng công ty bao gồm các thành phần:

- Tiền lương năng suất lao động hàng tháng (lương sản phẩm, lương thời gian…)

- Các khoản phụ cấp: lễ tết, ốm đau, phụ cấp trách nhiệm…

- Các khoản thưởng thêm: thưởng năm, bậc thợ giỏi, thưởng hoàn thành nhiệm vụ

- Các khoản trả theo chế độ BHXH: độc hại, ốm đau, thai sản…

Do tổng công ty có 2 khối làm việc theo nhiệm vụ: khối hành chính sự nghiệp và khối sản xuất vì vậy tổng công ty áp dụng hai hình thức trả lương thường dùng đó là trả lương theo thời gian và trả lương theo sản phẩm đối với từng khối riêng.

- Hình thức trả lương theo thời gian: là hình thức tiền lương được trả căn cứ theo thời gian làm việc, cấp bậc kỹ thuật và thang lương của người lao động. Hình thức này được áp dụng cho bộ phận giám đốc, các phòng ban chức năng, nhân viên kỹ thuật, nhân viên khối nghiệp vụ.

- Hình thức trả lương theo sản phẩm: là hình thức trả lương cho người lao động trực tiếp sản xuất mà số tiền người lao động nhận được căn cứ vào đơn giá tiền lương, số lượng sản phẩm hoàn thành.

Bảng 11: Tình hình chung về lao động tiền lƣơng của tổng công ty Các chỉ tiêu Đơn vị tính Thực hiện năm So sánh (07/06) 2005 2006 2007

Lao động b/q năm Người 5.247 5.474 5.593 102,2%

Tổng quỹ lương Tr. đồng 82.711 90.264 97.704 108,2% Thu nhập b/q năm đ/ng/thg K/v Hà Nội “ 1.400.000 1.560.000 1.700.000 109,0% K/v Đông Mỹ “ 1.320.000 1.350.000 1.500.000 111,1% K/v Hà Đông “ 980.000 1.400.000 1.520.000 108,6% K/v Vinh “ 1.200.000 1.290.000 1.320.000 102,3% Nguồn: Phòng KHTT

Mức thu nhập của người lao động trong tổng công ty nhìn chung là có tăng và tương đối ổn định, tăng cao nhất là khu vực Đông Mỹ 11,1%. So với toàn ngành Dệt May Việt Nam thì mức thu nhập trên của người lao động là vào mức khá (thu nhập toàn ngành vào khoảng 1,2 triệu đồng/người/tháng).

Hiệu quả xây dựng định mức và sử dụng thời gian lao động

Hiện nay tổng công ty đang áp dụng hai phương pháp xây dựng mức thời gian lao động là:

- Phương pháp thống kê: Mức thời gian lao động được xây dựng dựa trên các số liệu thống kê về thời gian tiêu hao để hoàn thành các sản phẩm cũng như các công việc đã hoàn thành trước đó. Các số liệu thống kê này

thường được lấy từ các báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ sản xuất và tình hình hoàn thành định mức lao động của năm trước.

- Phương pháp kinh nghiệm: Mức lao động xây dựng chủ yếu dựa vào kinh nghiệm đã được tích luỹ của cán bộ định mức hay những người công nhân lành nghề.

Ví dụ: Định mức thời gian lao động khi sản xuất sợi Ne 30: Máy bông: 1,3 tấn xơ PE/ người xé bông

Máy chải: 6 máy/người/ca Máy ghép: 3 máy/người/ca

Lao động của công ty được chia làm hai khối và hướng sử dụng thời gian áp dụng với từng khối là khác nhau:

- Khối công nhân sản xuất: tổng công ty bao gồm các ngành nghề khác nhau nên mỗi nhà máy thành viên có quỹ thời gian lao động khác nhau:

+ Các nhà máy sợi, dệt chuyên sản xuất 3 ca nên thời gian lao động của công nhân thực hiện theo đúng qui định của nhà nước ngày làm việc 8 tiếng. Trường hợp cần thiết có đơn hàng đặt gấp thì phải tăng ca để kịp giao hàng.

Thời gian các ca được chia ra như sau: Ca sáng: từ 6 giờ đến 14 giờ.

Ca chiều: từ 14 giờ đến 22 giờ

Ca đêm: từ 22 giờ đến 6 giờ sáng hôm sau

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của Tổng Công ty Cổ phần Dệt may Hà Nội (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)