Kiến nghị đối với Tập đoàn Dệt may và Chính phủ nhằm

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của Tổng Công ty Cổ phần Dệt may Hà Nội (Trang 101 - 118)

năng lực cạnh tranh của công ty Hanosimex

Hiệp hội Dệt May và Tập đoàn Dệt May Việt Nam:

Trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay, vai trò của Hiệp hội ngành ngày càng thể hiện rõ nét. Hiệp hội đại diện tiếng nói chung của doanh nghiệp trong việc đề xuất với chính phủ, các Bộ, ngành hữu quan và các tổ chức khác

nhằm xây dựng môi trường kinh doanh thuận lợi cho cộng đồng doanh nghiệp. Hiệp hội đồng thời là nhà tổ chức các hoạt động chung cho toàn ngành – những việc mà mỗi doanh nghiệp riêng lẻ không thể hoặc không tổ chức được một cách có hiệu quả.

Nhằm góp phần đáng kể vào việc nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành dệt may Việt nam, Hiệp hội cần đặt trọng tâm vào hoạt động vào 04 nội dung chính sau đây:

- Tập hợp, phân tích và cung cấp thông tin: Bên cạnh việc cung cấp, cập nhật thông tin chiến lược, thông tin về sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu, pháp lý; Hiệp hội còn là cầu nối trong hợp tác sản xuất, kinh doanh, đầu tư giữa các doanh nghiệp trong và ngoài nước.

- Xây dựng chiến lược phát triển cho toàn ngành; xây dựng, quảng bá hình ảnh ngành và thương hiệu quốc gia: là đầu mối tập hợp thông tin toàn ngành cũng như đầu mối thông tin quốc tế, Hiệp hội đóng vai trò quan trọng trong việc định hướng, phát triển và xây dựng chiến lược chung. Thông qua

HIỆP HỘI ngành nghề hỗ trợ doanh nghiệp

Tập hợp, phân tích và cung cấp thông tin

- Xây dựng chiến lược ngành

- Xây dựng và quảng bá hình ảnh ngành, thương hiệu quốc gia

Hỗ trợ nâng cao năng lực doanh nghiệp

Đại diện doanh nghiệp: - Kiến nghị cơ chế, chính sách

- Chống các rào cản thương mại quốc tế

Doanh nghiệp phát triển

các hoạt động xúc tiến thương mại trọng điểm, các hoạt động quảng bá thống nhất Hiệp hội tạo lập hình ảnh đẹp về ngành dệt may Việt nam tại các thị trường quốc tế.

- Hỗ trợ xây dựng và tăng cường năng lực doanh nghiệp thông qua việc hỗ trợ xúc tiến thương mại và hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực:

+ Hỗ trợ xúc tiến thương mại: hoạt động xúc tiến thương mại chỉ có thể đạt được hiệu quả cao khi được tiến hành một cách hệ thống và tích cực thông qua sự phối hợp chặt chẽ cả trong và ngoài nước. Các chương trình xúc tiến thương mại được tổ chức một cách hệ thống mang tính toàn ngành có tác dụng tích cực trong việc quảng bá, xây dựng hình ảnh về ngành dệt may Việt nam, về doanh nghiệp dệt may Việt nam và gây ấn tượng đối với khách hàng quốc tế.

+ Hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực: Nguồn nhân lực trong ngành dệt may được đánh giá rất dồi dào ở lao động may phổ thông đơn thuần nhưng đang thiếu hụt các cấp độ quản lý cao hơn. Chính điều đó đang làm lỗ hổng và làm ảnh hưởng không nhỏ tới việc phát huy triệt để năng lực và hiệu quả sản xuất của các doanh nghiệp. Với chức năng của mình, Hiệp hội cần đẩy mạnh hơn nữa các hoạt động đào tạo một cách có hệ thống đặc biệt đối với đội ngũ quản lý trung và cao cấp của ngành dệt may.

- Giúp doanh nghiệp kiến nghị với Chính Phủ và Nhà Nước các cơ chế, chính sách nhằm thúc đẩy mở cửa thị trường và chống các biện pháp phi thuế trong thương mại quốc tế: Đại diện cộng đồng doanh nghiệp dệt may Việt nam toàn ngành trước các cơ quan nhà nước và đại diện của ngành có tiếng nói mạnh mẽ trong việc kiến nghị cơ chế chính sách đối với nhà nước nhằm hoàn thiện môi trường kinh doanh tại Việt nam và thúc đẩy mở cửa thị trường nhằm xây dựng các điều kiện thương mại quốc gia bình đẳng so với các nước khác cho ngành dệt may Việt nam cũng như phản hồi các biện pháp phi thuế

quan hạn chế xuất khẩu dệt may Việt Nam. Hiệp hội cần tham gia hoạt động của các tổ chức quốc tế để vận động bảo vệ quyền lợi của ngành dệt may Việt nam trong chính sách thương mại quốc tế.

Chính Phủ:

Với chức năng điều hành và quản lý nhà nước ở tầm vĩ mô, các giải pháp của Chính phủ, các Bộ , ngành hữu quan đóng vai trò quan trọng để hoàn thiện môi trường kinh doanh góp phần hỗ trợ tích cực cho ngành và các doanh nghiệp nâng cao sức cạnh tranh.

Do vậy ngoài những giải pháp ở cấp độ ngành, kiến nghị với chính phủ những vấn đề sau:

- Xây dựng môi trường kinh doanh thuận lợi và bình đẳng cho các doanh nghiệp:trong bối cảnh toàn cầu hoá, đồng nghĩa với việc Việt Nam sẽ chơi cùng sân, chung luật chơi và dùng chung một ngôn ngữ hội nhập với cả

NHÀ NƯỚC tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho doanh nghiệp - Mở cửa thị trường - Quản lý hạn ngạch

- Chống rào cản thương mại quốc tế

- Luật lệ, thuế hợp lý

- Quản lý hành chính đơn giản hóa

- Hạ tầng sản xuất kinh doanh thuận lợi (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng năng lực

Doanh nghiệp phát triển

thế giới. Điều này sẽ tạo động lực mạnh mẽ thúc đẩy Việt Nam tiếp tục chương trình cải cách, trong đó thúc đẩy các công ty dệt may nói chung và Tổng công ty cổ phần dệt may Hà nội phát triển hơn nữa.

+ Duy trì cạnh tranh, chống độc quyền:

Việt Nam nền kinh tế thị trường trong một thời gian dài, nhưng tình trạng độc quyền vẫn còn khá phổ biến, nhất là đối với các doanh nghiệp thuộc khu vực Nhà nước, làm cho giá cả một số mặt hàng cao hơn so với các nước trong khu vực và thế giới. Có thể nhìn nhận từ nhiều lý do: sự tồn tại một cách nhập nhằng giữa độc quyền nhà nước với độc quyền doanh nghiệp, giữa mục tiêu công ích với mục tiêu lợi nhuận, cộng với sự bảo hộ quá lớn của nhà nước dẫn đến hình thức hoá cạnh tranh, làm cho cạnh tranh thiếu lành mạnh trong nền kinh tế.

Để nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp cho các doanh nghiệp nói chung, cần phải tạo một “sân chơi” bình đẳng về mặt pháp lý. Không phân biệt đối xử giữa các doanh nghiệp trong các thành phần kinh tế để tiến tới cùng hoạt động thống nhất theo luật doanh nghiệp.

+ Hoàn thiện môi trường thể chế và pháp luật:

Thực tế chỉ rõ, thể chế nào, doanh nghiệp ấy. Một thể chế kinh tế nếu phù hợp với nhu cầu phát triển doanh nghiệp, phù hợp với thực trạng đất nước và quy luật phát triển của thời đại sẽ có tác dụng to lớn đối với sự phát triển của các doanh nghiệp sản xuất hiện nay. Điều đó đòi hỏi Chính phủ phải tạo hành lang pháp lý ổn định, bình đẳng giữa các doanh nghiệp, mọi lĩnh vực hoạt động đều phải tuân theo luật (luật doanh nghiệp, luật thương mại, luật cạnh tranh…).

- Tiếp tục đơn giản hoá thủ tục hành chính:

+ Cải tiến, đơn giản hoá thủ tục hành chính, đặc biệt thực hiện nhanh gọn các thủ tục liên quan tới quản lý xuất nhập khẩu và các thủ tục về thuế quan.

làm hàng gia công xuất khẩu.

- Xây dựng thương hiệu quốc gia cho các sản phẩm việt nam nói chung và các sản phẩm dệt may nói riêng

- Tiếp tục mở cửa thị trường nói chung và mở cửa thị trường cho ngành Dệt May nói riêng để xâm nhập vào thị trường quốc tế:

- Áp dụng chính sách thuế và lệ phí hợp lý tạo điều kiện cho doanh nghiệp giảm giá thành, tăng sức cạnh tranh:

- Áp dụng đúng mã thuế hoá chất thuốc nhuộm. Hiện nay, Hải quan không áp đúng mã thuế đối với các hoá chất thuốc nhuộm và đánh thuế quá cao đối với các chất trợ nhuộm và hoàn tất vải.

- Bộ Thương mại và Quỹ Hỗ trợ phát triển cho phép doanh nghiệp dệt may được tiếp tục vay vốn lưu động ưu đãi để đẩy mạnh xuất khẩu.

- Để hỗ trợ ngành dệt phát triển, đẩy mạnh sản xuất vải và nguyên phụ liệu trong nước cung cấp cho may xuất khẩu:

+ Hỗ trợ việc di dời và hiện đại hoá các nhà máy dệt nhuộm tại các đô thị lớn theo Quyết định số 167/QĐ-TTg và Quyết định số 74/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ tới các khu công nghiệp để tránh tình trạng ô nhiễm môi trường.

- Có cơ chế khuyến khích mạnh hơn để thu hút các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào ngành dệt nhuộm tại Việt Nam.

+ Hỗ trợ đẩy mạnh sản xuất vùng trồng bông nguyên liệu phục vụ sản xuất: - Hỗ trợ thực hiện các chương trình thủy lợi tại một số vùng trọng điểm canh tác bông có tưới như: Bình Thuận, Ninh Thuận, Quảng Nam, Quảng Ngãi.

- Khấu trừ thuế VAT đầu vào cho việc chế biến bông.

- Lập Quỹ phát triển cây bông để trợ giá thu mua bông với mức thấp.

+ Hỗ trợ doanh nghiệp trong việc xây dựng năng lực hoạt động:

- Tiếp tục hỗ trợ các chương trình xúc tiến thương mại trọng điểm, xúc tiến xuất khẩu quốc gia liên ngành: dệt may, da giày, gỗ, thủ công mỹ nghệ, du lịch .v.v.

- Hỗ trợ việc thực hiện các chương trình đào tạo nguồn nhân lực chuyên ngành.

- Đẩy mạnh xây dựng hạ tầng cơ sở phục vụ cho cạnh tranh xuất khẩu:

+Tăng cường năng lực vận chuyển các cảng công tennơ ở khu vực Hải Phòng, Hồ Chí Minh và Đà Nẵng.

+ Xây dựng các tuyến đường bộ cao tốc từ các tỉnh phụ cận dẫn vào các cảng này.

+ Tăng cường hiệu quả quản lý nhà nước để duy trì và giảm các chi phí hạ tầng phục vụ sản xuất kinh doanh như điện, viễn thông, vận chuyển. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Hỗ trợ và yêu cầu các cơ quan Hải quan, thuế, kế hoạch áp dụng hệ thống khai báo và quản lý thông tin điện tử để kịp thời cung cấp cho doanh nghiệp các thông tin tổng hợp liên quan đến các hoạt động đầu tư, sản xuất, thương mại chuyên ngành nhằm giúp doanh nghiệp đàm phán, đánh giá kịp thời các diễn biến thị trường để có chiến lược đầu tư và kinh doanh phù hợp.

KẾT LUẬN

Sau quá trình nghiên cứu, với các mục tiêu, yêu cầu đặt ra, đề tài “ Nâng cao năng lực cạnh tranh của Tổng công ty cổ phần dê ̣t may Hà nô ̣i” đã đáp ứng cơ bản nội dung nghiên cứu và đạt được một số kết quả sau:

1. Hệ thống hoá các quan điểm cơ bản về lý luận và thực tiễn liên quan đến đề tài nghiên cứu, cụ thể: luận văn đã trình bày, phân tích các vấn đề cơ bản nâng cao năng lực cạnh của Tổng công ty cổ phần dê ̣t may Hà nô ̣i và khẳng định tính tất yếu của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế . Từ đó đặt ra vấn đề nghiên cứu về tăng năng lực cạnh tranh của Tổng công ty cổ ph ần dê ̣t may Hà nô ̣i trong điều kiện hội nhập kinh tế .

2. Dựa trên số liệu thống kê hàng năm và số liệu điều tra để đánh giá năng lực cạnh tranh của Tổng công ty cổ phần dê ̣t may Hà nô ̣i so với các doanh nghiê ̣p trong ngành dê ̣t may ở Việt Nam hiện nay .

3. Trên cơ sở các đánh giá này phát hiện một số cản trở cơ bản làm hạn chế năng lực cạnh tranh của Tổng công ty cổ phần dê ̣t may Hà nô ̣i trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam, cản trở quá trình hội nhập của Công ty đó là:

- Một số chính sách còn chưa linh hoạt, thiếu sáng tạo, các hình thức xúc tiến bán hàng còn chưa được quan tâm một cách đúng mức. Các chương trình quảng cáo chưa nhiều và chưa hấp dẫn. Việc nghiên cứu thị trường, thu thập, xử lý thông tin, ý kiến của khách hàng chưa được chú ý tới. Trong công tác xuất khẩu, thương hiệu của công ty còn chưa được quan tâm dẫn đến các sản phẩm khi xuất khẩu không còn là thương hiệu Hanosimex.

- Hoạt động Marketing, xúc tiến thương mại, quảng bá thương hiệu còn kém và thiếu hấp dẫn khiến nhiều người tiêu dùng trong nước còn chưa biết đến tên tuổi và sản phẩm của doanh nghiệp.

- Trình độ, kinh nghiệm, tay nghề của lao động chưa cao dẫn đến còn một số lỗi thường mắc phải trong quá trình sản xuất sản phẩm như: lỗi do dệt, do là, do may, do vệ sinh công nghiệp, do nhuộm màu...nếu như không kiểm tra kỹ trước khi đưa ra thị trường sẽ ảnh hưởng không tốt tới hình ảnh của công ty trong mắt người tiêu dùng. Nhưng nếu khắc phục được tình trạng này có thể sẽ giúp công ty tránh được những chi phí lãng phí không cần có.

- Khâu thiết kế sản phẩm còn nhiều hạn chế, chưa sáng tạo ra được những sản phẩm có mẫu mã, kiểu dáng phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng do một mặt chưa có những điều tra cụ thể, mặt khác là chưa có được đội ngũ thiết kế có trình độ chuyên sâu và có năng lực thiết kế chuyên nghiệp.

- Do qui mô của công ty quá lớn nên việc kiểm tra kiểm soát, giám sát của hệ thống quản lý chất lượng sản phẩm còn gặp nhiều hạn chế.

- Máy móc thiết bị một số dây chuyền chưa đồng bộ do vậy chất lượng một số chủng loại sản phẩm còn gặp khó khăn về độ đồng đều trong quá trình sản xuất.

- Nguyên liệu bông xơ còn phải nhập khẩu hầu hết nên tại những thời điểm có khó khăn về vốn lưu động việc lựa chọn phương án sản xuất tối ưu cho chất lượng sản phẩm gặp không ít khó khăn.

- Dịch vụ sau bán hàng còn yếu kém do là công ty chưa đào tạo được một đội ngũ chuyên gia đảm nhiệm công tác này.

- Giá cả sản phẩm còn cao so với những đối thủ cùng có trên thị trường chưa phục vụ được tầng lớp những người có thu nhập trung bình và thấp. Vấn đề này cũng phần nào hạn chế năng lực cạnh tranh của công ty. Nguyên nhân là do chi phí phát sinh trong sản xuất, lãng phí không cần thiết làm cho giá thành sản phẩm tăng.

- Hệ thống kênh phân phối còn quá đơn giản và nghèo nàn. Sự ràng buộc giữa các đại lý, của hàng giới thiệu sản phẩm là chưa cao. Sự ràng buộc

ở đây chỉ là về lợi ích còn trách nhiệm thì chưa có, hiện tượng đưa các sản phẩm gia công cùng chủng loại sản phẩm, hàng nhái trà trộn trong các cửa hàng, đại lý của công ty để bán kiếm lời chưa kiểm soát được sẽ có thể làm mất uy tín sản phẩm của công ty.

- Việc nghiên cứu thị trường, đối thủ cạnh tranh còn chưa được chú trọng vì vậy có những thay đổi trên thị trường cũng như chiến lược của đối thủ cạnh tranh công ty không nắm bắt kịp thời nên đôi khi rơi vào tình trạng bị động.

Luận án đưa ra một số giải pháp , kiến nghị để khắc phục được các nhược điểm trên nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Tổng công ty cổ phần dê ̣t may Hà nô ̣i trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế . Trong đó bao gồm các biện pháp và kiến nghị cơ bản sau: Xây dựng chiến lược về nguồn cung ứng nguyên vật liệu từ nay đến 2010, nâng cao năng suất lao động và đào tạo nguồn nhân lực thay thế, đẩy mạnh chuyển giao công nghệ và đầu tư máy móc trang thiết bị hiện đại, huy động và sử dụng nguồn vốn kinh doanh có hiệu quả, xây dựng mức giá bán có tính cạnh tranh, tăng cường năng lực tiếp thị và năng lực công nghệ thông tin, Hoàn thiện công tác nghiên cứu thị trường.

Chải Ghép Sợi OE NL sợi Mắc Dệt Hoàn tất

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của Tổng Công ty Cổ phần Dệt may Hà Nội (Trang 101 - 118)