- Một số chính sách còn chưa linh hoạt, thiếu sáng tạo, các hình thức xúc tiến bán hàng còn chưa được quan tâm một cách đúng mức. Các chương trình quảng cáo chưa nhiều và chưa hấp dẫn. Việc nghiên cứu thị trường, thu thập, xử lý thông tin, ý kiến của khách hàng chưa được chú ý tới. Trong công tác xuất khẩu, thương hiệu của tổng công ty còn chưa được quan tâm dẫn đến các sản phẩm khi xuất khẩu không còn là thương hiệu Hanosimex.
- Hoạt động Marketing, xúc tiến thương mại, quảng bá thương hiệu còn kém và thiếu hấp dẫn khiến nhiều người tiêu dùng trong nước còn chưa biết đến tên tuổi và sản phẩm của doanh nghiệp.
- Trình độ, kinh nghiệm, tay nghề của lao động chưa cao dẫn đến còn một số lỗi thường mắc phải trong quá trình sản xuất sản phẩm như: lỗi do dệt, do là, do may, do vệ sinh công nghiệp, do nhuộm màu...nếu như không kiểm tra kỹ trước khi đưa ra thị trường sẽ ảnh hưởng không tốt tới hình ảnh của công ty trong mắt người tiêu dùng. Nhưng nếu khắc phục được tình trạng này có thể sẽ giúp tổng công ty tránh được những chi phí lãng phí không cần có.
- Khâu thiết kế sản phẩm còn nhiều hạn chế, chưa sáng tạo ra được những sản phẩm có mẫu mã, kiểu dáng phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng do một mặt chưa có những điều tra cụ thể, mặt khác là chưa có được đội ngũ thiết kế có trình độ chuyên sâu và có năng lực thiết kế chuyên nghiệp.
- Do qui mô của tổng công ty quá lớn nên việc kiểm tra kiểm soát, giám sát của hệ thống quản lý chất lượng sản phẩm còn gặp nhiều hạn chế.
- Máy móc thiết bị một số dây chuyền chưa đồng bộ do vậy chất lượng một số chủng loại sản phẩm còn gặp khó khăn về độ đồng đều trong quá trình sản xuất.
- Nguyên liệu bông xơ còn phải nhập khẩu hầu hết nên tại những thời điểm có khó khăn về vốn lưu động việc lựa chọn phương án sản xuất tối ưu cho chất lượng sản phẩm gặp không ít khó khăn.
- Dịch vụ sau bán hàng còn yếu kém do là tổng công ty chưa đào tạo được một đội ngũ chuyên gia đảm nhiệm công tác này.
- Giá cả sản phẩm còn cao so với những đối thủ cùng có trên thị trường chưa phục vụ được tầng lớp những người có thu nhập trung bình và thấp. Vấn đề này cũng phần nào hạn chế năng lực cạnh tranh của tổng công ty. Nguyên nhân là do chi phí phát sinh trong sản xuất, lãng phí không cần thiết làm cho giá thành sản phẩm tăng.
- Hệ thống kênh phân phối còn quá đơn giản và nghèo nàn. Sự ràng buộc giữa các đại lý, của hàng giới thiệu sản phẩm là chưa cao. Sự ràng buộc ở đây chỉ là về lợi ích còn trách nhiệm thì chưa có, hiện tượng đưa các sản phẩm gia công cùng chủng loại sản phẩm, hàng nhái trà trộn trong các cửa hàng, đại lý của tổng công ty để bán kiếm lời chưa kiểm soát được sẽ có thể làm mất uy tín sản phẩm của tổng công ty.
- Việc nghiên cứu thị trường, đối thủ cạnh tranh còn chưa được chú trọng vì vậy có những thay đổi trên thị trường cũng như chiến lược của đối thủ cạnh tranh công ty không nắm bắt kịp thời nên đôi khi rơi vào tình trạng bị động.
CHƢƠNG 3
CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT MAY HÀ NỘI