Nhân tố đầu vào

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của Tổng Công ty Cổ phần Dệt may Hà Nội (Trang 64)

Do đặc điểm sản phẩm chủ yếu của tổng công ty là sợi, vải dệt kim, vải Denim, các sản phẩm may mặc, khăn. Sản phẩm của qui trình sản xuất trước là nguyên liệu đầu vào của quá trình sản xuất sau. Chất lượng của bông là một yếu tố hàng đầu mà tổng công ty phải quan tâm tới vì đây là nguyên liệu đầu vào đầu tiên cho mọi quá trình sản xuất của tổng công ty, nó ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sản phẩm của các khâu kế tiếp và của sản phẩm đầu ra cuối cùng.

Ví dụ: Qui trình công nghệ sản xuất sản phẩm như sau:

Như qui trình trên ta thấy sợi vừa là đầu ra của qui trình sản suất từ bông vừa là nguyên liệu đầu vào của quá trình dệt vải. Tương tự như vậy thì vải cũng là sản phẩm của qui trình dệt vải và cũng là nguyên liệu đầu vào của qui trình cắt may tạo ra sản phẩm cuối cùng là quần áo.

Nguyên liệu

bông Sợi Vải Sản phẩm

Kéo

sợi Dệt

Cắt may

Thời gian sản xuất phụ thuộc rất lớn vào việc cung cấp nguyên vật liệu đầu vào và chất lượng nguyên vật liệu mà các đối tác cung ứng. Đây cũng là một yếu tố quan trọng hàng đầu của công ty khi bước vào thị trường cạnh tranh. Tìm kiếm được lượng nguyên vật liệu chất lượng tốt, giá cả phải chăng, đối tác cung ứng ổn định, tin cậy cũng đã là một nhân tố giúp cho mỗi công ty có được năng lực cạnh tranh hơn so với đối thủ cùng loại trên thị trường.

- Sản phẩm sợi: nguyên liệu chính để sản xuất là bông, 90% nhập khẩu từ nước ngoài do Việt Nam hiện nay chưa chủ động được vùng nguyên liệu để sản xuất. Phần lớn là nhập khẩu từ Mỹ, Uzebikistan, các nước Châu Phi...nguồn mua nguyên liệu này tuy giá cả có đắt hơn so với giá bông trong nước nhưng hầu như các đối tác này đều là những khách hàng truyền thống luôn đảm bảo ổn định về chất lượng, tiến độ giao hàng.

Hơn nữa một yếu tố hơn hẳn của Hanosimex so với các đối thủ khác chính là tổng công ty luôn có lượng vốn dự trữ lớn (30% tổng số vốn: khoảng xấp xỉ 160 tỷ), nên tổng công ty có thể mua được một lượng nguyên liệu dự trữ đủ lớn đáp ứng được tình hình sản xuất trong thời gian dài, tránh rủi ro biến động thị trường xảy ra ảnh hưởng đến sản xuất dẫn đến chất lượng sản phẩm kém.

10% còn lại là bông Việt Nam chất lượng có kém hơn so với bông nhập ngoại nhưng có ưu điểm là giá cả rất phải chăng, được dùng cho những đơn hàng đòi hỏi chất lượng không quá cao, giá thành giảm từ đó có thể nâng cao khả năng cạnh tranh.

Ngoài ra, nguồn nguyên liệu xơ polyester được nhập khẩu 100% từ nước ngoài bao gồm: Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan...để sản xuất ra các loại sợi PE, Pe/Co tuỳ theo sự lựa chọn đặt hàng của khách hàng

- Sản phẩm vải dệt kim, vải Denim, sản phẩm may, khăn: nguyên liệu đầu vào, kiểm soát được chất lượng sản phẩm từ khâu đầu đến khâu cuối trong quá trình sản xuất) tiết giảm chi phí, hạ được giá thành sản phẩm, tăng được sức cạnh tranh.

2.3.2. Trình độ tay nghề của ngƣời lao động

Nhìn chung đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật và công nhân lành nghề của tổng công ty và các xí nghiệp thành viên được đào tạo một cách cơ bản, có hệ thống do vậy đến thời điểm hiện nay việc duy trì và nâng cao chất lượng sản phẩm đang là lợi thế cạnh tranh rất rõ nét so với các công ty bạn trong ngành. Hệ thống quản lý kỹ thuật được phân cấp rất rõ ràng, các qui trình công nghệ sản xuất các loại mặt hàng được qui định rất chặt chẽ có giám sát, kiểm tra việc thực hiện hàng ngày, vì vậy ý thức của người lao động đã thành tiềm thức trong công tác sản xuất tại các đơn vị thành viên. Hàng năm, công ty có thường xuyên tổ chức các cuộc thi nâng cao tay nghề và hội thi thợ giỏi, từ đó tìm ra những lao động có tay nghề tốt, bổ trí vào những vị trí hợp lý nhất trong dây chuyền sản xuất để họ có thể phát huy tốt nhất khả năng của mình. Bên cạnh đó thì công ty cũng mở các khoá huấn luyện tay nghề cho lao động trong công ty cũng như huấn luyện đội ngũ lao động mới.

Tuy nhiên, trong cơ chế thị trường hiện nay việc đào tạo đội ngũ quản lý, cán bộ kỹ thuật và công nhân lành nghề cần phải làm thường xuyên, bên cạnh đó phải quan tâm đến lợi ích vật chất đúng mức để giữ vững đội ngũ cán bộ công nhân viên có trình độ, đã được đào tạo. Nếu không làm tốt vấn đề này thì thị trường lao động sẽ bị biến động không lường trước được.

Bảng 19: Trình độ tay nghề của công nhân trong công ty

TT Trình độ công nhân Năm2004 Năm2005 Năm2006

1 Tổng số 4.384 4.550 4.536 2 Công nhân bậc 1 492 658 841 3 Công nhân bậc 2 530 630 763 4 Công nhân bậc 3 816 805 587 5 Công nhân bậc 4 1.061 941 894 6 Công nhân bậc 5 1.006 900 814 7 Công nhân bậc 6 431 537 536 8 Công nhân bậc 7 48 79 101 Nguồn: Phòng TCHC

2.3.3. Dây chuyền công nghệ sản xuất

Dây chuyền máy móc thiết bị: được đầu tư của các hãng nổi tiếng trên thế giới như: Cộng Hoà Liên Bang Đức, Nhật Bản, Italia, Bỉ...Công nghệ được áp dụng trong các dây chuyền sản xuất là những công nghệ tiên tiến, hiện đại. Đây là một lợi thế cạnh tranh của tổng công ty so với đối thủ cạnh tranh cùng loại trên thị trường hiện nay. Tuy nhiên thiết bị của một số dây chuyền chưa thật sự đồng bộ, do vậy việc nghiên cứu, đầu tư trước mắt và lâu dài đòi hỏi công ty cần phải nghiên cứu một cách chặt chẽ có lựa chọn hợp lý để đảm bảo sản xuất ra các loại sản phẩm có chất lượng cao phù hợp với yêu cầu thị hiếu của người tiêu dùng trong nước và quốc tế.

Thí dụ:

- Dây chuyền sản xuất vải Dệt kim được đầu tư bởi nhiều hãng khác nhau nhưng công nghệ hoàn tất vải thành phẩm đặc biệt là các loại vải có chun co giãn chưa được phù hợp với công nghệ mới của thế giới hiện nay để tạo ra được sản phẩm vải có chất lượng cao và ổn định.

- Dây chuyền sản xuất khăn tại nhà máy Dệt Hà Đông các thiết bị dệt hiện đang sử dụng có những loại máy cũ, lạc hậu, tốc độ thấp, chất lượng sản phẩm khăn kém. Công nghệ nhuộm và hoàn tất khăn còn nhiều bất cập. do vậy, các chỉ tiêu độ đồng đều màu, độ xiên canh, độ lên bông của các loại khăn chưa ổn định.

2.3.4. Tình hình tài chính doanh nghiệp

Phân tích tổng hợp tình hình tài chính của tổng công ty nhằm mục đích đánh giá khái quát tình hình huy động các nguồn vốn và việc phân phối sử dụng các nguồn vốn kinh doanh, qua đó cho ta thấy được khả

năng đáp ứng nhu cầu vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của tổng công ty. Có thể nói rằng vốn là điều kiện vật chất không thể thiếu được để tiến hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh. Bước vào sản xuất kinh doanh trước hết công tác tổ chức tài chính doanh nghiệp phải xác định được nhu cầu vốn cần thiết cho các hoạt động của doanh nghiệp trong kỳ. Là một doanh nghiệp nhà nước mới được cổ phần có quy mô sản xuấ t lớn với các trang thiết bị máy móc tiên tiến hiện đại tổng công ty đã tạo được một vị thế vững chắc trên thương trường, không chỉ ưu tiên cho xuất khẩu như trước kia nữa mà ngày càng chú trọng vào thị trường nội địa. Chính vì thế hàng năm tổng công ty cũng cần một lượng vốn khá lớn để đầu tư trang thiết bị, nâng cấp máy móc, đảm bảo cho kế hoạch sản xuất kinh doanh được tiến hành theo đúng tiến độ đề ra.

Qua phân tích báo cáo tài chính của tổng công ty qua các năm (phụ lục 2) ta thấy: tổng giá trị tài sản của tổng công ty cũng như nguồn vốn chủ sở hữu tăng cao. Cụ thể tổng tài sản của tổng công ty năm 2007 là 1,080,334 triệu đồng tăng 166,533triệu đồng tương đương với 18,2 % so với năm 2006, nguồn vốn chủ sở hữu của công ty tăng 29,2% do năm 2007 tổng công ty tiến hành phát hành cổ phiếu trên thị trường chứng khoán tăng thêm vốn bổ sung cho hoạt động của tổng công ty.

Khả năng tự chủ tài chính của tổng công ty hàng năm đều ổn định ở mức 19% đáp ứng được nhu cầu của các ngân hàng khi tổng công ty vay vốn để sản xuất các đơn hàng xuất khẩu. Mặc dù hệ số nợ/tài sản của tổng công ty cao = 81% tổng tài sản nhưng tất cả các khoản nợ đều nằm trong hạn mức:

Bảng 20: Chi tiết các khoản nợ

TT TỔ CHỨC TD

HẠN MỨC 2007 DƯ NỢ NGẮN HẠN DƯ NỢ TRUNG DÀI HẠN TRẠNG THÁI NỢ Số tuyệt đối Tỷ trọng Số tuyệt đối Tỷ trọng Số tuyệt đối Tỷ trọng

1 NH Công thương HBT 90,000 15% 66,409 16% 2,276 2% Trong hạn 2 NH INDOVINA 70,000 12% 66,446 16% 0% Trong hạn 3 SGD NH ĐT&PTVN 230,000 40% 197,860 48% 29,367 28% Trong hạn 4 NH TM CP

Quân Đội 80,000 14% 47,101 12% 0 0% Trong hạn

5 Cty tài chính Dệt may 11,400 2% 10,340 3% 0% Trong hạn 6 NH NN&PTNT CN Hà Thành 100,000 17% 20,346 5% 0% Trong hạn 7 NH NN&PTNT Hà Nội - 3,348 3% Trong hạn 8 NH Công thương Bến Thuỷ 0 0% Trong hạn 9 NH Phát triển 67,011 64% Trong hạn 10 NH NN&PTNT Bắc HN 3,311 3% Trong hạn Tổng 581,400 408,502 105,313

Nguồn: Phòng kế toán – tài chính

Khả năng thanh toán của công ty may đặc biệt quan trọng nó cho biết doanh nghiệp có đủ điều kiện để thực hiện các hợp đồng lớn và giao hàng đúng hẹn hay không.

- Khả năng thanh toán hiện hành = tiền và tài sản lưu động/nợ ngắn hạn

- Khả năng thanh toán nhanh = tiền + các khoản phải thu + tài sản lưu động khác / nợ ngắn hạn

Bảng 21: Các chỉ số khả năng thanh toán

Đơn vị: lần

Chỉ tiêu thanh khoản Năm 2006 Năm 2007

1. Khả năng thanh toán hiện hành 0.96 0.95

2. Khả năng thanh toán nhanh 0.49 0.65

3. Khả năng thanh toán tức thời 0.04 0.24

Nguồn: Phòng kế toán – tài chính

Ta thấy các chỉ tiêu về khả năng thanh toán nhanh và tức thời của tổng công ty năm 2007 cao hơn năm 2006 do nguồn dự trữ tiền mặt của tổng công ty tăng cao hơn cả về số lượng và tỷ trọng. Năm 2006 tổng tiền mặt của tổng công ty là 26646 triệu đồng chiếm 2,9% tổng giá trị tài sản trong khi năm 2007 tổng tiền mặt là 176347 triệu đồng chiếm 16,3% tổng giá trị tài sản. Tuy nhiên khả năng thanh toán hiện hành của tổng công ty không có sự biến động nhiều vì tiền mặt và tài sản lưu động của tổng công ty tăng nhưng tổng nợ cũng tăng với tỷ lệ tương tự, tỷ lệ hàng tồn kho của năm 2007 cũng giảm nhiều tư 30,4% xuống còn 20,6%.

Những chỉ số trên cho ta thấy tình hình tài chính của tổng công ty đang tương đối ổn định và tốt lên, khả năng tự chủ và sử dụng nguồn vốn hiệu quả tăng cao.Tổng công ty đang xây dựng hình ảnh về một đơn vị hoạt động tiên tiến trong ngành dệt may.

2.3.5. Chính sách marketing

2.3.5.1. Chính sách sản phẩm

Hiện nay tổng công ty đang tiến hành nghiên cứu để sản xuất ra những sản phẩm với mẫu mã đa dạng, phong phú và giá cả hợp lý hơn, đáp ứng được tối đa nhu cầu của khách hàng. Nhìn chung thì mẫu mã, kiểu dáng sản phẩm đã có bước chuyển biến hơn so với một số đối thủ cạnh tranh như dệt Nam

Định, dệt vĩnh Phú...nhưng so với một số đối thủ khác như dệt Kim Đông Xuân, dệt Phong Phú, may Phương Đông...thì mẫu mã và chủng loại sản phẩm có phần kém hơn là do hiện nay tổng công ty chưa có một đội ngũ các nhà thiết kế chuyên nghiệp. Vì vậy vấn đề cấp bách mà tổng công ty cần làm bây giờ để nâng cao năng lực cạnh tranh cho sản phẩm của mình chính là tạo điều kiện thu hút đội ngũ các nhà thiết kế chuyên nghiệp có trình độ để đưa ra nhiều những sản phẩm mới, có kiểu dáng và mẫu mã đẹp, phù hợp với cuộc sống, thoả mãn tối đa nhu cầu của khách hàng tạo ra lợi thế lớn cho tổng công ty so với đối thủ cạnh tranh cùng loại.

Bên cạnh việc nâng cao chất lượng sản phẩm, tổng công ty cũng đã chú trọng xây dựng hình ảnh sản phẩm của tổng công ty qua việc phát triển, bảo vệ thương hiệu của mình.

Tổng công ty đã thực hiện một số công tác quản lý và phát triển Thương hiệu như sau:

- Đã đăng ký và được cấp chứng nhận nhãn hiệu Lôgô “hình chim hạc và chữ HANOI” tại cục sở hữu trí tuệ Việt Nam.

- Đã đăng ký và được cấp chứng nhận nhãn hiệu “HANOSIMEX” và nhãn hiệu “JUMP”, “BLOOM” dùng cho hàng quần áo thời trang cao cấp tại cục sở hữu trí tuệ Việt Nam.

- Đã đăng ký và được thông qua phần xét nghiệm hình thức tại cục sở hữu trí tuệ Việt Nam kiểu dáng Công nghiệp: Khăn ảo – dùng cho đóng gói khăn mặt bông.

- Đã đăng ký và được cấp chứng nhận nhãn hiệu Lôgô “hình chim hạc và chữ HANOI” tại Mỹ

- Đã đăng ký và được cấp chứng nhận nhãn hiệu “HANOSIMEX” tại Mỹ. - Hàng năm chí phí quảng cáo và phát triển thương hiệu chiếm 1% trong tổng Doanh thu.

2.3.5.2. Giá bán một số sản phẩm và chính sách giá cả của tổng công ty hiện nay hiện nay

Do sản phẩm của tổng công ty có nhiều loại nên có rất nhiều phương pháp xây dựng giá bán sản phẩm. Tuy nhiên có thể qui chúng lại thành các bước sau:

+ Xác định mục tiêu đặt giá + Xác định nhu cầu với sản phẩm + Xác định chi phí

+ Xác định giá cả sản phẩm tương tự của các đối thủ cạnh tranh. Hiện nay tổng công ty đang sử dụng phương pháp định giá là: Giá bán = Giá thành + thuế + lợi nhuận kỳ vọng

Trên thực tế cách tính này đôi khi không còn phù hợp nữa bởi vì một chính sách giá cả hợp lý, linh hoạt cần phải dựa trên hai yếu tố là: chi phí sản xuất và những điều kiện khách quan của thị trường.

Ngoài ra để khuyến khích người mua, tổng công ty còn sử dụng phương pháp định giá theo hệ số và một số chính sách khác như:

+ Giá phân biệt: giảm giá bán theo khả năng thanh toán và khối lượng + Tuỳ từng sản phẩm mà tổng công ty có chính sách giá theo mùa vụ + Tuỳ theo từng khách hàng mà có sự ưu tiên giảm giá

 Tuỳ theo từng loại chi số cao hay thấp mà có giá cả bình quân khác nhau. Trung bình:

- Sợi PE: 29.000 đến 31.000đ/kg

- Sợi cotton chải thô: 32.000 đến 36.000đ/kg - Sợi cotton chải kỹ: 33.000 đến 49.000đ/kg

- Sản phẩm vải dệt kim: từ 45.000 đến 75.000đ/kg - Sản phẩm vải Denim: từ 25.000 đến 29.000đ/m - Khăn:

+ Khăn mặt: 3.200 đến 5.000đ/chiếc + Khăn tắm: 12.000 đến 16.000đ/chiếc

- Sản phẩm may Dệt Kim: từ 26.000 đến 90.000đ/sp - Sản phẩm may Denim: từ 35.000 đến 85.000đ/sp

Bảng 22: Giá sản phẩm sợi tại thời điểm năm 2007

Đơn vị tính: đồng/kg Sản phẩm Giá Sản phẩm Giá Ne 40 PE 22.727 Ne 46 83/7 CT 28.455 Ne 45 PE 28.091 Ne 36 Cotton CT 32.455 Ne 30 PE 25.455 Ne 46/2 Cotton CT 29.545

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của Tổng Công ty Cổ phần Dệt may Hà Nội (Trang 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)