Huy động và sử dụng nguồn vốn kinh doanh có hiệu quả

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của Tổng Công ty Cổ phần Dệt may Hà Nội (Trang 91 - 93)

Tài chính là yếu tố quan trọng đảm bảo cho hoạt động của tổng công ty được tiến hành trôi chảy, đúng kế hoạch và tiến độ. Hoạt động này nhằm thực hiện các mục tiêu của tổng công ty: tối đa hoá lợi nhuận, tối đa hoá giá trị công ty , tăng trưởng và phát triển. Tổng công ty cần xác lập, huy động và sử dụng một cách có hiệu quả các nguồn vốn cho hoạt động của tổng công ty trong ngắn hạn và dài hạn. Lãnh đạo phải kiểm soát

được tài chính của tổng công ty, muốn vậy, lãnh đạo cần phải phân tích một cách tỉ mỉ và hoạch định tài chính một cách cụ thể cho từng khối công việc theo từng thời gian.

Hiện nay hoạt động gia công không chiếm dụng nhiều nguồn vốn của tổng công ty do nguyên liệu và mẫu mã đều do bên đối tác gửi sang. Do vậy , lãnh đạo tổng công ty cần tập trung tài chính cho hoạt động xúc tiến thương mại, xây dựng hình ảnh thương hiệu sản phẩm để kinh doanh trực tiếp. Ngoài ra kế hoạch tài chính cho năm, cho quý, cho việc mua sắm thiết bị máy móc cũng cần được cân nhắc xem có phù hợp với điều kiện tài chính hiện tại của tổng công ty.

Nguồn vốn của tổng công ty một phần của nhà nước, một phần của cán bộ công nhân viên, một phần của các thành viên góp vốn trên thị trường chứng khoán. Do vậy tổng công ty cần đưa ra các chính sách đầu tư thích hợp để không làm thất thoát nguồn vốn của nhà nước đồng thời tăng cường hiệu quả sử dụng vốn.

- Đầu tư có trọng điểm vào những nhà máy có hoạt động sản xuất kinh doanh tốt đem lại hiệu quả cao, những sản phẩm có doanh số và lợi nhuận cao đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng. Ví dụ như: các sản phẩm may mặc cho trẻ em, vải demi ...là các sản phẩm đang đem lại hiệu quả, cần được đầu tư để tăng năng suất.

- Đầu tư thay thế những thiết bị đã lạc hậu để hệ thống sản xuất đồng bộ nhằm đưa ra những sản phẩm có chất lượng tốt và khai thác được hết công suất sử dụng của máy móc.

- Góp vốn vào những đơn vị kinh doanh có những sản phẩm chất lượng trong ngành, tiến tới việc sáp nhập những tổ chức kinh doanh nhỏ lẻ vào tổng công ty. Chuyển hướng sản xuất tại những đơn vị làm ăn không hiệu quả trong tổng công ty và chuyển nhượng lại những đơn vị không phù hợp.

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của Tổng Công ty Cổ phần Dệt may Hà Nội (Trang 91 - 93)