15,3 2.Doanh thu gia công / người Usd/ng/ca 3,2 12,4 6,2
Nguồn: Báo cáo tổng kết năm 2006 của Tập đoàn dệt may việt nam.
Ta thấy, năng suất lao động thực tế của công nhân những năm qua đã tăng tuy nhiên chỉ tương đương so với năng suất lao động trung bình của ngành vì vậy tổng công ty cần bố trí sản xuất hợp lý hơn để nâng cao được năng suất.
2.2.2.2. Trình độ công nghệ sản xuất
Ngành dệt may có đặc điểm là sử dụng rất nhiều loại máy móc khác nhau trong lĩnh vực sản xuất một loại sản phẩm. Tình hình máy móc thiết bị của ngành Dệt May của nước ta tương đối lạc hậu, tiếp nhận các loại máy
móc thiết bị cũ của Tây Đức và một số nước Đông Âu. Sản phẩm làm gia chỉ đáp ứng được thị trường trong nước. Nhưng trong những năm gần đây ngành Dệt May chúng ta đã đầu tư tương đối lớn để thay thế máy móc thiết bị, đào tạo công nhân lành nghề đáp ứng nhu cầu máy móc thiết bị. Sản phẩm làm gia đáp ứng được nhu cầu của khác hàng trong nước và đã xuất khẩu ra nước ngoài.
Tổng công ty Dệt- May Hà Nội là một trong những đơn vị thuộc Tập đoàn Dệt- May Việt Nam, được thành lập từ những năm 80, máy móc thiết bị của tổng công ty được nhập chủ yếu Tây Đức, Thụy Sỹ và các nước Đông Âu, máy móc thiết bị lạc hậu cũ nhưng nó là những bộ phận quan trọng của nhà máy, nó ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm và năng suất lao động. Về giá trị nó chiếm đến 65 – 70% vốn cố định của tổng công ty. Nhưng tổng công ty vẫn cố gắng đi vào hoạt động với tình trạng máy móc thiết bị đó. Cuối những năm 90, với sự giao lưu quốc tế được mở rộng tổng công ty đã đầu tư khá nhiều máy móc thiết bị hiện đại, đã chiếm đến khoảng 75% vốn cố định của tổng công ty. Công suất máy móc thiết bị được sử dụng với hiệu suất khá cao (khoản 74,44%), có máy được sử dụng với hiệu suất cao đến 90%, 91%,93%,94%. Năm 2005 đến nay, tổng công ty đã đầu tư hàng loạt dây chuyền sản xuất với công nghệ tiên tiến chiếm 35.9 % tổng giá trị tài sản doanh nghiệp trong đó 70% là các thiết bị mới:
Lĩnh vực kéo sợi
Hiện nay, tổng công ty Hanosimex được trang bị dây chuyền kéo sợi hiện đại với các thiết bị của hãng nổi tiếng trên thế giới như Marzoli, Toyoda, Schlafhorst, SSM và Rieter.
Năm 2005 tổng công ty mới đầu tư mở rộng dây chuyền thiết bị sợi hiện đại có thiết bị cấp lõi và đổ sợi tự động. Các máy công nghệ được điều khiển và kiểm soát qua màn hình vi tính. Các máy ghép đều trang bị hệ thống làm đều tự động Autoleveler. Các máy ống tự động được trang bị hệ thống cắt lọc điện tử hiện đại cho sợi chất lượng cao.
Sản xuất được các mặt hàng sợi đa dạng: cotton, các loại sợi hoá học, và nguyên liệu trộn cotton và xơ hoá học với tỷ lệ pha trộn theo ý muốn, đạt chất lượng sản phẩm tốt nhất. Sản xuất được các loại sợi Slub, sợi bọc chun, sợi Texture để dệt các mặt hàng vải co giãn thời trang.
Theo điều tra của Tập đoàn dệt may Vinatex: “Trình độ công nghệ của đa số các công ty, xưởng kéo sợi lạc hậu:15% thiết bị được đầu tư từ các nước tiên tiến và được sử dụng trong vòng 5 năm, 11% thiết bị đã được sử dụng từ 5 đến 10 năm hiện vẫn đang hoạt động tốt; 33% thiết bị được sử dụng từ 10 đến 20 năm chất lượng trung bình và tùy thuộc vào trình độ quản lý sử dụng của doanh nghiệp; 41% các thiết bị đã được sử dụng trên 20 năm, chất lượng xuống cấp nghiêm trọng”
Như vậy thiết bị kéo sợi của tổng công ty thuộc mức hiện đại trong ngành. Lĩnh vực dệt
Lĩnh vực dệt vải Denim:
Dây chuyền dệt vải DENIM là dây chuyền hiện đại được đầu tư đồng bộ từ công đoạn: Mắc - Nhuộm - Hồ - Dệt- Hoàn tất với các ưu điểm vượt trội sau:
Công đoạn Mắc có bộ kiểm soát sức căng sợi, đảm bảo sức căng đồng đều cho trục mắc.
Công đoạn Nhuộm - Hồ có bộ pha cấp hoá chất thuốc nhuộm tự động, đảm bảo chất lượng nhuộm màu đồng đều và ổn định.
Công đoạn Dệt được trang bị máy dệt PICANOL hoàn toàn tự động, có bộ PFT kiểm soát sức căng sợi ngang để dệt các mặt hàng vải co giãn đảm bảo chất lượng.
Lĩnh vực dệt khăn
Dây chuyền dệt khăn được đầu tư thiết bị đồng bộ, sản xuất các chủng loại khăn đa dạng, chất lượng cao. Công đoạn Dệt được trang bị các máy dệt tự động VAMATEX – ITALIA , đặc biệt có đầu Jacka điện tử dệt được các
mặt hàng có hình hoa phức tạp , các kiểu trang trí,… đáp ứng yêu cầu đa dạng của khách hàng.
Lĩnh vực dệt kim
Dây chuyền Dệt - Nhuộm – Hoàn tất vải dệt kim được đầu tư các thiết bị đồng bộ hiện đại của Đức, Italia, Nhật bản, Đài Loan, Hàn Quốc:
Công đoạn dệt: Sử dụng máy dệt kim tròn của các hãng nổi tiếng Mayer & Cie, Terrot, Kemyong, Pailung. Dệt được các loại vải Single, Rib, Interlock cơ bản và dẫn xuất. Các máy dệt phẳng và Jacquard của các hãng Matsuya, Shimaseiki.
Công đoạn nhuộm: Có các máy nhuộm thường áp và cao áp tự động theo chương trình. Các máy nhuộm sợi Bobin.
Công đoạn hoàn tất: Với các máy văng sấy định hình năng suất cao, máy Compact khống chế độ co vải.
Phòng thí nghiệm hoá nhuộm hiện đại với máy so mầu quang phổ Datacolor. Năm 2005 tổng công ty đầu tư thêm dây chuyền mới:
- Dệt, nhuộm, cào, chải, xén lông, tạo hạt: Sản xuất vải cào bông, vải nỉ cào 1 mặt và 2 mặt.
- Các máy dệt Single Jacquard có cơ cấu cấp nhiều đầu sợi mầu tự động, tạo hoa văn được thiết kế trên máy tính.
Lĩnh vực may:
Các nhà máy may trong tổng công ty được trang bị nhiều thiết bị đồng bộ, hiện đại của các hãng nổi tiếng thế giới: JUKI, YAMATO, BROTHER, KANSAI - Nhật bản và UNION - Mỹ. Trong đó có nhiều thiết bị điện tử tự động thế hệ mới giúp nâng cao năng suất lao động , chất lượng sản phẩm và đa dạng hoá mặt hàng. Ngoài ra có xưởng thêu vi tính gồm 10 máy thêu TAJIMA,BARUDAN - Nhật bản, trong đó có 3 máy thêu khổ rộng thế hệ mới.
Áp dụng các công nghệ tiên tiến như: Thiết kế, giác sơ đồ mặt bằng trên máy vi tính với Hệ thống phần mềm thiết kế ACCUMARK của hãng GERBER Technology - Mỹ.
Ngành may mặc Việt nam phát triển khá nhanh trong những năm gần đây, tiêu chí đánh giá trình độ công nghệ của Tập đoàn dệt may Việt nam là việc sử dụng hệ thống công nghệ thông tin trong thiết kế kỹ thuật và sơ đồ, quản lý và điều hành sản xuất, ứng dụng hệ thống tự động hóa trong các khâu sản xuất.Như vậy so với ngành, tổng công ty Hanosimex có trình độ công nghệ tương đối tốt tuy nhiên vấn đề quản lý sử dụng máy móc thiết bị ở mỗi bộ phận còn có sự khác biệt, một số đơn vị chưa sử dụng hết công suất.
Trong thời gian gần đây, hệ thống máy móc thiết bị của tổng công ty đã được cải thiện đáng kể. Điều đó đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc duy trì và mở rộng thị trường tiêu thụ, cho phép đưa ra được những chính sách hữu hiệu về sản phẩm, về giá cả và phân phối. Máy móc thiết bị hiện đại cho phép sản xuất ra được những chủng loại mới có mẫu mã, chủng loại đa dạng và phong phú, phù hợp với thị hiếu của khác hàng. Đặc biệt là với thị trường xuất khẩu là những thị trường rất khó tính. Năng lực sản xuất của tổng công ty được nâng cao đáng kể, có thể đáp ứng được những đơn đặt hàng lớn. Với những dây chuyền sản xuất công nghệ hiện đại là chìa khóa cho việc giảm chi phí sản xuất hạ giá thành sản phẩm. Nhờ việc mạnh dạn đổi mới các dây chuyền công nghệ hiện đại, khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường cũng cạnh tranh đáng kể, hoạt động tiêu thụ hàng hóa cũng có nhiều thuận lợi hơn, tổng công ty cũng mạnh dạn hơn khi đưa ra chính sách quảng cáo, xúc tiến với quy mô lớn hơn.
2.2.2.3. Chủng loại và chất lƣợng sản phẩm
Đây là một yếu tố quan trọng tác động to lớn tới tình hình cạnh tranh của doanh nghiệp. Tổng công ty cổ phần Dệt may Hà nội có nhiều loại sản phẩm với nhiều chủng loại mẫu mã và kiểu dáng khác nhau như:
Các sản phẩm sợi: với sản lượng trên 15.000 tấn mỗi năm gồm: sợi cotton, sợi PE, sợi Pe/Co: chi số Ne 30: 65/35, Ne 45: 65/35, Ne 8 OE, Ne 11 OE, Ne 20 cotton, Ne 45: 83/17, Ne 32 cotton, Ne 40 CK, Ne 30 CK, Ne 20 CK… đây là mặt hàng truyền thống và chủ lực của công ty.
Sản phẩm hàng Dệt kim bao gồm: vải dệt kim các loại như Rib, Lascot, Single, Interlok… sản lượng khoảng 2.500 tấn mỗi năm và các sản phẩm may dệt kim như các loại quần áo cho người lớn, trẻ em với số lượng khoảng hơn 8 triệu sản phẩm mỗi năm, trong đó xuất khẩu 7 triệu sản phẩm mỗi năm. Sản phẩm dệt kim có ba chủng loại chính là áo dệt kim có cổ (polo shirt), áo dệt kim cổ bo (T – shirt + Hineck), quần áo thể thao…
Theo báo cáo của tập đoàn dệt may Vinatex, đa số sản phẩm dệt kim Việt nam được sản xuất với chất lượng trung bình so với thế giới , kết cấu sợi phổ biến có chỉ số Ne từ 7 đến tối đa 40, mật độ trung bình và được hoàn tất thông thường.
Chất lượng sản phẩm dệt kim của tổng công ty so với thế giới chỉ ở mức trung bình khá tuy nhiên được đánh giá là khá tốt so với các sản phẩm dệt kim trong nước.
Bảng 14: Tổng hợp chất lƣợng sợi, vải denim, vải dệt kim năm 2006
Loại Tổng số Phẩm cấp
LI % LII % LIII %
Sản lượng sợi (tấn)
Nhà máy sợi Hà Nội 12659.5 12448 98.33 200.2 1.58 11.06 0.09 Vải Dệt Kim (cuộn) DK12tháng
Vải single 22980 18465 80.35 4342 18.89 173 0.75 Vải Lacost 39809 35479 89.12 4100 10.30 230 0.58 Vải Interlocks 12951 11843 91.44 1079 8.33 29 0.22 Vải Rib 16184 13420 82.92 2701 16.69 63 0.39 Phẩm cấp chung 91924 79207 86.17 12222 13.30 495 0.54 Vải Denim (m)
Vải có khối lượng
< 10 OZ 1773149.2 1584689.6 89.4 93988.6 5.3 94471.0 5.3 Vải có khối lượng
10 OZ 3356153.7 3105725.1 92.5 92669.9 2.8 157758.7 4.7
Phẩm cấp chung 5129302.9 4690414.7 91.4 186658.5 3.6 252229.7 4.9 Nguồn: Phòng KCS
Như vậy chất lượng sợi của tổng công ty Hanosimex từ mức trung bình đến mức cao cấp, tuy nhiên sản phẩm cao cấp vẫn chiếm tỷ lệ cao.
Sản phẩm khăn gồm: khăn tắm, khăn ăn với sản lượng khoảng 700 tấn mỗi năm. Đây là những sản phẩm tổng công ty sản xuất chủ yếu theo đơn đặt hàng của những khách hàng xuất khẩu quen thuộc.
Bảng 15: Tổng hợp chất lƣợng khăn năm 2006 Mặt hàng T.S Lượng Định Mức Phẩm cấp (%) Các dạng lỗi (%) XK LI LII Dệt Kích thước May VS CN TLượng Màu Khăn ăn 3.259.812 94 96.8 2.5 0.7 63.3 4.3 5.6 17.1 0.0 9.2 Khăn mặt 4.653.887 93 97.5 1.9 0.6 72.1 1.3 3.3 13.3 0.0 9.9 Khăn tắm 2.384.599 92 96.4 2.8 0.8 68.1 2.3 2.3 16.1 0.0 11.2 Tổng SP XK 10.298.298 93 97.03 2.30 0.68 68.0 2.58 3.81 15.37 0.01 10.07
Khăn nội địa 523.289 98.0 99.7 0.3 76.2 0,4 4.0 10.2 0.0 9.3
Nguồn: Phòng KCS
Các sản phẩm may: gồm các sản phẩm may dệt kim và dệt Denim như: áo T-shirt, sơ mi, dệt kim, quần áo jeans... các sản phẩm này sản xuất chủ yếu theo đơn đặt hàng của các khách hàng trong và ngoài nước. Phần còn lại dùng để tiêu thụ trong nội địa qua các đại lý, cửa hàng giới thiệu sản phẩm.
Bảng 16: Tổng hợp chất lƣợng sản phẩm may năm 2006
Tên nhà máy Tổng sản lượng
Phẩm cấp(%) Sau là bao gói (%)
LI LII T/C Lần I T/C Lần II Các dạng lỗi (%) Là BG May VSCN K/T Khác May 1 2099982 (DK) 33083 DT) 99.99 100 0.01 0 2.76 6.11 0.04 0.22 4.2 6.3 57.3 83.3 27.1 8.0 3.6 6.2 2.4 May 2 2196430 (DK) 26315 (DT) 100 100 0 0 2.47 3.49 0.04 0.23 2.2 6.5 65.4 71.9 20.9 9.2 1.4 10.1 12.4 May Th.Trang 1160948 99.85 0.15 2.69 0.01 3.0 69.0 17.1 2.7 8.2 Đông Mỹ 1305815 (DK) 1503 (DT) 100 0 2.77 4.3 0.03 22.4 35.2 81.3 20.1 18.2 14.4 7.9 May 3 664875 99.8 0.2 4.83 0.15 7.3 56.3 23.1 2.9 9.1 GC-HTL 543413 100 0 5.26 0.03 GC-HP 931161 99.57 0.43 5.08 GC-HN 153026 99.56 0.44 25.9 4.33 Nguồn: Phòng KCS
Chất lượng sản phẩm dệt may Việt Nam tương đối khá đáp ứng được khả năng cạnh tranh về chất lượng xuất khẩu ở nhiều mức độ đẳng cấp khác nhau, sản phẩm sơ mi dệt kim của tổng công ty có chất lượng tương đương với sản phẩm của công ty dệt may Thành công, công ty Esquel, công ty Hansol Vina…
Mặt hàng lều bạt du lịch: đây là sản phẩm mới của tổng công ty đưa ra để đáp ứng nhu cầu du lịch ngày càng tăng cao, chất lượng may gia công của sản phẩm này khá tốt tuy nhiên năng suất chưa cao, chủ yếu là để xuất khẩu.
2.2.2.4. Giá thành sản phẩm
Do đặc thù của ngành dệt may với hàng ngàn sản phẩm khác nhau, việc nghiên cứu giá thành sản phẩm để đánh giá tác động của nó đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là phức tạp vượt quá giới hạn nguồn lực của đề tài. Trong phạm vi đề tài này, tác giả đánh gía năng lực cạnh tranh về giá thành sản phẩm dệt may của Hanosimex thông qua phân tích tác động của các yếu tố cấu thành giá thành.
Bảng 17: Tỷ trọng các khoản mục cấu thành giá thành
Nội dung khoản mục Tỷ trọng (%) trung bình của Vinatex Tỷ trọng (%) của Hanosimex Tổng giá thành 100 100 1-Nguyên liệu chính 58,0 – 65,0 63,37 2-Chi phí chế biến 42,0 – 35,0 36,63 2.1 Vật liệu phụ 1,2 – 2,0 1,41
2.2 Tiền lương và chế độ lao động 4,5 – 5,0 4,78
2.3 Điện 7,5 - 8,5 7,92
2.4 Khấu hao tài sản cố định 7,0 – 15,0 10,32
2.5 Lãi vay ngân hàng 3,5 – 4,0 3,6
2.6 CP quản lý chung và CP bán hàng 4,2 – 6,2 8,6
Nhìn vào bảng trên ta thấy các chi phí cấu thành nên giá thành của tổng công ty Hanosimex nằm trong mức trung bình của ngành, chỉ có chi phí quản lý chung và chi phí bán hàng cao hơn mức trung bình của ngành.
2.2.2.5. Quản lý theo các chuẩn mực quốc tế
- Về quản lý chất lượng: Hiện nay trong ngành dệt may Việt nam chỉ có 61 doanh nghiệp được chứng nhận ISO 9000 (chiếm tỷ lệ 2,5% tổng số doanh nghiệp trong ngành). Tổng công ty Hanosimex đã tiến hành thực hiện sản xuất và quản lý theo tiêu chuẩn ISO 9001, 2000 từ các cơ sở sản xuất , các phòng ban đến các đại lý bán hàng và dịch vụ hậu mãi.
- Về quản lý môi trường và nhãn mác sinh thái: đây là vấn đề lớn đối với các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay. Hầu hết các nhà máy dệt ,nhuộm đều chưa có hệ thống xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn, mới chỉ có 4 nhà máy đạt tiêu chuẩn 1400.Tổng công ty Hanosimex đang nỗ lực để thực hiện triển khai sản xuất theo tiêu chuẩn 1400: xây dựng hệ thống thoát nước, xử lý nước thải trước khi đưa ra môi trường nhằm tạo ra sản phẩm được cấp nhãn mác sinh thái khi xuất khẩu, tăng cường khả năng cạnh tranh quốc tế.
- Về quản lý trách nhiệm xã hội và mối quan hệ lao động.
Mối quan hệ lao động tại Việt nam ngày càng trở nên phức tạp, tranh chấp lao động xẩy ra ngày càng nhiều đặc biệt trong cách ngành sử dụng nhiều lao động như ngành dệt may.Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tranh chấp