Xây dựng mức giá bán có tính cạnh tranh

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của Tổng Công ty Cổ phần Dệt may Hà Nội (Trang 95)

Trong điều kiện không có sự khác biệt so với các sản phẩm đang có trên thị trường, tổng công ty thường xây dựng chiến lược cạnh tranh trên cơ sở cạnh tranh về giá. Chiến lược cạnh tranh bằng giá được xây dựng dựa trên việc phân tích các yếu tố cấu thành nên chi phí sản xuất có tính chất định lượng như chi phí cố định và chi phí biến đổi, mục tiêu lợi nhuận của tổng công ty, giá cả của đối thủ cạnh tranh đối với các sản phẩm tương đương, kết hợp với việc phân tích những yếu tố mang tính định tính như những đánh giá và cảm nhận của khách hàng v.v… định vị sản phẩm của doanh nghiệp mình trên thị trường mà tổng công ty sẽ quyết định giá cả thế nào là hợp lý nhất.

Đối với những sản phẩm thông thường và không có nhiều sự khác biệt giữa các doanh nghiệp, yếu tố giá có ý nghĩa quyết định việc khách đặt hàng tại công ty này hay tại công ty khác. Vì vậy, giá có vị trí quyết định tính cạnh tranh trên thị trường đối với tổng công ty. Ngược lại, việc định giá sản phẩm lại có ý nghĩa quan trọng đối với tổng công ty vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến doanh số và lợi nhuận. Và như vậy, để có thể vừa đảm bảo được lợi nhuận vừa có sức cạnh tranh về giá đối với khách hàng, tổng công ty cần phải kiểm soát được chi phí ở thức thấp nhất có thể thông qua việc đẩy mạnh tăng năng suất lao động đồng thời phải quản lý chi phí sản xuất, thực hành tiết kiệm, áp dụng những kinh nghiệm quản lý. Nâng cao khả năng cạnh tranh về giá như:

- Tiết kiệm định mức kinh tế kỹ thuật

Nguyên liệu bông xơ chiếm 65 đến 70% giá thành sản phẩm vì vậy tiết kiệm bông xơ trong quá trình sản xuất cũng giúp giảm chi phí chế biến, giảm giá thành sản phẩm tăng sức cạnh tranh

- Tiết kiệm điện trong quá trình sản xuất (điện chiếm 10% trong giá thành) - Tiết kiệm vật tư phụ tùng, chi phí quản lý

Đây là những yếu tố cốt lõi để tổng công ty có thể thành công qua cạnh tranh bằng giá. Trên cơ sở những phân tích đó, tổng công ty sẽ xác định được mức giá cạnh tranh nhất so với các đối thủ.

3.2.5.3. Tăng cƣờng năng lực hệ thống phân phối và phát triển marketing hiện đại.

Môi trường kinh doanh ngày nay đòi hỏi ở tổng công ty không chỉ các sản phẩm, dịch vụ tốt mà còn phải có khả năng phản ứng và đi đến những quyết định nhanh chóng, chính xác. Do đó, năng lực marketing của mỗi công ty phải được tăng cường mạnh mẽ để có thể thích ứng được với những yêu cầu mới của thị trường, trong đó phải kể đến là: hệ thống phân phối và thương mại điện tử.

- Phát triển hệ thống phân phối tại thị trường trong nước.Trước đây do tổng công ty chưa chú ý đến thị trường trong nước nên hệ thống phân phối, bán hàng của tổng công ty rất hạn chế. Để đạt được mục tiêu cạnh tranh với các doanh nghiệp trong nước, tổng công ty cần phát triển rộng thị trường ở tất cả các tỉnh trong đó tập trung vào các thành phố lớn. Ngoài việc mở thêm đại lý độc lập, tổng công ty có thể ký gửi hàng hóa tại các siêu thị, cửa hàng lớn .Bên cạnh đó, việc hỗ trợ kinh phí cho các đại lý chi phí thuê địa điểm, chi phí bán hàng, thưởng cho các đại lý bán được doanh số lớn....để thúc đẩy sự phát triển của các đại lý. Tuy nhiên cũng cấn có chế tài phạt đối với các đại lý bán hàng hóa nhái có chất lượng sản phẩm không tốt làm ảnh hưởng đến uy tín và hình ảnh tổng công ty.

Ngoài ra, cũng cần nỗ lực đẩy mạnh hoạt động tiếp thị, tích cực thâm nhập vào mạng lưới phân phối, bán lẻ tại thị trường nước ngoài để tổng công ty thực hiện mục tiêu kinh doanh trực tiếp.Tổng công ty có thể phối hợp với các tổ chức xúc tiến thương mại thực hiện các hội chợ thương mại quốc tế giới thiệu sản phẩm của tổng công ty. Xúc tiến việc đưa cổ phiếu của tổng công ty ra nước ngoài, bán cho các đối tác cùng ngành để tận dụng hệ thống đại lý bán hàng của họ.

- Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của internet và công nghệ thông tin, thương mại điện tử đang trở thành một phương thức hữu hiệu để tổng công ty có thể tiếp thị bản thân, tiếp cận khách hàng và có thể bán hàng trực tiếp tới người tiêu dùng qua mạng.

Việc áp dụng công nghệ thông tin cho phép tổng công ty và khách hàng có thể giao diện trực tuyến để nắm bắt tiến độ sản xuất và phản ứng nhanh trước những vấn đề mới phát sinh thay vì quá trình giao dịch trước kia trải qua nhiều khâu trung gian gồm bán sỉ, bán lẻ, trung gian dịch vụ

v.v...Bằng thương mại điện tử, tổng công ty cũng có thể tập hợp yêu cầu khách hàng qua Email, trang Web, điều tra trực tuyến, thực hiện diễn đàn khách hàng trực tuyến v.v...và khách hàng có thể xem sản phẩm và đặt hàng qua mạng mà không cần trực tiếp chạm vào sản phẩm.

Hiện nay trang Web điện tử của tổng công ty đã có nhưng dưới hình thức rất đơn giản, chưa thu hút được nhiều người tiêu dùng và các đối tác nước ngoài, vì vậy trong thời gian sớm nhất tổng công ty nên đầu tư thêm để trang Web của mình phong phú hơn thu hút được nhiều người quan tâm hơn.

3.2.5.4. Phát triển thƣơng hiệu sản phẩm của tổng công ty hƣớng tới kinh doanh trực tiếp.

Thương hiệu là được coi là tài sản vô hình của công ty, qua đó, khách hàng có thể cảm nhận, đánh giá và phân biệt giữa sản phẩm và dịch vụ của công ty này với công ty khác.

Đối với người tiêu dùng, thương hiệu được coi là một sự đảm bảo về chất lượng từ phía nhà sản xuất và được định hình qua một quá trình trải nghiệm và đúc kết khi sử dụng sản phẩm, dịch vụ mang thương hiệu đó. Thương hiệu được coi như sự xác nhận của công ty đối với khách hàng về nguồn gốc và giá trị của sản phẩm, dịch vụ cung cấp. Và do đó, thương hiệu giúp khách hàng giảm thiểu những rủi ro có thể phải gánh chịu khi mua sản phẩm, dịch vụ của công ty như những sai hỏng về tính năng, những nguy hại đối với sức khoẻ, sự lừa gạt về mặt giá trị, những rủi do về mặt xã hội và những phí tổn về mặt thời gian hao phí trong trường hợp sản phẩm không đảm bảo.

Đối với công ty, một thương hiệu mạnh là công cụ marketing hữu hiệu, đem lại cho doanh nghiệp nhiều lợi thế: giúp khách hàng nhận thức tốt hơn, đầy đủ hơn về sản phẩm dịch vụ, góp phần duy trì và giành được niềm tin của khách hàng, giúp công ty thu được lợi nhuận hấp dẫn hơn, giảm thiểu ảnh

hưởng của các đối thủ cạnh tranh, giảm thiểu tác động xấu trong điều kiện khủng hoảng thị trường và là sự đảm bảo tốt có lợi thế trong đàm phán, hợp tác kinh doanh. Những thương hiệu mạnh còn là cơ sở để phát triển các cơ hội quảng bá khác cũng như có giá trị thực buộc người sử dụng phải mua bản quyền và được bảo vệ về mặt pháp lý tránh khỏi mọi sự xâm hại.

Do đó, tổng công ty cần coi trọng đầu tư thích đáng cho việc phát triển thương hiệu, coi đó như một giải pháp phát triển lâu dài bởi lẽ đầu tư phát triển thương hiệu, cũng giống như các khoản đầu tư sản xuất khác, cũng là bộ phận cấu thành nên tài sản tổng công ty. Xét về mặt nào đó, thương hiệu thậm chí còn mang một giá trị lâu bền, tạo lợi thế cạnh tranh bền vững hơn cho tổng công ty.

Để xây dựng hình ảnh thương hiệu riêng tổng công ty cần:

- Xây dựng website với các thông tin và hình ảnh sản phẩm phong phú cả bằng tiếng anh và tiếng việt . Hiện nay việc sử dụng internet đã trở nên khá quen thuộc với các cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước vì vậy có được một website bắt mắt, chứa đựng đầy đủ thông tin về hoạt động của tổng công ty, sản phẩm mới, các chính sách ưu đãi....sẽ giúp các khách hàng biết đến tổng công ty nhiều hơn.

- Tham gia nhiều hơn các hội chợ, triển lãm trong và ngoài nước. Trong những lần tham gia hội chợ, tổng công ty nên tham gia các buổi trình thời trang, giới thiệu sản phẩm mới.

- Nâng cao chất lượng tính năng sản phẩm cũng như tạo ra các sản phẩm hợp thời trang. Từ trước đến nay do ít quan tâm đến thị trường trong nước nên các sản phẩm tổng công ty sản xuất ra chủ yếu được người tiêu dùng biết đến chỉ là các sản phẩm cho trẻ em, khăn mặt, do vậy thời gian tới tổng công ty nên đưa những nhóm khác đến tay người tiêu dùng nhiều hơn.

- Quảng cáo trên các kênh truyền hình, báo chí.Tham gia các chương trình tài trợ: tài trợ trang phục cho phim, cho các MC truyền hình, cho các hoạt động cộng đồng tập thể.

- Phát triển hệ thống phân phối sản phẩm, bằng nhiều hình thức đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng.

- Có những chính sách chăm sóc khách hàng tốt hơn để người tiêu dùng tin tưởng vào thương hiệu Hanosimex.

Xây dựng được thương hiệu mạnh giúp tổng công ty tạo dựng được vị thế trên thị trường chuyển hướng từ kinh doanh gián tiếp(qua các trung gian) sang kinh doanh trực tiếp. Trước đây, tổng công ty chủ yếu làm gia công cho các công ty nước ngoài mẫu mã thiết kế và nguồn nguyên phụ liệu do phía bạn hàng chỉ định. Tổng công ty bị động trong kế hoạch sản xuất do vậy hiệu quả kinh doanh thấp.Nay hình thức kinh doanh trực tiếp cho phép tổng công ty chủ động chào hàng, chủ động tìm kiếm nguồn đầu vào và do đó giảm bớt khâu trung gian cho khách hàng và cho phép tổng công ty thu được hiệu quả sản xuất cao hơn. Tuy nhiên, để có thể thành công theo phương thức kinh doanh này, ngoài việc xây dựng thương hiệu riêng tổng công ty cần phát triển đội ngũ chuyên gia bán hàng am hiểu kỹ thuật, nắm bắt được nguồn cung cấp nguyên vật liệu, thủ tục xuất nhập khẩu và có khả năng đàm phán và ra quyết định nhanh chóng , có khả năng tổ chức sản xuất và giao hàng đúng tiến độ, đảm bảo chất lượng, tránh tối đa các rủi ro bị khách hàng huỷ bỏ đơn hàng vì thực hiện sai hợp đồng, đặc biệt là chậm tiến độ giao hàng.

3.2.6 Hoàn thiện công tác nghiên cứu thị trƣờng

Có nghiên cứu thị trường tốt, có dự báo tốt được nhu cầu sản phẩm mà khách hàng mong muốn trong tương lai thì việc quyết định sản xuất cái gì, sản xuất bao nhiêu mới dễ dàng hơn cho tổng công ty.

Mức độ tiến hành điều tra, nghiên cứu thị trường như hiện nay chỉ dừng lại ở mức độ chung chung, chưa ứng dụng được nhiều cho hoạt động thiết kế và đưa vào sản xuất.Do vậy để có được kết quả tốt hơn , tổng công ty có thể sử dụng các giải pháp sau: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Kết hợp cùng với các công ty chuyên nghiệp chuyên làm công tác nghiên cứu thị trường để đưa ra đối sách hợp lý. Các công ty này có đội ngũ nhân viên làm công tác điều tra chuyên nghiệp, đưa ra được các mẫu bảng biểu và phương pháp hợp lý để cho ra bảng số liệu xác thực, phù hợp với nhu cầu của tổng công ty.

- Thiết lập một đội ngũ làm công tác nghiên cứu chuyên sâu để phối hợp trong công việc được dễ dàng hơn với các đối tác. Đội ngũ này nên có:

+ Các nhà thiết kế giỏi để nắm bắt tốt hơn các nhu cầu về mẫu mã sản phẩm mới, đưa ra các thiết kế phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng và nhu cầu thị trường .

+ Nhân viên làm công tác phân tích thị trường bên ngoài: nghiên cứu về các yếu tố vĩ mô ảnh hưởng đến tổng công ty, cũng như nghiên cứu về các đối thủ cạnh tranh (những điểm mạnh, điểm yếu, chính sách sản phẩm, chính sách giá cả, chính sách phân phối tiêu thụ...) từ đó đưa ra các đề xuất để lãnh đạo công ty đưa ra các đối sách phù hợp.

+ Nhân viên điều tra: chọn mẫu điều tra phù hợp để có được các kết quả tốt nhất.

+ Chuyên gia tư vấn: thiết kế các mẫu điều tra hợp lý để qua bảng thông tin đó có thể biết được nhu cầu , thị hiếu của khách cũng như khả năng chi trả cho việc tiêu dùng sản phẩm của tổng công ty.

3.3. Kiến nghị đối với tập đoàn dệt may và chính phủ nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty Hanosimex năng lực cạnh tranh của công ty Hanosimex

Hiệp hội Dệt May và Tập đoàn Dệt May Việt Nam:

Trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay, vai trò của Hiệp hội ngành ngày càng thể hiện rõ nét. Hiệp hội đại diện tiếng nói chung của doanh nghiệp trong việc đề xuất với chính phủ, các Bộ, ngành hữu quan và các tổ chức khác

nhằm xây dựng môi trường kinh doanh thuận lợi cho cộng đồng doanh nghiệp. Hiệp hội đồng thời là nhà tổ chức các hoạt động chung cho toàn ngành – những việc mà mỗi doanh nghiệp riêng lẻ không thể hoặc không tổ chức được một cách có hiệu quả.

Nhằm góp phần đáng kể vào việc nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành dệt may Việt nam, Hiệp hội cần đặt trọng tâm vào hoạt động vào 04 nội dung chính sau đây:

- Tập hợp, phân tích và cung cấp thông tin: Bên cạnh việc cung cấp, cập nhật thông tin chiến lược, thông tin về sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu, pháp lý; Hiệp hội còn là cầu nối trong hợp tác sản xuất, kinh doanh, đầu tư giữa các doanh nghiệp trong và ngoài nước.

- Xây dựng chiến lược phát triển cho toàn ngành; xây dựng, quảng bá hình ảnh ngành và thương hiệu quốc gia: là đầu mối tập hợp thông tin toàn ngành cũng như đầu mối thông tin quốc tế, Hiệp hội đóng vai trò quan trọng trong việc định hướng, phát triển và xây dựng chiến lược chung. Thông qua

HIỆP HỘI ngành nghề hỗ trợ doanh nghiệp

Tập hợp, phân tích và cung cấp thông tin

- Xây dựng chiến lược ngành

- Xây dựng và quảng bá hình ảnh ngành, thương hiệu quốc gia

Hỗ trợ nâng cao năng lực doanh nghiệp

Đại diện doanh nghiệp: - Kiến nghị cơ chế, chính sách

- Chống các rào cản thương mại quốc tế

Doanh nghiệp phát triển

các hoạt động xúc tiến thương mại trọng điểm, các hoạt động quảng bá thống nhất Hiệp hội tạo lập hình ảnh đẹp về ngành dệt may Việt nam tại các thị trường quốc tế.

- Hỗ trợ xây dựng và tăng cường năng lực doanh nghiệp thông qua việc hỗ trợ xúc tiến thương mại và hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực:

+ Hỗ trợ xúc tiến thương mại: hoạt động xúc tiến thương mại chỉ có thể đạt được hiệu quả cao khi được tiến hành một cách hệ thống và tích cực thông qua sự phối hợp chặt chẽ cả trong và ngoài nước. Các chương trình xúc tiến thương mại được tổ chức một cách hệ thống mang tính toàn ngành có tác dụng tích cực trong việc quảng bá, xây dựng hình ảnh về ngành dệt may Việt nam, về doanh nghiệp dệt may Việt nam và gây ấn tượng đối với khách hàng quốc tế.

+ Hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực: Nguồn nhân lực trong ngành dệt may được đánh giá rất dồi dào ở lao động may phổ thông đơn thuần nhưng đang thiếu hụt các cấp độ quản lý cao hơn. Chính điều đó đang làm lỗ hổng và làm ảnh hưởng không nhỏ tới việc phát huy triệt để năng lực và hiệu quả sản xuất của các doanh nghiệp. Với chức năng của mình, Hiệp hội cần đẩy mạnh hơn nữa các hoạt động đào tạo một cách có hệ thống đặc biệt đối với đội ngũ quản

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của Tổng Công ty Cổ phần Dệt may Hà Nội (Trang 95)