Thiết kế chi tiết các biểu đồ lớp

Một phần của tài liệu Công nghệ hướng đối tượng và ứng dụng phát triển hệ thống quản lý khách hàng trước và sau khi bán hàng của doanh nghiệp (Trang 118 - 124)

Công việc chính trong quá trình phát triển phần mềm được hướng dẫn bởi ca sử dụng là ánh xạ từ biểu đồ ca sử dụng sang biểu đồ lớp. Các lớp đối tượng chính là các nhóm thực thể tham gia thực hiện để đạt được mục đích của hệ thống trong thế giới thực. Các thực thể và các mục đích phải được mô tả bởi người sử dụng chứ không phải nhà phân tích. Theo cách tiếp cận này, chúng ta có thể tạo ra biểu đồ lớp từ biểu đồ ca sử dụng theo thuật toán gồm 5 bước như sau:

Bước 1: Xác định mục đích của mỗi ca sử dụng

Ca sử dụng thể hiện những chức năng, nhiệm vụ của hệ thống mà người sử dụng yêu cầu. Mục đích của người sử dụng cũng chính là mục đích của ca sử dụng. Tác nhân của ca sử dụng có mục tiêu là sử dụng ca sử dụng để đạt được điều mà họ mong muốn.

Để xác định các mục đích, chúng ta phải tìm cách trả lời những câu hỏi sau:  Mục tiêu của ca sử dụng là gì?

 Ca sử dụng này cung cấp những dịch vụ nào?

 Những giá trị hay những đáp ứng nào mà ca sử dụng có thể cung cấp.

Bước 2: Dựa vào các mục đích để xác định các thực thể

Để thực hiện được những mục đích của ca sử dụng thì bao giờ cũng phải có các thực thể tham gia. Thực thể là người nào đó, cái gì đó đóng một vai trò nhất định trong ca sử dụng để thực hiện được những mục đích của ca sử dụng. Một thực thể có thể tham gia vào nhiều ca sử dụng với những vai trò khác nhau. Nói chung, mỗi thực thể đều có những đặc tính (thuộc tính) và những hành vi ứng xử (phương thức xử lý) để phân biệt với những thực thể khác. Mặt khác, những thực thể này lại cộng tác với nhau để cùng nhau đạt được mục đích của ca sử dụng. Dựa vào các câu hỏi sau để xác định các thực thể (lớp) cho mỗi ca sử dụng:

 Những thực thể nào là cần thiết và quan trọng để thực hiện được mục đích của ca sử dụng?

 Những thuộc tính nào của thực thể là cần thiết và quan trọng để thực hiện được mục đích của ca sử dụng?

Một ca sử dụng có thể liên quan tới nhiều thực thể, những thực thể đó kết hợp với nhau để thực hiện được mục đích của ca sử dụng. Thông qua các câu hỏi tác nhân để xác định được mối liên quan giữa các lớp:

 Với mỗi thực thể, nó được sinh ra dựa vào hay bị phụ thuộc vào những thực thể khác? Nếu có, nó phải tham chiếu tới những thực thể đó.

 Với mỗi thực thể, nó có thể tác động vào hay bị tác động bởi những thực thể khác? Nếu có, nó phải tham chiếu tới những thực thể đó.

Bước 4: Xác định các hàm thành phần thể hiện sự cộng tác của các lớp trong ca sử dụng

Những thực thể liên quan đến một ca sử dụng thì chúng cộng tác với nhau để thực hiện một số công việc nhằm đạt được mục đích của ca sử dụng. Những công việc đó chính là các hàm thành phần của lớp. Có thể xác định được các hàm thành phần của lớp thông qua các câu hỏi các tác nhân như sau:

 Ca sử dụng này cần làm gì với mỗi thực thể liên quan với nó?  Ca sử dụng này cần biết gì về mỗi thực thể liên quan với nó?

 Mỗi thực thể liên quan có thể đóng góp được gì trong ca sử dụng này?

Bước 5: Kiểm tra các biểu đồ ca sử dụng.

Chúng ta có thể kiểm tra các biểu đồ được xây dựng theo các qui tắc sau:

 Kiểm tra các yêu cầu chức năng xem: Tất cả các ca sử dụng có thực hiện được hết các yêu cầu chưa? Mục đích của mỗi ca sử dụng có đúng như các tác nhân yêu cầu không?

 Kiểm tra các thực thể của các ca sử dụng: Các thực thể trong biểu đồ lớp có cần và đủ để thực hiện các mục đích của mối ca sử dụng hay không? Các thuộc tính của mỗi thực thể có phải là những cái mà ca sử dụng cần biết hay không? Các hàm thành phần của lớp có cần và đủ để thực hiện các mục đích của mối ca sử dụng hay không?

Sau này, việc kiểm tra biểu đồ lớp được xây dựng tương ứng với một ca sử dụng sẽ đỡ phức tạp hơn là kiểm tra cả hệ thống.

Các lớp cùng với các hàm đã xác định là những lớp phần mềm biểu diễn cho những lớp khái niệm trong mô hình khái niệm. Dựa vào những lớp phần mềm và dựa vào các biểu đồ khái niệm, biểu đồ cộng tác, ta xây dựng được các thiết kế chi tiết biểu đồ lớp, thể hiện những thông tin sau:

 Các lớp, các thuộc tính và các mối quan hệ kết hợp  Các phương thức (hàm) thành phần

 Tình trạng có thể điều khiển được  Sự phụ thuộc giữa các lớp

Các bước thực hiện thiết kế biểu đồ lớp:

1. Xác định tất cả các lớp có các đối tượng tương tác với nhau. Điều này thực hiện qua việc phân tích biểu đồ tương tác.

2. Vẽ chúng trong một biểu đồ lớp.

3. Xác định các thuộc tính của chúng (sao chép từ các khái niệm trong biểu đồ khái niệm và bổ sung cho đầy đủ).

4. Phân tích các biểu đồ cộng tác để xác định các hàm và bổ sung cho các lớp. 5. Xác định kiểu của các thuộc tính và các giá trị trả lại của phép toán

6. Bổ sung những mối liên hệ cần thiết để quản lý các quyền truy nhập (khả năng nhìn thấy) của các thuộc tính. Giữa hai lớp trong hệ thống thường có những mối quan hệ xác định, trong đó phổ biến là quan hệ kết hợp. Mỗi đầu của quan hệ kết hợp có vai trò nhất định. Trong thiết kế biểu đồ lớp, vai trò có thể được gán với mũi tên chỉ hướng điều khiển. Khả năng điều khiển là đặc tính của vai trò, chỉ ra rằng nó có thể điều khiển một chiều thông qua quan hệ kết hợp từ đối tượng của lớp nguồn tới đối tượng của lớp đích. Khả năng điều khiển được trong biểu đồ lớp thường được thể hiện như là khả năng nhìn thấy được của các thuộc tính của lớp địch từ lớp nguồn. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

7. Bổ sung các quan hệ phụ thuộc dữ liệu.

Ngoài khả năng nhìn thấy được của các thuộc tính còn có ba khả năng khác, bao gồm: tầm nhìn tham số, tầm nhìn khai báo cục bộ và tầm nhìn toàn cục. Trong thiết kế, khả năng nhìn thấy giữa các lớp thể hiện bằng quan hệ phụ thuộc, được mô tra bằng đường nét đứt có mũi tên chỉ rõ lớp nguồn phụ thuộc vào lớp đích.

8. Xác định mối quan hệ tổng quát hóa, chi tiết hóa và bổ sung quan hệ kế thừa vào biểu đồ lớp. Trong thiết kế hướng đối tượng, một vấn đề quan trọng là phải thiết lập được các lớp tổng quát và kế thừa để tạo ra một cấu trúc phân cấp giữa các lớp nhiều nhất có thể. Quan hệ kế thừa sẽ hỗ trợ để sử dụng lại những thuộc tính, hàm thành phần của lớp cha trong thiết kế và cài đặt các lớp con. Khi đó có thể thực hiện theo hai cách như sau: Một là, phân tách một lớp thành nhiều lớp con. Hai là, gộp một số lớp con thành lớp tổng quát hơn [1].

4.1.1. Giai đoạn trước bán hàng

4.1.2. Giai đoạn bán hàng

4.1.3. Giai đoạn sau bán hàng

Một phần của tài liệu Công nghệ hướng đối tượng và ứng dụng phát triển hệ thống quản lý khách hàng trước và sau khi bán hàng của doanh nghiệp (Trang 118 - 124)