Thực trạng biện pháp bố trí, đánh giá nguồn nhân lực tại chi nhánh Champasak Ngân hàng LVB

Một phần của tài liệu MỘT số GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG tác QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN lực tại NGÂN HÀNG LIÊN DOANH lào VIỆT CHI NHÁNH CHĂM PA sắc (Trang 69 - 72)

Champasak- Ngân hàng LVB

70

Việc bổ nhiệm cán bộ phải xuất phát từ yêu cầu công tác và năng lực phẩm chất của cá nhân được bổ nhiệm, đồng thời phải đảm bảo nguyên tắc khơng để bất kì một đơn vị nào khơng có cán bộ lãnh đạo chính thức quá 3 tháng

- Việc bổ nhiệm cán bộ của LVB Champasak được phân cấp như sau: +Tổng giám đốc ra quyết định bổ nhiệm đối với cấp lãnh đạo các phòng ban quản lý.

+Hội đồng quản trị ra quyết định bổ nhiệm đối với các lãnh đạo cao cấp: Phó tổng giảm đốc, tổng giám đốc...

+ Khối Tổ chức nhân sự căn cứ yêu cầu công việc và nguyện vọng của các cá nhân cũng như định biên nhân sự của phòng/ban trong năm ra quyết định điều chuyển đối với các cán bộ nhân viên tương ứng.

 Các bước bố trí, xăp xếp nhân sự tại chi nhánh:

- Làm hòa nhập người lao động: Làm hòa nhập người lao động là quá trình được thiết kế nhằm giúp các thành viên mới trong chi nhánh có thể thích nghi và phù hợp với bộ phận mà họ sẽ làm việc. Bao gồm một số bước như sau:

+Giai đoạn 1: Tổ chức buổi đào tạo giới thiệu chung về ngân hàng liên doanh Lào Việt chi nhánh Champasak, các chính sách chủ yếu cũng như mức lương bổng, phúc lợi.

+Giai đoạn 2: Tổ chức các chương trình đào tạo giới thiệu chức năng của bộ phận, phòng ban, nhiệm vụ và trách nhiệm đối với cơng việc, chính sách, thủ tục, quy định đối với công việc. Ở giai đoạn này, nhân viên mới được trực tiếp tham quan phịng, ban nơi mình sẽ làm việc và được giới thiệu với các đồng nghiệp.

+Giai đoạn 3: Nhân viên được tham gia quá trình học việc và được trực tiếp theo dõi, đánh giá khả năng thích ứng với cơng việc

71

- Lưu chuyển nhân lực: LVB Champasak thực hiện chính sách đề bạt và lưu chuyển nội bộ để đảm bảo khuyến khích được sự phấn đấu nỗ lực cống hiến của cán bộ nhân viên và thanh lọc những cá nhân yếu kém.

+Chính sách đề bạt: Chi nhánh khuyến khích và duy trì một chính sách đề bạt với cơ hội thăng tiến công bằng cho tất cả nhân viên. Cán bộ nhân viên nào thấy năng lực của mình có thể đảm đương vị trí cao hơn thì được quyền tự ứng cử vào vị trí đó. Nếu cán bộ nhân viên đạt được những thành tích cao sẽ được cơng nhận xứng đáng. Tùy thuộc vào cơ cấu tổ chức của phòng ban, bộ phận và cán bộ nhân viên sẽ được đề bạt lên chức danh cao hơn. Việc đề bạt này phụ thuộc vào kết quả đánh giá cá nhân, tiềm năng và khả năng đảm nhận trách nhiệm cao hơn của cán bộ nhân viên, chẳng hạn: cán bộ nhân viên sẽ được đề bạt vào vị trí quản lý nếu có 5 kỳ liên tiếp đạt thành tích làm việc từ loại tốt trở lên.

+Chính sách thun chuyển cơng việc: Chính sách này được xây dựng dựa trên tình hình bố trí, tái cấu trúc chi nhánh phù hợp với tình hình thực tế và yêu cầu cũng việc cũng như năng lực của nhân viên cho từng vị trí. Theo yêu cầu cơng việc, chi nhánh có quyền thuyên chuyển nhân viên sang làm việc ở một bộ phận khác trong chi nhánh với mức lương giữ nguyên. Trường hợp điều chuyển với chức danh cán bộ quản lý phải có thơng báo bằng văn bản trước 1 tuần và phải được sự đồng ý của cán bộ nhân viên tương ứng, chi nhánh cũng sẽ luân chuyển cán bộ vào vị trí mới nếu xét thấy khả năng phù hợp và yêu cầu công việc cần thiết. Trước khi được điều chuyển, nhân sự mới phải vượt qua được bài thi phỏng vấn của phòng ban chuyển đến.

Cơ chế đánh giá thành tích tại LVB Champasak:

- Mục tiêu của việc đánh giá xếp loại của LVB Champasak là nhằm phục vụ cho công tác trả lương và khen thưởng. Kết quả đánh giá xếp loại vào cuối mỗi 6 tháng sẽ là căn cứ để tính lương kinh doanh và mức thưởng cho nhân viên. Cụ thể:

72

+ Loại A: Lương kinh doanh (thưởng) = 110% lương cơ bản + Loại B: Lương kinh doanh (thưởng) = 100% lương cơ bản + Loại C: Lương kinh doanh (thưởng) = 95% lương cơ bản + Loại D: Lương kinh doanh (thưởng) = 80% lương cơ bản

- Tiêu chí đánh giá kết quả thực hiện cơng việc được cụ thể hóa thành các tiêu chuẩn cụ thể như sau:

+ Hoàn thành mục tiêu trước thời hạn + Hoàn thành đúng thời hạn

+ Hồn thành q hạn nhưng khơng ảnh hưởng tới công việc + Hồn thành q hạn gây ảnh hưởng tới cơng việc

+ Khơng hồn thành.

- Phương pháp đánh giá chủ yếu dựa trên hình thức chấm điểm, chia làm 5 mức độ: Xuất sắc, tốt, khá, trung bình, yếu. Cụ thể:

Mức độ: Điểm + Xuất sắc 9-10 + Tốt 7-9 + Khá 5-7 + Trung bình 4-5 + Dưới trung bình 0-4

Một phần của tài liệu MỘT số GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG tác QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN lực tại NGÂN HÀNG LIÊN DOANH lào VIỆT CHI NHÁNH CHĂM PA sắc (Trang 69 - 72)