Tình hình huy động vốn

Một phần của tài liệu MỘT số GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG tác QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN lực tại NGÂN HÀNG LIÊN DOANH lào VIỆT CHI NHÁNH CHĂM PA sắc (Trang 51)

Bảng 3.1 : Tình hình huy động vốn của chi nhánh Champasak (2011-2013)

Đơn vị: triệu kíp Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2012 Năm 2011 So sánh 13/12 So sánh 12/11 Số tiền % Số tiền % Tổng nguồn vốn 363.166 261.836 199.312 101.330 38,70 625.242 31,37 Phân theo nhóm khách hàng + Dân cư 181.346 143.641 112.837 37.705 26,25 30.804 27,3 + TGTCKT 85.636 70.094 46.716 15.542 22,17 23.378 50,04 + TGTCTD 96.184 48.101 39.759 48.083 99,96 8.342 20,98 Phân theo hình thức huy động + TG Không KH 37.547 35.518 19.428 20.298 5,70 160.894 82,80 + TG Có KH 88.309 41.334 35.680 46.975 113,65 56.540 15,84 + TG Tiết kiệm 228.584 177.613 132.111 50.971 28,70 45.503 34,44 + TG Khác 8.725 7.371 12.093 1.354 18,37 (4.722) (39,04)

Phân theo loại tiền

+ Nội tệ 272.375 198.995 155.463 73.376 36,87 43.532 28,00 + Ngoại tệ& vàng

52

(Nguồn: Phòng kế toán NH LVB – Chi nhánh Champasak)

Huy động vốn là một hoạt động được Ngân hàng LVB nói chung cũng như chi nhánh Champasak rất chú trọng, với mục tiêu đảm bảo vốn cho vay, an toàn thanh khoản, và tạo cơ sở để tăng nhanh tài sản Có, nâng cao vị thế của LVB trong hệ thống các ngân hàng thương mại tại Lào. Do đó, nhiều năm qua, các hoạt động huy động vốn từ khu vực doanh nghiệp và dân cư cũng như từ thị trường liên ngân hàng đều được LVB chi nhánh Champasak khai thác triệt để.

Việc cạnh tranh trong hoạt động huy động vốn giữa các tổ chức tín dụng trong những năm gần đây diễn ra vô cùng gay gắt. Một số ngân hàng lớn của Việt Nam đã mở rộng mạng lưới hoạt động sang Lào như : MB, Vietinbank, HSBC,… làm cho tính cạnh tranh trên thị trường ngày càng gay gắt. Năm 2012, hoạt động của ngành ngân hàng gặp nhiều khó khăn hơn, do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Mặc dù vậy, nhờ việc xây dựng chiến lược kinh doanh và định hướng phát triển đúng đắn, cùng với các giải pháp chỉ đạo sâu sát, kịp thời, có hiệu quả của Ban lãnh đạo và sự nỗ lực của toàn thể cán bộ công nhân viên, chi nhánh tiếp tục phát huy những lợi thế sẵn có của mình. Tình hình huy động vốn của chi nhánh càng ngày càng gia tăng.

Qua bảng số liệu 2.1 trên ta nhận thấy nguồn vốn huy động của Ngân hàng tăng liên tục qua các năm. Riêng năm 2013, tổng nguồn vốn huy động đạt 363.166 triệu kíp, tăng 101.331 triệu kíp so với năm 2012, tỷ lệ tăng 38,70%.

Tiền gửi của dân cư chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổng nguồn vốn huy động. Cụ thể, theo nhóm khách hàng: Năm 2011, tiền gửi của dân cư là 112.836 triệu đồng, chiếm 56,61%; tiền gửi của TCKT là 46.717 triệu kíp, chiếm 23,44%; tiền gửi của TCTD là 39.759 triệu kíp, chiếm 19,95%. Năm 2012, tiền gửi của dân cư là 1.436.409 triệu đồng, tăng 30.804 triệu kíp so với năm 2011, chiếm tỷ trọng 54,86%; tiền gửi của TCKT là 70.094 triệu kíp, tăng 23.379 triệu kíp so với năm 2011, chiếm 26,77%; tiền gửi của TCTD là 48.101 triệu kíp, tăng

53

8.342 triệu kíp so với năm 2011, chiếm 18,37%; Năm 2013, tiền gửi của dân cư là 181.347 triệu kíp, tăng 37.706 triệu kíp so với năm 2012, chiếm tỷ trọng 49,93%; tiền gửi của TCKT là 856.375 triệu kíp, tăng 155.413 triệu kíp so với năm 2012, chiếm 23,58%; tiền gửi của TCTD là 961.841 triệu kíp, tăng 480.834 triệu kíp so với năm 2012, chiếm 26,49% tổng nguồn vốn huy động.

Xét theo loại tiền gửi và tiền tệ, vốn huy động chủ yếu là TG tiết kiệm. Năm 2011, tổng nguồn vốn huy động là 199.312 triệu kíp, trong đó TG tiết kiệm chiếm 66,28%, TG không kỳ hạn chiếm 9,75%, còn lại là tiền gửi có kì hạn và tiền gửi khác. Năm 2012, tổng nguồn vốn huy động đạt 261.836 triệu kíp, tăng 62.524 triệu kíp so với năm 2011, tỷ lệ tăng 31,37%. Trong đó TG tiết kiệm là 177.613 triệu kíp, chiếm 67,84%, TG không kì hạn là 35.518 triệu kíp, chiếm 13,55% tổng nguồn vốn huy động của năm, còn lại là tiền gửi có kì hạn và loại khác. Năm 2013, TG tiết kiệm là 228.584 triệu kíp, chiếm 62,94%, TG không kì hạn là 37.544 triệu kíp, chiếm 10,34% tổng nguồn vốn huy động.

Nếu phân nguồn vốn theo loại tiền, ta thấy huy động bằng nội tệ tăng liên tục qua các năm. Riêng năm 2012, nguồn nội tệ huy động tăng 43.532 triệu đồng so với năm 2011, tỷ lệ tăng 28%; ngoại tệ và vàng quy đổi huy động tăng 18.992 triệu đồng so với năm 2011, tỷ lệ tăng là 43,31%. Năm 2012, nội tệ huy động đạt 272.375 triệu đồng, tăng 73.379 triệu đồng so với năm 2011, tỷ lệ tăng là 36,87%; ngoại tệ và vàng huy động đạt 62.841 triệu đồng, tăng 27.951 triệu đồng so với năm 2011, tỷ lệ tăng là 44,48%.

Nhìn chung, nguồn vốn huy động của Ngân hàng LVB chi nhánh Champasak tăng liên tục qua các năm, chứng tỏ sức mạnh và uy tín của Ngân hàng trên thị trường Lào đã và đang không ngừng được củng cố.

Một phần của tài liệu MỘT số GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG tác QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN lực tại NGÂN HÀNG LIÊN DOANH lào VIỆT CHI NHÁNH CHĂM PA sắc (Trang 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)