Quan hệ thị trường

Một phần của tài liệu nghiên cứu các giải pháp khuyến khích tích tụ đất đai tại huyện tam nông - tỉnh phú thọ (Trang 25 - 26)

2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ TÍCH TỤ ĐẤT ĐAI

2.1.6.2.Quan hệ thị trường

Sản phẩm nông nghiệp được tiêu dùng trực tiếp qua trao đổi trên thị trường, một phần được giành làm nguyên liệu cho các ngành chế biến và một phần giữ lại phục vụ cho quá trình sản xuất ở nông trại. Do vậy cầu cho nông sản bao gồm cầu cho tiêu dùng trực tiếp, cầu cho chế và cầu cho sản xuất. Cung hàng hoá trong nông nghiệp là lượng một mặt hàng hay dịch vụ mà người bán muốn bán ở mức giá chấp nhận được. Trong nông nghiệp cần phân biệt khối lượng nông sản dự trữ và sản phẩm sản xuất. Lượng sản phẩm dự trữ phản ánh khả năng cung trên thị trường. Sản phẩm sản xuất là khối lượng sản phẩm được sản xuất ra mùa vụ xác định.Thực tế, cung nông phẩm có thể cao hơn so với mức sản xuất hiện hành do có sự bổ sung của lượng sản phẩm dự trữ từ các vụ trước. Ngay cả sản phẩm sản xuất ra, nông dân thường dữ lại một phần cho tiêu dùng gia đình và chỉ một phần được đưa ra thị trường.

Thị trường nông phẩm thường có nhiều người bán và nhiều người mua. Giá nông phẩm sẽ do cả cung và cầu quy định. Tính chất tươi sống và dễ hư hỏng của sản phẩm, chi phí bảo quản, giá của sản phẩm cũng làm ảnh hưởng không nhỏ đến thu nhập của người nông dân. Như vậy tập trung ruộng đất sẽ tạo cho nông dân có nhiều đất đai để canh tác, thâm canh tăng vụ tạo ra nhiều

sản phẩm cho thị trường. Tuy nhiên, để cho người sản xuất không bị thua thiệt khi đem sản phẩm sản xuất ra thị trường và khuyến khích được người nông dân trong sản xuất cần có sự can thiệp của Chính phủ về chính sách giá cả như xác định giá trần, giá sàn hoặc thực hiện quỹ bình ổn giá để ổn định giá cả trong nông nghiệp.

Một phần của tài liệu nghiên cứu các giải pháp khuyến khích tích tụ đất đai tại huyện tam nông - tỉnh phú thọ (Trang 25 - 26)