Tình trạng manh mún đất nông nghiểp trong các hộ nông

Một phần của tài liệu nghiên cứu các giải pháp khuyến khích tích tụ đất đai tại huyện tam nông - tỉnh phú thọ (Trang 72 - 75)

4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.1.1.2.Tình trạng manh mún đất nông nghiểp trong các hộ nông

Từ bảng 4.2 ta thấy, diện tích đất nông nghiệp của các hộ giảm dần qua ba năm từ năm 2008 đến năm 2010, năm 2008 diện tích đất nông nghiệp/hộ nông nghiệp là 0,48 ha, đến năm 2009 là 0,47 ha (giảm 2,08%), năm 2010 là 0,44 ha (giảm 6,39%). Diện tích đất nông nghiệp/lao động nông nghiệp năm 2008 là 0,14 ha, năm 2009 là 0,15 ha (tăng 7,14%), năm 2010 là 0,14 ha (giảm 6,67%) đồng thời đất sản xuất nông nghiệp trên hộ nông ngiệp cũng giảm qua các năm, năm 2008 là 0,3 ha, năm 2009 là 0,29 ha (giảm 3,33%), năm 2010 là 0,27ha (giảm 6,9% so với năm 2009). Đất sản xuất nông nghiệp trên mỗi một lao động nông nghiệp thì không thay đổi qua 3 năm.

Bảng 4.2. Diện tích đất nông nghiệp bình quân hộ nông nghiệp, lao động nông nghiệp qua các năm 2008-2010

Loại đất ĐVT Năm So sánh (%) 2008 2009 2010 2009/ 2008 2010/2009 Bình quân Số lượng Số lượng Số lượng 1. Đất nông nghiệp/hộ NN ha 0,48 0,47 0,44 97,92 93,62 95,77 2. Đất NN/lao động NN ha 0,14 0,15 0,14 107,14 93,33 100,24 3. Đất SXNN/ hộ NN ha 0,30 0,29 0,27 96,67 93,10 94,89 4. Đất SXNN/lao động NN ha 0,09 0,09 0,09 100 100 100

Nguồn: Phòng Thống kê huyện Tam Nông

Việc ruộng đất bị xé lẻ như vậy gây lãng phí rất lớn cho việc đi lại, vận chuyển vật tư sản phẩm. Hộ nông dân phải mất quá nhiều chi phí vô ích trong sản xuất. Nghiên cứu tại thôn Yên Phú, xã Tề Lễ, huyện Tam Nông cho thấy, với 1 hộ có 9 mảnh ruộng thì tổng quãng đường đi từ nhà tới các mảnh ruộng là 9 km. Trung bình trong một vụ người nông dân đã phải đi tới 35 km để vận chuyển vật tư và sản phẩm. Không chỉ thế, việc ruộng đất manh mún còn gây lãng phí đất sản xuất nông nghiệp trong điều kiện đất đai ngày càng khan hiếm.

Bảng 4.3. So sánh một số chỉ tiêu trước và sau khi tích tụ đất đai năm 2010 của toàn huyện

Chỉ tiêu Đơnvị Trước khi tích tụ đất đai

Sau khi tích tụ đất đai

DT BQ mỗi thửa m2 242,7 809,06

Tổng số thửa ruộng thửa 495.557 148.671

Tổng số bờ ruộng bờ 992.640 298.764

Chiều dài mỗi bờ m 15,58 28,44

Chiều rộng mỗi bờ m 0,3 0,3

Diện tích mỗi bờ m2 4,674 8,533

Tổng diện tích bờ ha 463,96 254,94

Nguồn: Tự tổng hợp

Kết quả tính toán ở trên cho thấy: tổng số thửa ruộng năm của toàn huyện là 495.570 thửa (trung bình mỗi hộ nông dân có 10 thửa), như vậy số bờ ruộng sẽ là khoảng 992.640 bờ, chiều dài mỗi bờ là 15,58 m, chiều rộng mỗi bờ bình quân là 0,3 m (khảo sát thực tế), vậy riêng tổng diện tích bờ đã là 463,96 ha. Nếu thực hiện tích tụ đất đai trong toàn huyện thành công, đưa số thửa ruộng của mỗi hộ nông dân xuống còn trung bình 3 thửa/hộ thì: tổng số thửa ruộng sẽ là 148.671 thửa, số bờ ruộng khoảng 298.764 bờ với chiều dài là 28,44 m, chiều rộng mỗi bờ vẫn là 0,3 m, lúc đó tổng diện tích bờ ruộng là 254,934ha ). Do đó, huyện đã tiết kiệm được 209,02 ha diện tích bờ ruộng. Nếu qui đổi ra lúa, với năng suất bình quân là 39,3 tạ/1 ha, thì đã tăng tổng sản lượng lúa lên 8.214,486 tạ.

Thực trạng này đặt ra yêu cầu phải tích tụ đất nông nghiệp đối với mỗi hộ sản xuất, giảm số thửa và tăng qui mô mỗi thửa ở từng hộ để tạo ra diện tích sản xuất tập trung cùng loại sản phẩm ở từng địa phương, đặc biệt là khi

sản xuất hàng hoá đã bắt đầu phát triển, người sản xuất phải tính toán hiệu quả kinh tế, tìm các giải pháp để giảm chi phí sản xuất.

Một phần của tài liệu nghiên cứu các giải pháp khuyến khích tích tụ đất đai tại huyện tam nông - tỉnh phú thọ (Trang 72 - 75)