Tạo môi trường kinh tế, pháp lý thuận lợi khuyến khích

Một phần của tài liệu nghiên cứu các giải pháp khuyến khích tích tụ đất đai tại huyện tam nông - tỉnh phú thọ (Trang 95 - 104)

4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.2.2.4Tạo môi trường kinh tế, pháp lý thuận lợi khuyến khích

điều tra thì đất thầu thêm là diện tích đất công của xã, nhận thầu 20 năm hoặc 30 năm không có trường hợp chuyển hẳn canh tác từ hộ này sang hộ khác. Nếu quá trình này được diễn ra sẽ thúc đẩy nông nghiệp phát triển góp phần thay đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp. Trong số 11 hộ tham gia đấu thầu đất sản xuất có 7 hộ thuộc nhóm thuần nông chiếm 63,6% trong số hộ đấu thầu. Các hộ này có vốn, có kinh nghiệm, biết cách tổ chức sản xuất có thêm diện tích họ sẽ đầu tư thâm canh tăng năng suất, ruộng đất nhiều giúp cho hộ tối ưu hoá được quy mô sản xuất.

Trong số 90 hộ điều tra có 14 hộ mượn thêm ruộng để sản xuất thuộc nhóm thuần nông. Cho mượn đất có 12 hộ trong đó có 6 hộ kiêm và 5 hộ ngành nghề cho mượn đất chủ yếu là những mảnh đất xấu, điều kiện tưới tiêu không thuận lợi, chủ hộ có quan hệ họ hàng với nhau, một hộ thuần nông cho mượn ruộng do gia đình không có lao động để sản xuất.

Như vậy, tích tụ đất đai được thông qua các hoạt động mua đất, thuê - cho thuê, đấu thầu, mượn - cho mượn, ngoài ra có thể còn do thừa kế, còn hoạt động thế chấp, giá vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất không đem lại sự tích tụ đất đai. Hoạt động tích tụ đất của các hộ các hộ điều tra đã được trình bày ở trên. Tuy nhiên mức độ, quy mô của các hoạt động đó cần được nghiên cứu cụ thể.

4.2.2.4 Tạo môi trường kinh tế, pháp lý thuận lợi khuyến khích quá trình tích tụ đất đai tích tụ đất đai

Thực chất tích tụ đất đai là việc tăng quy mô diện tích cho hộ do dồn, đổi, thuê, mua, đấu thầu. Điều này đã dược Luật đất đai năm 2000 ghi rõ để khuyến khích quá trìnhtích tụ đất đai huyện Tam Nông đã vận dụng phù hợp tại địa phương.

Một là sự tham gia đổi đất của các hộ

Các địa phương phân chia các quỹ đất với phương châm hộ nào cũng

"có gần, có xa", "có tốt, có xấu" để chia bình quân cho nhân khẩu lao động. Chính vì thế ruộng đất rất manh mún, khó khăn trong việc tổ chức sản xuất, không thuận lợi cho tưới tiêu. Tuy nhiên, qua điều tra phỏng vốn 90 hộ gia đình ở 3 xã nghiên cứu thực tế cho thấy không có hộ nào đổi ruộng đất cho nhau. Xã Xuân Quang do đồng đất bằng phẳng và các hộ đều được chia đều 4 thửa mỗi hộ đồng đều nhau và họ đều yên tâm sản xuất trên mảnh ruộng được giao của mình nên không có hộ nào đổi ruộng. Hai xã còn lại, tham khảo cán bộ xã họ cho biết các hộ không tiến hành đổi đất cho nhau là do địa hình của địa phương phức tạp, đồng đất không đồng đều có vùng chiêm trũng, có vùng đồi gò cao ảnh hưởng đến canh tác. Qua thực tế điều tra còn cho thấy lý do sâu xa là do tâm lý, bảo thủ, đồng đều giữa các hộ. Do vậy mà ruộng đất ở các xã trên vẫn còn manh mún nhất là xã Phương Thịnh. Các hộ đều giữ cho mình những thửa ruọng đảm bảo điều kiện sản xuất để ít nhất có đủ lương thực phục vụ đời sống hàng ngày của gia đình, các thửa ruộng đất còn lại họ tiến hành trồng những cây ngắn ngày phù hợp và mang lại hiệu quả kinh té cao như rau, hoa, ngô....

Hai là sự tham gia mua, bán đất của hộ

Theo số liệu điều tra có 5 hộ đất thuộc nhóm hộ kiêm, nhóm hộ thuần nông, nhóm hộ ngành nghề không tham gia vào hoạt động này. Các hộ này cótiềm lực kinh tế, có kinh nghiệm sản xuất mua những mảnh đất gần với mảnh đất được giao để dễ trông coi quản lý, tiện cho canh tác và bảo vệ. Giá mua phụ thuộc vào mảnh đất đó tốt hay xấu điều kiện canh tác thuận lợi hay không, những mảnh ruộng tốt có giá 500.000đ, mảnh ruộng không thuận lợi bằng giá dưới 250.000-300.000đ, mảnh ruộng điều kiện canh tác khó khăn giá

dưới 200.000đ. Diện tích mua phụ thuộc vào lượng vốn của gia đình. Kết quả được thể hiện ở bảng 4.12.

Bảng 4.12. Sự tham gia mua đất của các hộ điều tra

Chỉ tiêu Nhóm hộ Tổng số Chia ra Số lượng (hộ) Tỷ lệ (%)

Diện tích mua Giá mua Lý do

<1

sào 1-5sào sào>5

< 200.00đ > 201.000đ Tăng DTSX Có lao động Có vốn, kỹ thuật Số hộ điều tra 90 100 Số hộ mua đất 5 5,5 4 1 - 3 2 3 1 1 1. Hộ thuần nông 3 3,3 3 - - 3 - 2 1 - 2. Hộ kiêm 2 2,2 1 1 - - 2 1 - 1

(Nguồn: Tài liệu điều tra của tác giả)

Qua bảng 4.12 cho ta thấy, trong 5 hộ mua đất thì có 4 hộ mua ở mức dưới 1 sào (3 hộ thuần nông và 1 hộ kiêm), chỉ có 1 hộ mua ở mức 1-5 sào (thuộc nhóm hộ kiêm). Giá mua dưới 200.000đ có 3 hộ thuộc nhóm thuần nông, giá mua trên 200.000đ có 2 hộ thuộc nhóm hộ kiêm. Như vậy, ta có thể thấy rằng tuy là những hộ có tiềm lực kinh tế thì mới có khả năng đầu tư mua thêm ruộng đất để canh tác, tuy nhiên nhóm hộ thuần nông chỉ giám mua những mảnh ruộng nhỏ, giá thấp, không thuận lợi cho tưới tiêu để tăng diện tích canh tác và họ sử dung kinh nghiệm và kỹ thuật vốn có của mình vào sản xuất.

Thực tế điều tra cho thấy, trong các hộ điều tra không xẩy ra tình trạng bán ruộng đất. Theo luật Đất đai, những hộ có người chết, người đi lập gia đình ở nơi khác hay trẻ em mới sinh đều không bị cắt giảm hoặc không được chia thêm ruộng đất. Qua điều tra phỏng vấn cho thấy, tư tưởng của ngươi dân

trong vấn đề ruộng đất còn mang mặng tính phong kiến và bảo thủ, họ chia bán đất đi làm mất kế sinh nhai mặc dù mảnh đất đó có xấu và khó canh tác, đến đâu thì cũng là tài sản của gia đình, họ cố giữ để lai cho con cháu. Một số hộ ngành nghề tuy không trực tiếp sản xuất nhưng vẫn giữa lấy phần đất của mình, họ không muốn tách rời ruộng đất để phòng xa "nhỡ khi thất bát". Họ sử dụng phần ruộng đất được giao khoán bằng cách thuê, mượn anh em họ hàng để sản xuất. Xu hướng tích tụ đất đai chưa xuất hiện, khiến việc đưa cơ giới hoá vào sản xuất nông nghiệp càng khó khăn hơn.

Xét trong 3 xã điều tra cho thấy, đất đai ở xã Xuân Quang qua tích tụ đất đai đã đi vào ổn định, người dân yên tâm sản xuất trên mảnh ruộng được giao. Hai xã còn lại tuy đã thực hiện tích tụ đất đai theo như chỉ đạo của huyện nhưng với mức độ thấp, lẻ tẻ nên đất đai vẫn còn manh mún. Đời sống của người dân trong xã vẫn còn gặp nhiều khó khăn.

Ba là tham gia thuê và cho thuê ruộng đất của các hộ

Qua tổng hợp số liệu ở bảng 4.13 cho thấy có 12 hộ thuê thêm đất để sản xuất thuộc nhóm hộ thuần nông, hộ kiêm và hộ ngành nghề không thuê đất. Những hộ thuê đất là những hộ diện tích đất được giao ít, có lao động, có vốn sản xuất họ thuê thêm đất để sản xuất tăng thu nhập. Số hộ thuê từ 1 đến 5 sào chiếm 14% còn lại là số hộ thuê đất dưới 1 sào chiếm 10%.

Việc thanh toán chi phí cho thuê dựa vào thoả thuận của hai bên có thể bằng thóc hoặc bằng tiền, tuỳ theo điều kiện của từng hộ. Mức thu còn phụ thuộc vào thửa ruộng đó tố hay xấu, mối quan hệ giữa người thuê và cho thuê. Thường thì mức thu đối với thóc lấy giá 50kg/sào/vụ/năm; đối với mức thu bằng tiền trung bình là 200.000đ/sào/năm. Nhìn chung những người đi thuê đất đều có mối quan hệ họ hàng với người cho thuê nên mức thuê có thể rẻ hơn so với thực tế. Thời gian thuê đất của các hộ là không hạn chế, khi nào người cho thuê cần, họ đòi thì mới phải trả do các hộ cho thuê đất đều là

những hộ không coi nông nghiệp là nguồn thu chính của gia đình và có mối quan hệ họ hàng huyết thống với người đi thuê.

Hoạt động cho thuê đất thường diễn ra ở những hộ thiếu lao động, những hộ ngành nghề, hộ kiêm không có thời gian để sản xuất. Tỷ lệ cho thuê chiếm 23,3%. Trong 90 hộ điều tra có 21 hộ cho thuê đất trong đó hộ ngành nghề dịch vụ có 6 hộ chiếm 54,6%. Hộ thuần nông có 3 hộ chiếm 6% do thiếu lao động. Diện tích cho thuê từ 1 đến 5 sào có 16 hộ chiếm 17,8%, dưới 1 sào có 5 hộ chiếm 5,6%, không có hộ nào cho thuê ở mức từ 5 sào trở lên. Giá cho thuê cũng phụ thộc vào sự thoả thuận của hai bên và mối quan hệ của họ, đa số các hộ cho thuê đều có quan hệ họ hàng huyết thống với người đi thuê. Thời gian cho thuê là không hạn chế, khi nào họ cần hoặc nhà nước đòi thì họ đi thuê mới phải trả lại đất thuê. Có 15 hộ cho thuê trả bằng thóc và 6 hộ cho thuê trả bằng tiền giá cho thuê họ thường lấy theo quy định nhà nước 150kg/sào/năm, bằng tiền 200.000đ/sào/năm.

Bảng 4.13. Sự tham gia vào thuê và cho thuê đất của các hộ điều tra

Chỉ tiêu Nhóm hộ Tổng số Chia ra Số lượng (%) Tỷ lệ

Diện tích thuê Hình thức thuê

<1sào 1-5sào >5 sào Bằngthóc Bằngtiền

I. Tổng số hộ điều tra 90 100 - - - - -

II. Số hộ thuê đất 16 17,8 13 3 - 6 10

1. Hộ thuần nông 16 17,8 13 3 - 6 10

III. Số hộ cho thuê đất 21 23,3 5 16 - 15 6

1. Hộ thuần nông 3 3,3 3 - - - 3

2. Hộ kiêm 12 13,3 1 11 - 10 2

3. Hộ NN-DV 6 6,7 1 5 - 5 1

Ruộng đất thuê và cho thuê và cho thuê thuộc nhóm hộ điều tra ở các điểm điều tra cho thấy thời gian là không hạn chế, khi nào người cho thuê cần các điểm điều tra hoặc khi nào Nhà nước thu lại họ đòi thì trả. Hình thức này chỉ bó hẹp trong mối quan hệ họ hàng, huyết thống giúp đỡ khi có điều kiện.

Bốn là tham gia mượn và cho mượn ruộng đất của các hộ

Trong các hộ điều tra tình hình mượn và cho thuê mượn ruộng đất diễn ra với mức độ thấp. Qua điều tra 12 hộ cho mượn ruộng đất, theo tỷ lệ của từng nhóm hộ cho mượn ruộng đất thì hộ thuần nông chiếm 8,3% hộ kiêm chiếm 50%, hộ ngành nghề chiếm 41,7%.

Bảng 4.14. Sự tham gia mượn và cho mượn ruộng đất của các hộ điều tra

Chỉ tiêu Nhóm hộ Tổng số Chia ra Số lượng (hộ) Tỷ lệ (%)

Diện tích thuê Hình thức thuê

<

1sào 1-5sào sào>5 Bằngthóc Bằngtiền

I. Số hộ cho mượn đất 12 100 7 5 - 10 2

1. Hộ thuần nông 1 8,3 1 - - 1 -

2. Hộ kiêm 6 50 1 5 - 4 2

3.Hộ ngành nghề dịch vụ 5 41,7 5 - - 5 -

II. Số hộ mượn thêm đất 14 100 6 7 1 9 5

1. Hộ thuần nông 9 64,3 6 2 1 6 3

2. Hộ kiêm 5 35,7 - 5 - 3 2

(Nguồn: Tài liệu điều tra của tác giả)

Ruộng đất được cho mượn thường là những thửa đất nằm ở cách xa nhau không thuận lợi cho sản xuất. Qua điều tra có 1 hộ thuộc nhóm thuần nông cho mượn đất do không có lao động, diện tích cho mượn dưới một sào và cho mượn để sản xuất. Có 6 hộ còn lại mượn đất, 1 hộ cho mượn với diện tích nhỏ hơn 1 sào, 5 hộ còn lại cho mượn từ 1-5 sào; xét theo mối quan hệ thì có 4 hộ cho mượn là có mối quan hệ họ hàng và 2 hộ là cho người ngoài

mượn (hàng xóm). Các hộ cho mượn không bắt người mượn phải trả bất kỳ một khoản nào, họ chỉ phải nộp các khoản chi phí theo yêu cầu của Nhà nước (thuỷ lợi phí, bảo vệ đồng....) và các khoản đóng góp khác cho tập thể trên diện tích đó.

Các hộ mượn thêm ruộng đất để sản xuất để sản xuất chiếm tỷ lệ 64,3% so với tổng số điều tra mượn thêm đất, các hộ này đều thuộc nhóm thuộc hộ thuần nông. Đây là những hộ có lao động, có vốn, có kinh nghiệm sản xuất họ cho mượn thêm ruộng để tăng thêm diện tích sản xuất đồng thời tăng thu nhập cho gia đình. Có 9 hộ thuộc nhóm thần nông mượn thêm đất đó có 6 hộ mượn với diện tích dưới 1 sào, 2 hộ mượn với diện tích từ 1-5 sào, và 1 hộ mượn của họ hàng, 3 hộ là mượn của người ngoài. Trong 14 hộ mượn thêm đất có 5 hộ thuộc nhóm hộ kiêm, diện tích mượn đều từ 1-5 sào; có 3 hộ là mượn của họ hàng và 2 hộ là mượn của hàng xóm. Nhìn chung, diện tích đất mà các hộ được mượn đều nằm trong cùng một thửa và điều kiện canh tác không thuận lợi, họ không phải trả bất kỳ một khoản tiền nào cho người chủ của mảnh đất đó và được mượn đến khi nào người cho mượn cần đến thì trả lại.

Như vậy, số hộ mượn và cho mượn ruộng đất của nhóm hộ điều tra chiếm 28,9% trong trong số hộ điều tra. Hoạt động này được diễn ra nhỏ lẻ, manh mún, mang tính gia đình. Diện tích đất mà các hộ mượn ruộng đất hay cho mượn ruộng đất đều ở mức từ 1 đến 5 sào. Hiện nay, dân số ngày một tăng nhưng đất đai thì có hạn nhất là ở những vùng thuận nông ruộng đất ít, các hộ muốn tăng thêm diện tích để sản xuất thường phải huy động bằng nhiều hình thức như mượn thêm, thuê, hộ nào và cho mượn là mối quan hệ họ hàng, làng xóm nên thời gian mượn thường không xác định, khi nào người cho mượn cần đòi lại thì người đi mượn sẵn sàng trả bất cứ lúc nào. Trong hoạt động mượn và cho mượn có mặt tích cực là ruộng đất được sử dụng đầy đủ hợp lý, thuận lợi cho sản xuất, nâng cao hiệu quả sử dụng đất; mối quan hệ

họ hàng hàng xóm được cải thiện, tăng thu nhập cho gia đình. Tuy nhiên, do thời gian mượn đất là không xác định, làm vụ nào biết vụ đó, độ phì kinh tế của ruộng đất không được phát huy.

Năm là tham gia đấu thầu ruộng đất của các hộ

Ở hầu hết các địa phương trong cả nước, đất nông nghiệp hầu hết chia cho các hộ nông dân, số còn lại phần lớn nằm trong diện tích quy hoạch quỹ đất công của xã và các tổ chức kinh tế khác. Hình thức đấu thầu ruộng đất ở đây cũn giống như ở các địa phương khác do UBND xã, hợp tác xã nông nghiệp tổ chức cho các hộ nông dân đầu thầu, hộ nào thầu cao hơn sẽ được nhận thầu. Đấu thầu ruộng đất được diễn ra ở cả 3 nhóm hộ điều tra. Theo số liệu điều tra trong số 90 hộ điều tra có 11 hộ nhận thầu ruộng đất chiếm 12,2% trong đó có 7 hộ thuộc nhóm thuần nông chiếm 14,3% hộ thuộc nhóm hộ kiêm và 1 hộ thuộc nhóm nghành nghề.

Các hộ nhận thầu hầu hết là những hộ có kinh tế ở mức trung bình khá trở lên. Số tiền thu được do đấu thầu được dùng vào phục vụ các công trình phúc lợi của xã. Thường khi các hộ tham gia đấu thầu phải đóng một khoản tiền ban đầu là 500.000đ, do vậy mà những hộ không có vốn sẽ không tham gia vào hình thức này.

Bảng 4.15. Tham gia đấu thầu ruộng đất ở các hộ điều tra

ĐVT: hộ, diện tích: m2 Chỉ tiêu Nhóm hộ Số hộ nhận thầu DT nhận thầu

Theo thời gian Số hộ

20 năm 30 năm 50-70kg thóc/sào/năm 76-100kg thóc/sào/năm Tổng số 11 30600 25600 50000 5 6 1. Hộ thuần nông 7 20200 20200 - 7 - 2. Hộ kiêm 3 5000 - 5000 - 3 3. Hộ NN-DV 1 5400 5400 - - 1

Qua điều tra phỏng vốn các hộ gia đình cho thấy nhu cầu về đất đai sản

Một phần của tài liệu nghiên cứu các giải pháp khuyến khích tích tụ đất đai tại huyện tam nông - tỉnh phú thọ (Trang 95 - 104)