4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.2.2.1 Hướng dẫn tập huấn nghiệp vụ chuyên môn
Để khắc phục tình trạng đất đai bị chia nhỏ, tản mạn tỉnh uỷ, UBND tỉnh Phú Thọ đã có chủ trương xây dựng đề án chuyển đổi rộng đất lên kế
hoạch thực hiện, tổ chức quán triệt đối với cán bộ cấp xã và hướng dẫn tập huấn nghiệp vụ chuyên môn... để đất đai đỡ bị chia nhỏ manh mún.
Qua quá trình thực hiện cho thấy hình thức tiến hành và phương pháp thực hiện cho thấy hình thức tiến hành và phương pháp áp dụng ở các xã là khác nhau nên kết quả thu được ở các xã là khác nhau. Ở những xã tình hình đất đai không phức tạp đã tiến hành đổi lại toàn bộ diện tích đất nông nghiệp với phương pháp đổi là ghép bù hạng đất + bù sản lượng, nguồn kinh phí với phương châm "Nhà nước và nhân dân cùng làm" trên cấp và dân đóng góp (1kg thóc/1 sào). Những xã có địa hình phức tạp chỉ tiến hành đổi một loại đất lúa hoặc đất đồi với phương pháp đổi là ghép bù hạng đất, nguồn kinh phí trên cấp và dân đóng góp (1kg thóc/1 sào). Kết hợp với việc chuyển đổi, các xã trong huyện đã thuê cán bộ chuyên môn về đo đạc và vẽ lại bản đồ giải thửa. Chính từ việc chuyển đổi và vẽ bản đồ giải thửa sẽ giúp cho các xã dễ theo dõi và là cơ sở vững chắc để cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Thời gian tiến hành chuyển đổi là 2008. Sau khi tiến hành đã đạt được kết quả sau:
Biểu 4.6. Cơ cấu chuyển đổi đất đai
Chỉ tiêu ĐVT Số lượng Cơ cấu (%)
1. Số xã trong huyện xã 20 100
- Số xã chuyển đổi trên phạm vi toàn huyện xã 12 60
- Số xã chuyển đổi ở phạm vi hẹp xã 5 25
- Số xã không chuyển đổi xã 3 15
2- Số thửa ruộng
- Trước chuyển đổi thửa 575.863 100
- Sau chuyển đổi thửa 323.807 56,22
3- Bình quân số thửa/hộ
- Trước chuyển đổi thửa 14,5 100
- Sau chuyển đổi thửa 6,6 45,5
4- Kênh mương làm mới, tu bổ km 130 -
Qua biểu trên cho ta thấy, toàn huyện có tổng số 20 xã và thị trấn có 60% số xã chuyển đổi ruộng đất trên vi phạm toàn xã: 25% số xã chỉ tiến hành chuyển dổi trên phạm vi hẹp (ở một vài xứ đồng): 15% số xã trong huyện không thực hiện chuyển đổi ruộng đất.
Sau khi thực hiện tích tụ đất đai đã có một số tác dụng tích cực như tổng số thửa giảm mạnh. Theo số liệu của biểu 4.6 cho thấy trước chuyển đổi số thửa ruộng của toàn huyện là 575.863 thửa nhưng sau khi thực hiện chuyển đổi đã giảm được 43,78% số thửa. Số thửa bình quân một hộ cũng giảm đáng kể, trước chuyển đổi thửa bình quân/ hộ là 14,5 thửa sau khi chuyển đổi số thửa bình quân/ hộ giảm xuống còn 6,6 thửa.
Kết hợp với công việc chuyển đổi ruộng đất huyện đã làm được một số công việc như.
- Có 18/20 xã đã lập được quy hoạch sử dụng đất đến năm 2015, 16/20 xã đã lập được quy hoạch sử dụng đất đến năm 2015, đưa 247, 25 ha đất nông nghiệp sang quy hoạch cho nhu cầu phát triển dân sinh kinh tế của địa phương, kết hợp với tích tụ đất đai đã tiến hành quy hoạch lại đồng ruộng, tu bổ và làm mới 130km kênh mương thuỷ lợi nội đồng, đường giao thông nông thôn về cơ bản đã được nhựa hoá, bê tông hoá.
- Các xã trong huyện đã thu gọn được quỹ đất công về một khu để thuận lợi cho công tác quản lý.
- Cùng với việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất các xã đã thu hồi được 44.822kg thóc và 80.779đ nợ đọng sản phẩm của 1.170 hộ.
Về kết quả sản xuất, theo đánh giá của UBND huyện việc thực hiện tích tụ đất đai đã góp phần cùng các yếu tố khác làm tăng năng suất cây trồng từ 10-15%, giảm thời gian lao động xuống 15-20%, đặc biệt đối với quỹ đất công của các xã trong huyện do được quy hoạch tập trung gọn khu, gọn
khoảnh đã cho đấu thầu tăng sản lượng từ 20-50% so với trước chuyển đổi, tạo điều kiện tăng nguồn thu cho ngân sách xã.
Công tác chuyển đổi của huyện đã đạt được kết quả đáng kích lệ, tuy nhiên cũng không thể không tránh khỏi những sai sót nhất định trong quá trình thực hiện, cho đến nay một số xã mới chỉ chuyển đổi một loại đất (đất lúa hoặc đất đồi), một số xã triển khai mang tính thức nên hiệu quả không cao, chưa được sự ủng hộ nhiệt tình của người dân...