4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.2.2.5. Những tác động tích cực của quá trìnhtích tụ đất đai đến
Trong những năm gần dây, diện tích đất tự nhiên ở nước ta không ngừng tăng lên do thực hiện tốt chính sách khai hoang, vỡ hoang. Cùng với quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá công nghiệp, nông thôn, đặc biệt là việc xây dựng những công trình giao thông, thuỷ lợi, các công trình công cộng và các khu công nghiệp ở các địa phương, diện tích đất chuyên dùng và đất phi nông nghiệp không ngừng tăng lên. Song song với đó diện tích đất nông nghiệp ngày càng chiếm tỷ trọng thấp trong tổng diện tích đất tự nhiên. Chính sách ruộng đất của nước ta trong những năm qua đã có tác động không nhỏ đến quá trình tập trung ruộng đất và phát triển sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, tình trạng đất đai manh mún ở các địa phương vẫn còn tồn tại ảnh hưởng xấu đến sản xuất nông nghiệp.
- Tác động đến diện tích gieo trồng
Sau khoán 10 diện tích đất nông nghiệp hầu như không tăng mặt khác hàng năm số hộ, số khẩu, số lao động cũng tăng, khiến cho bình quân ruộng đất trên đầu người giảm mạnh, bình quân đất nông nghiệp/ lao động cũng giảm sút nhanh chóng. Trước sự giảm sút đất nông nghiệp/khẩu, lao động và hộ gia đình đòi hỏi các địa phương phải có biện pháp biện pháp thích hợp nhằm kịp thời khắc phục mâu thuẫn gay gắt giữa sự tăng dân số và diện tích gieo trồng.
Mâu thuẫn đó được giải quyết như thế nào đang đặt ra cho những nhà làm chính sách. Đổi mới và hoàn thiện chính sách ruộng đất đã và đang trở nên rất cần thiết. Chính sách ruộng đất hợp lý sẽ tạo động lực không nhỏ cho thành công của tích tụ đất đai và sử dụng đầy đủ hợp lý các nguồn lực trong đó có đất đai.
Bảng 4.16. Quy mô đất canh tác hàng năm của nhóm hộ điều tra trước và sau tích tụ đất đai Chỉ tiêu Nhóm hộ DT đất cây hàng năm (m2) DT gieo trồng (m2) Cơ cấu
Đất lúa - màu Đất hàng nămkhác Lúa Màu
Trước Sau
Trước Sau Trước Sau Trước Sau Trước Sau
Tổng số 206257 209557 4436,7 5324 354243,3 425092 102555,
8 123067 2,17 2,55
1. Hộ thuần nông 120540 121640 4436,7 5324 233280 279936 70820 84984 2,40 2,87
2. Hộ kiêm 62292 63392 - - 86700 104040 28430 34116 1,85 2,18
3. Hộ NN-DV 23425 24525 - - 34263,3 41116 3305,8 3967 1,60 1,84
Qua điều tra ở các hộ nông dân cho thấy, khi thực hiện các hoạt động tích tụ đất đai thì quy mô diện tích đất trồng cây hàng năm ở nhóm hộ thuần nông và nhó hộ kiêm có xu hướng tăng. Ruộng đất được tích tụ nhiều ở các hộ thuần nông. Kết quả được tổng hợp ở bảng 4.16.
Qua số liệu điều tra cho thấy quy mô đất canh tác của các nhóm hộ trước và sau tích tụ là có thay đổi, đều tăng so với trước. Đất lúa - màu của nhóm hộ thuần nông tăng 0,9% so với trước; nhóm hộ kiêm tăng 1,8% so với trước, nhóm hộ ngành nghề dịch vụ tăng 4,7% so với trước. Đất cây hàng năm khác chỉ có nhóm thuần nông có 5324m2 và tăng 19,9% so với trước tích tụ. Đối với diện tích giao trồng cũng vậy, các nhóm hộ thông qua các hình thức tích tụ đất gieo trồng lúa - màu đều tăng so với trước. Tích tụ đất đai đã làm cho diện tích cây hàng năm tăng kéo theo hệ số sử dụng ruộng đất cũng tăng cũng, do giảm được bờ vũng thửa, diện tích của thửa đất lớn áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất thuận lợi nên đã thúc đẩy sản xuất phát triển.
Tại địa điểm điều tra cho thấy các hoạt động dẫn đến tích tụ đất đai như thuê, mượn, mua, đấu thầu... đang mang lại hiệu quả cao, cụ thể đã làm tăng diện tích gieo trồng. Sở dĩ như vậy là do một sóo nguyên nhân tác động sau:
- Tăng được quy mô thửa đất, giảm bớt được bờ thửa
- Các hộ đã đầu tư được máy bơm để tháo úng trong mùa mưa và chống hạn trong mùa khô nên vẫn đảm bảo được sản xuất.
- Thực hiện "dồn điền, đổi thửa" làm tăng diện tích cây vụ đông lên khoảng 50%.
Khai hoang, tăng cụ cũng làm tăng diện tích gieo trồng. Chủ trương của các xã điều tra là quy hoạch lai đồng ruộng để tăng thêm diện tích gieo trồng. Sau khi chuyển đổi ruộng đất đã tạo ra các ô thửa lớn, kết hợp với các loại giống mới nên hệ số sử dụng ruộng đất tăng lên. Qua biểu 4.16 cho thấy hệ số sử dụng ruộng đất của nhóm hộ thuần nông là cao sau đó đến nhóm hộ kiêm
và nhóm hộ ngành nghề dịch vụ. Điều này cho thấy tập trung ruộng đất đã nâng cao được hiệu quả sử dụng ruộng đất.
Tóm lại, tích tụ đất đai đã có tác động tích cực trong việc phát triển sản xuất nông nghiệp đối với các hộ nông dân: số thửa bình quân/hộ giảm, diện tích bình quân/hộ tăng, giảm được diện tích bị úng hạn, tăng hệ số sử dụng ruộng đất. Chính những tác động này sẽ là động lực thúc đẩy người dân đầu tư sản xuất, diện tích các thửa lớn, gọn thu, gọn khoảnh sẽ giảm được nhiều công lao động trong khâu gieo trồng, chăm sóc, thu hoạch. Sau khi thực hiện chuyển đổi, các xã đầu tư cải tạo và nâng cấp kênh mương, giao thông nội đồng giúp cho họ nông dân chủ động được tưới tiêu và thuận lợi trong việc vận chuyển. Trên thực tế, các tác động tích cực này đã tạo được sự yên tâm trong quần chúng nhân dân, họ đã tích cực đầu tư vào sản xuất, thể hiện ở hệ số sử dụng ruộng đất của mối nhóm hộ điều tra.
- Tác động của tích tụ đất đai đến số thửa và diện tích bình quân/thửa ở các hộ điều tra
Từ thực tế điều tra ở các hộ, ta có số liệu phản ánh tác động quá trình tích tụ đất đai đối với số hộ điều tra (bảng 4.17).
Nhìn vào số liệu của bảng 4.17 cho ta thấy: Số thửa của các hộ đều giảm xuống sau khi tiến hành tích tụ đất đai. Trước khi tích tụ đất đai bình quân mỗi hộ điều tra ở xã Xuân Lương có 7,9 thửa, sau khi tích tụ đất đai bình quân mỗi hộ còn có 4 thửa, (giảm 3,9 thửa). Xã Văn Lương, trước tích tụ đất đai bình quân mỗi hộ có 12,5 thửa, sau khi tích tụ đất đai còn 7,5 thửa (giảm 5 thửa). Xã Thọ Văn giảm được bình quân 6,5 thửa/hộ. Tuy nhiên thực tế điều tra cho thấy, ở 2 xã Văn Lương và Phương Thịnh sau khi tiến hành tích tụ đất đai thì số thửa bình quân/hộ vẫn còn cao hơn nhiều so với xã Xuân Quang. Nguyên nhân chính là do 2 xã này chỉ tiến hành tích tụ đất đai một loại đất nên kết quả là chỉ có số thửa của loại đất đó giảm đi.
Bảng 4.17. Tác động của tích tụ đất đai ở các hộ điều tra
Xã Chỉ tiêu
ĐVT
Xã Xuân Quang Xã Văn Lương Xã Phương Thịnh
Trước TT Sau TT So sánh (%) Trước TT Sau TT So sánh (%) Trước TT Sau TT So sánh (%) 1. Số thửa/hộ thửa 7,9 1 12,65 12,5 7,5 60 15,3 8,9 58,17 2. Diện tích bình quân/thửa m2 360,91 1056 292,60 234,04 382,26 163,34 154,54 1570,41 1016,19 3. Diện tích thửa bé nhất m2 36 144 400 96 130 135,42 54 120 222,23 4. Diện tích thửa lớn nhất m2 926 1560 168,47 1008 1440 142,86 827 1800 217,66 5. Diện tích bị úng hạn m2 137,7 74,36 54 - - - 429,4 236,7 55,12 6. Hệ số sử dụng ruộng đất lần 2,03 2,39 117,74 1,99 2,42 121,61 1,9 2,1 110,53
Số thửa của các hộ giảm đi trong khi diện tích canh tác vẫn giữ nguyên. Điều này làm tăng diện tích bình quân mỗi thửa. Xã Xuân Quang trước khi tiến tích tụ đất đai diện tích mỗi thửa là 360,91m2, sau khi thực hiện mỗi thửa có diện tích khoảng 1056m2 (tăng thêm 695,09m2 so với trước). Xã Phương Thịnh trước khi tích tụ đất đai số thửa ruộng bình quân/hộ nhiều, diện tích mỗi thửa nhỏ (khoảng 154,54m2), sau khi thực hiện diện tích bình quân mỗi thửa là 1570,41m2 (tăng 1415,87m2).
Sau khi thực hiện tích tụ đất đai thì diện tích thửa bé nhất và lớn nhất của các hộ điều tra đều tăng lên từ 1,35 đến 4 lần (xã Xuân Quang tăng 4 lần, xã Phương Thịnh tăng 2,2 lần, xã Văn Lương tăng 1,35 lần). Diện tích thửa lớn nhất, trước khi thực hiện tích tụ đất đai của các hộ nông dân ở xã Xuân Quang là 926m2, sau khi thực hiện đã tăng lên 634m2; xã Văn Lương trước khi tích tụ đất đai diện tích thửa lớn nhất của hộ là 1008m2, sau khi thực hiện có diện tích là 1440m2 (tăng 432m2); xã Phương Thịnh trước khi tích tụ đất đai diện tích lớn nhất của hộ là 827m2, sau khi thực hiện là 1800m2 (tăng 973m2). Nhìn chung ở cả 3 xã sau khi thực hiện tập tích tụ đất đai thì diện tích úng hạn đều giảm. Xã Xuân Quang trước bình quân một số có khoảng 137,36m2 bị úng nhưng sau khi thực hiện tích tụ đất đai do xây dựng và tu bổ được hệ thống kênh mương thuỷ lợi, diện tích úng hạn giảm xuống còn bình quân 74,36m2hộ (giảm được 63,34m2), xã Phương Thịnh, trước khi thực hiện tích tụ đất đai bình quân mỗi hộ có 429,4m2 đất canh tác bị hạn, sau khi thực hiện tích tụ đất đai con số này giảm xuống còn 236,7m2 (giảm được 192,7m2). Có được những kết quả nêu trên là do việc dồn ghép ô thửa đã làm cho số thửa ít đi và kết hợp với đó là các xã tu bổ lại hệ thống kênh mương tưới tiêu nên đã chủ động tiêu, giảm được diện tích bị úng hạn.
Qua bảng 4.17 cho thấy: hệ số sử dụng ruộng đất tăng so với trước khi thực hiện tích tụ đất đai. Nguyên nhân là do sau khi thực hiện tích tụ đất đai
đã tạo ra các ô thửa lớn, kết hợp với các loại giống mới nên hệ số sử dụng ruộng đất ở các hộ điều tra đều tăng. Xã Xuân Quang, hệ số sử dụng ruộng đất sau khi thực hiện tích tụ đất đai là 2,39, trước khi thực hiện tích tụ đất đai là 2,03. Xã Văn Lương hệ số sử dụng ruộng đất tích tụ đất đai là 1,99, sau tích tụ đất đai là 2,42. Xã Phương Thịnh, trước tích tụ đất đai hệ số sử dụng ruộng đất là 1,9, sau tích tụ đất đai là 2,1. Theo số liệu điều tra cho thấy hệ số sử dụng ruộng đất của xã Phương Thịnh tăng ít, là do ở xã này chỉ thực hiện đối với đất đồi mà loại đất này người dân chủ yếu là trồng sắn (một năm 1 vụ) nên việc tích tụ đất đai không ảnh hưởng đến hệ số sử dụng ruộng đất, hệ số này tăng là do các yếu tố như giống, cơ cấu mùa vụ...
Tóm lại, việc tiến hành tích tụ đất đai đã có tác dụng tích cực trong việc phát triển sản xuất nông nghiệp với các hộ nông dân. Một số tác động đáng kể: Số thửa bình quân/hộ giảm, diện tích bình quân/hộ tăng, giảm diện tích đất bị ngập úng hạn, hệ số sử dụng ruộng đất của các hộ tăng. Những tác động này đã thúc đẩy người dân đầu tư vào sản xuất, tăng năng suốt cây rồng, thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phát triển. Trong quá trình này các xã cũng đã tiến hành đầu tư, cải tạo và nâng cấp hệ thống kênh mương, giao thông nội đồng giúp cho hộ nông dân chủ động tưới tiêu và thuận lợi cho việc vận chuyển. Trên thực tế, những tác động tích cực này đã tạo được sự yên tâm trong quần chúng nhân dân, họ đã tích cực đầu tư vào sản xuất, thể hiện ở hệ số sử dụng ruộng đất tăng lên so với trước.
- Yếu tố ảnh hưởng đến năng suất một số loại cây trồng sau tích tụ đất đai
Quá trình tích tụ đất đai không những ảnh hưởng tới cơ cấu sản xuất của các nhóm hộ mà nó còn tác động trực tiếp tới việc sử dụng các yếu tố đầu vào. Để khẳng định, tích tụ đất đai có ảnh hưởng đến năng suất cây trồng hay
không, chúng tôi tiến hành nghiên cứu, điều tra, kết quả được phản ánh ở bảng 4.18.
Sau khi thực hiện tích tụ đất đai các hộ tăng cường đầu tư và đạt kết quả khá. Do đặc điểm địa hình, chất đất nên các loại cây trồng được trồng ở mỗi địa phương có sự khác nhau. Xã Xuân Quang có 47% đất bãi nên trồng được nhiều loại cây hoa màu như ngô, rau cải củ, rau cải củ, lạc, các loại rau thơm... còn đối với xã Phương Thịnh, diện tích đất đồi nhiều nên các hộ nông dân trồng nhiều sắm...
Theo số liệu phản ánh ở bảng 4.18 cho thấy: Năng suất của các loại cây trồng ở cả 3 xã điều tra sau tích tụ đất đai đều tăng (đặc biệt là đối với cây lúa).
Bảng 4.18. Năng suất một số cây trồng chính của hộ nông dân điều tra
Xã Cây trồng
Xã Xuân Quang Xã Văn Lương Xã Phương Thịnh
Trước (tạ) Sau (tạ) So sánh (%) Trước (tạ) Sau (tạ) So sánh (%) Trước (tạ) Sau (tạ) So sánh (%) 1. Lúa 1,585 1,965 123,98 1,65 2,01 121,82 1,53 1,92 125,41 09 2. Ngô 1 1,45 145 - - - - - - 3. Khoai lang - - - 0,75 0,8 106,67 - - - 4. Rau cải củ 3 6,5 216,67 - - - - - - 5. Sắn - - - - - - 4,5 4,7 104,45 6. Lạc 0,8 1 125 - - - - - -
(Nguồn: Tài liệu điều tra của tác giả)
Năng suất lúa của các hộ điều tra ở xã Xuân Quang trước tích tụ đất đai là 1,585tạ/sào, sau khi tích tụ đất đai là 1,965 tạ/sào (tăng 23,98%), xã Văn Lương trước khi thực hiện tích tụ đất đai năng suất lúa 1,65 tạ/sào, sau khi tích tụ đất đai là 2,01 tạ/sào (tăng 21,82%), xã Phương Thịnh trước khi thực
hiện tích tụ đất đai là 1,53tạ/sào, sau khi thực hiện tích tụ đất đai là 1,92 tạ/sào (tăng 25,49%). Đối với ngô đông, xã Xuân Quang sau thực hiện tích tụ đất đai năng suất là 1,45 tạ/sào (tăng so với trước 45%); xã Văn Lương chủ yếu trồng thêm các loại rau để phục vụ nhu cầu thức ăn hàng ngày của hộ gia đình và là xã trồng nhiều khoai lang, năng suất sau khi tích tụ đất đai là 0,8 tạ/ sào (tăng so với trước 6,67%) xã Phương Thịnh trồng nhiều sắn, năng suất đạt 4,7 tạ/sào (tăng so với trước là 4,45%).
Trong những năm qua, thực hiện Nghị quyết đại hội toàn quốc lần thứ VIII và lần thứ IX (1996-2002), các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, Đảng bộ và nhân dân huyện Tam Nông đã xác định phải nhanh chóng chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. nghị quyết đại hội Đảng bộ huyện Tam Nông lần thứ XI, XX đã từng bước cụ thể hoá các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước vào điều kiện thực tiễn của địa phương, thực tế đã đem lại kết quả rất đáng khích lệ.
Sau khi tiến hành tích tụ đất đai, cùng với sự tăng cường đầu tư thâm canh, sử dụng các loại giống mới năng suất của một số loại cây trồng chính tăng góp phần vào việc tăng năng suất cây trồng nói chung. Việc tăng năng suất cây trồng này có sự tác động của công tác dồn ghép ô thửa. Tác động của tích tụ đất đai đối với phát triển kinh tế hộ là rất lớn. Thông qua chuyển đổi, người dân yên tâm đầu tư sản xuất, thuận lợi về giao thông, thuỷ lợi, tiết kiệm được chi phí không cần thiết, tiết kiệm được lao động. Để đánh giá công tác chuyển đổi ruộng đất có tác động như thế nào trong việc sử dụng các yếu tố đầu vào của hộ sản xuất, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu, điều tra về tình hình sử dụng các yếu tố đầu vào của hộ nông dân.
Qua số liệu ở bảng 4.19 cho thấy sau khi chuyển đổi các hộ nông dân sử dụng lượng giống ít hơn trước khi chuyển đổi, lý do là trước giống cây
trồng không tốt như hiện nay hơn nữa kỹ thuật gieo mạ và chăm sóc của người dân cũng được nâng cao. Trước chuyển đổi mỗi hộ thuần nông sử dụng