2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ TÍCH TỤ ĐẤT ĐAI
2.2.1.2. Kinh nghiệm của Nhật Bản
Tuy nằm ở vùng Đông Á song Nhật Bản lại có điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội lúc xuất phát khá giống nước ta. Địa hình đồi núi là đặc trưng của nước này, nó chiếm gầm 3/4 diện tích tự nhiên, trong đó có núi lửa hoạt động và khá thường xuyên. Thời tiết cũng được chia thành 4 mùa rõ rệt khá thuận lợi cho sinh trưởng và phát triển của cây trồng, vật nuôi. Trong các vùng đồi hiểm trở lại đan xen những đồng bằng, thung lũng nhỏ hẹp rất thích hợp với sản xuất nông nghiệp, song các con sông có độ dốc cao, nước chảy xiết lại gây trở ngại cho hoạt động của ngành. Ruộng đất ít và dân số đông nên bình quân ruộng đất và loại thấp nhất thế giới, chỉ đạt khoảng 350m2/người cũng là một thách thức lớn đối với nước này.
Sau chiến tranh thế giới thứ II Nhật Bản đã có chính sách cải cách ruộng đất và được tiến hành thành hai cuộc cải cách ruộng đất:
- Cuộc cải cách lần thứ nhất Chính phủ Nhật Bản đã ban hành đạo luật nhằm: + Xác lập quyền sở hữu ruộng đất của nông dân.
+ Buộc phải thực hiện chính sách chuyển nhượng ruộng đất đối với các địa chủ hiện sinh sống ở những làng xã có trên 5ha ruộng và toàn bộ ruộng đất của các địa chủ vắng mặt.
+ Địa tô được thanh toán bằng tiền mặt.
- Cuộc cải cách lần thứ hai, Chính phủ Nhật Bản ban hành luật: + Sửa đổi luật điều chỉnh ruộng đất.
+ Việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất thuộc thẩm quyền Chính phủ. + Củng cố quyền sử dụng ruộng đất.
+ Xác lập quyền sở hữu ruộng đất của nông dân nhằm giảm nhẹ địa tô. + Ban hành sắc luật riêng về việc xác lập quyền làm chủ của nông dân. Do kết quả của chính sách cải cách ruộng đất, hệ thống địa chủ ở Nhật Bản sụp đổ, hầu hết người cày đã có ruộng. Quyền sở hữu ruộng đất đã trở thành động lực kích thích mạnh mẽ nông nghiệp phát triển, người nông dân
có ruộng cày và các tư liệu sản xuất khác, thực hiện tốt kỹ thuật canh tác và đã thực sự trở thành một tầng lớp xã hội quan trọng trong xã hội đương thời.