Kinh nghiệm của Ấn Độ

Một phần của tài liệu nghiên cứu các giải pháp khuyến khích tích tụ đất đai tại huyện tam nông - tỉnh phú thọ (Trang 36 - 37)

2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ TÍCH TỤ ĐẤT ĐAI

2.2.1.4.Kinh nghiệm của Ấn Độ

Sau ngày độc lập Chính phủ Ấn Độ đã tiến hành nhiều bước để loại trừ các yếu tố bóc lột và sự bất công xã hội trong quan hệ đất đai. Đầu tiên là loại

bỏ chế độ chiếm hữu trung gian, được thể hiện triệt để trong phạm vi gần 2/5 đất nước với số lượng gần 20 triệu nông dân và đưa lại cho họ quyền quan hệ trực tiếp với Nhà nước. Đến năm 1985 Chính phủ Ấn Độ quyết định thi hành đồng bộ những đạo luật có trong hai năm trong phạm vi cả nước để thực hiện người cày có ruộng, đất đai có chủ. Nội dung chủ yếu của chính sách này bao gồm:

- Điều kiện an toàn: Một tá điền được đảm bảo quyền về đất đai với điều kiện là trả nợ tiền thuế đúng hạn. Trong thời gian hợp đồng địa chủ không được lấy lại quyền trồng cấy trên đất đã hợp đồng với tá điền và người lĩnh canh.

- Điều chỉnh giá thuê: Đạo luật về điều chỉnh giá thuê với tá điền quy định là giá thuê chỉ bằng 1/5 ÷ 1/4 tổng sản lượng.

- Trao quyền sở hữu: Trao quyền sở hữu cho những người tá điền và lĩnh canh, loại chế độ địa chủ. Kết quả là ở một số bang đã có khoảng 4 triệu tá điền trở thành người chủ ruộng đất và cày cấy với một diện tích hơn 4,2 triệu ha.

Cùng với tác động tích cực của chính sách đất đai là chính sách đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp và chính sách cải tạo đất đã đưa đến cuộc “cách mạng xanh” trên đất nước Ấn Độ, tổng sản lượng lương thực tăng vọt, các hộ nông dân yên tâm đầu tư sản xuất. Tuy nhiên, đất đai canh tác của Ấn Độ hết sức manh mún (những thửa ruộng 10ha trở lên chỉ chiếm 2,4% tổng số thửa với 22,8% tổng diện tích đất sử dụng). Chính phủ Ấn Độ đang có những biện pháp để khắc phục tình trạng manh mún ruộng đất.

Một phần của tài liệu nghiên cứu các giải pháp khuyến khích tích tụ đất đai tại huyện tam nông - tỉnh phú thọ (Trang 36 - 37)