Tổ chức quá trìnhtích tụ đất đai phù hợp với đặc điểm

Một phần của tài liệu nghiên cứu các giải pháp khuyến khích tích tụ đất đai tại huyện tam nông - tỉnh phú thọ (Trang 87 - 95)

4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.2.2.3.Tổ chức quá trìnhtích tụ đất đai phù hợp với đặc điểm

phương

Theo số liệu bảng 9 ta thấy quỹ đất đai của nhóm hộ khác nhau và các xã khác nhau là không giống nhau. Trong 3 xã nghiên cứu thì diện tích canh tác/hộ ở xã Phương Thịnh là cao, nhóm hộ thuần nông là 3012,2m2/hộ, hộ kiêm là 5607,5m2/hộ, hộ ngành nghề là 3434,3m2/hộ. xã Xuân Quang có diện tích đất canh tác bình quân/hộ ở hộ thuần nông là 2775,8m2, hộ kiêm là 3034,2m2, hộ nghành nghề là 1933,5m2. Còn với xã Văn Lương loại hộ thuần nông có diện tích đất canh tác bình quân/hộ là 2770m2, hộ kiêm là 1944,m2, hộ ngành nghề là 2630,3m2. Nhìn chung ở cả 03 xã điều tra diện tích đất canh tác ở nhóm hộ nghành nghề là thấp hơn so với hai nhóm hộ thuần nông và nhóm hộ kiêm.

Số liệu phản ánh ở bảng 3 cho thấy ở 2 xã Xuân Quang và Phương Thịnh có hiện tượng đất canh tác của nhóm hộ kiêm nhiều hơn hộ thuần nông là vì: nhóm hộ kiêm ở cả 2 xã có số nhân khẩu bình quân/hộ lớn hơn số nhân khẩu bình quân/hộ của nhóm thuần nông, hơn nữa những hộ điều tra thuộc nhóm hộ kiêm ở 2 xã này đều là những hộ có tiềm lực kinh tế và trình độ họ đã tham gia đấu thầu đất của Ủy ban xã để mở rộng sản xuất. Trong thực tế những hộ nông dân thuộc nhóm hộ thuần nông thường là những hộ nghèo nên dù có muốn đấu thầu thì cũng khó vì họ không có vốn.

Do đặc điểm địa hình nên kết quả điều tra ở 2 xã Xuân Quang và Văn Lương thì diện tích đất trồng cây lâu năm là rất ít hầu như là không có; họ chỉ có đất trồng cây hàng năm (chủ yếu là lúa và hoa màu). Ở xã Phương Thịnh theo kết quả điều tra cho thấy nhóm hộ nào cũng có diện tích đất trồng cây lâu năm, nhóm hộ thuần nông mỗi hộ bình quân 447,6m2 đất trồng cây lâu năm, nhóm hộ kiêm là 2585m2, nhóm hộ ngành nghề là 1800m2. Sở dĩ có các nhóm hộ điều tra đất trồng cây lâu năm chiếm tỷ lệ cao sau đất trồng cây hàng năm là vì ở các nhóm có một số có tiềm lực kinh tế khá hoặc trung bình đã tham gia đấu thêm đất để trồng cây ăn quả như vải, nhẵn, na, xoài... cây công nghiệp như chè, mía.

Bảng 4.8. Diện tích đất đai bình quân của nhóm hộ điều tra

ĐVT: m2

Chỉ tiêu ĐVT

Xã Xuân Quang Xã Văn Lương Xã Phương Thịnh

Thuần

nông Kiêm NN-DV Thuầnnông Kiêm NN-DV Thuầnnông Kiêm NN-DV

Tổng diện tích đất m2 3102 3342, 8 2095,5 3020 2348, 7 3395 3474 6309 3953,7 I. Đất thổ cư m2 257,2 162,6 1262 200 251,1 402 199 200 200 II. Đất vườn m2 192,04 146 - 50 153,5 362,7 2202 501,5 319,3 III. Đất canh tác m2 2775,8 3034,2 1933,5 2770 1944,2 2630,3 3012,2 5607,5 3434,3 1. Đất cây hàng năm m2 2445,4 3034,2 1933,5 2770 1917,1 2630,3 2564,6 3022,5 1634,3

2. Đất trồng cây lâu năm m2 330,4 - - - 27,05 - 447,6 2585 1800

IV. Phân loại dất canh tác theo nguồn gốc

1. Đất nhận khoán m2 223,6 3034,2 1933,5 2110 1498,7 2135 2363,2 3022,5 1634,3 2. Đất đấu thầu m2 252,2 - - 300 - - 408 2500 1800 3. Đất thuê m2 21,3 - - - 50,7 495,3 241,04 - - 4. Đất mượn m2 109,7 - - 360 140,4 - - - - 5. Đất mua m2 - - - - 27,05 - - 85 - V. Một số chỉ tiêu bình quân 1. Đất canh tác/khẩu m2 532,03 523,1 483,4 503,6 339,5 493,2 515,8 700,9 686,9 2. Đất canh tác/lao động m2 982,2 1083,6 966,8 1108 562,8 751,5 1045,9 1121 1287,9

Theo thống kê của phòng địa chính huyện (tính đến ngày 1/10/2009) thì trong số diện tích đất nông nghiệp có tới 87,1% là giao cho các hộ; 4,7% giao cho các tổ chức kinh tế; 7,5% do UBND xã quản lý sử dụng và 0,7% là giao cho các tổ chức khác. Trong giai đoạn công nghiệp hoá - hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn cùng với sự phát của lực lượng sản xuất thì phân công lao động trong công nghiệp cũng đang diễn ra mạnh mẽ và đã tác động không nhỏ đến quá trình tập trung ruộng đất ở các địa phương.

Việc phân loại đất sản xuất theo các tiêu thức khác nhau thì sẽ có các loại đất khác nhau, phân loại theo nguồn gốc để thấy được xu hướng phát triển sản xuất kinh doanh của các hộ nông dân. Xét theo nguồn gốc của các loại đất của các nhóm hộ điều tra thuộc các xã nghiên cứu chúng tôi hpân thành các loại đất: đất nhận khoán, đất đấu thầu, đất thuê, đất mượn, đất mua. Dựa vào số liệu điều tra ta thấy đa số các hộ nông dân sử dụng đất có nguồn gốc đất khoán, đối với những hộ thuộc nhóm ngành nghề hầu như chỉ sử dụng một loại đất khác là rất ít, thậm chí có hộ không sử dụng hết ít đất khoán mà cho hộ khác thuê, còn những hộ thuộc nhóm thuần nông và hộ kiên trì ngoài diện tích đất khoán còn nhận thầu thêm diện tích đất công của xã, thuê đất, mượn đất của các hộ ngành nghề...

Cụ thể: Xã Xuân Quang loại hộ thuần nông diện tích đấu thầu chiếm 9,1% tổng diện tích đất canh tác ngoài ra họ còn tham gia vào hoạt động thuê đất, mượn đất để tăng diện tích sản xuất, nhóm hộ kiêm và nhóm hộ ngành nghề ở xã này không tham gia nhận thầu. Xã Văn Lương cho thấy: nhóm hộ thuần nông có tham gia nhận thầu chiếm 10,8%, còn hai nhóm hộ kiêm và ngành nghề không tham gia đấu thầu. Tuy nhiên, hai nhóm hộ này của xã Văn Lương lại tham gia vào hoạt động thuê đất mượn, mua đất. Xã Phương Thịnh cả ba nhóm hộ đều để tham gia vào đấu thầu ruộng đất.

Có thể nói việc hộ nông dân tham gia vào các hoạt động thuê, mua, mượn đất, đấu thầu ruộng đất để phục vụ sản xuất nông nghiệp cũng chính là quá trình tập trung ruộng đất để tối ưu hoá quy mô sản xuất của hộ. Nếu các hoạt động này được diễn ra ngày cành mạnh mẽ và được sự ủng hộ của các cấp lãnh đạo thì sẽ góp phần không nhỏ thúc đẩy nông nghiệp phát triển làm thay đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp. Thực tế điều tra ở xã Văn Lương cho thấy đất đai trong tay hộ ngành nghề nhiều nhưng họ không quan tâm đầu tư sản xuất nên lợi nhuận thu về từ sản xuất nông nghiệp thấp. Vậy đất đai được chuyển từ hộ ngành nghề sang hộ thuần nông thì trước hết giúp hộ ngành nghề có thêm vốn, thời gian đầu tư vào mặt hàng có lợi thế, còn với những hộ thuần nông có thêm diện tích họ sẽ đầu tư thâm canh tăng năng suất, ruộng đất nhiều giúp cho họ tối ưu hoá được quy mô sản xuất.

Qua điều tra phân tích kết quả được thể hiện ở bảng 3 cho thấy, chỉ tiêu đất canh tác/khẩu ở xã Phương Thịnh là cao nhất (nhóm hộ kiêm là 700,9m2/khẩu), chỉ tiêu này thấp nhất ở nhóm hộ kiêm của xã Đông Phương Yên (339,5m2/khẩu).

Tóm lại, việc nghiên cứu tình hình quỹ đất nông nghiệp của nhóm hộ điều tra nào đã giúp chúng ta hiểu được một cách chung nhất về quỹ đất đai của từng nhóm hộ trong từng xã, xu hướng phát triển của hộ dựa trên cơ sở đất đai. Qua số liệu điều tra cho thấy đối với hộ nông dân xã Xuân Quang do đặc điểm rất hẹp, diện tích đất canh tác bình quân/hộ thấp nên để phát triển sản xuất cần chú trọng thâm canh, trồng loại cây trồng phù hợp với chất đất, phát huy tối đa tiềm năng của đất đai, là xã có khaỏng 50% diện tích đất nông nghiệp là đất bãi, đây sẽ là điều kiện tốt để trồng rau màu, các loại cây trồng có khả năng cho nhiều vụ/năm và có giá trị kinh tế cao. Xã Văn Lương cũng là xã "đất ít, người đông", có diện tích đất canh tác/hộ thấp chính điều này đã thúc đẩy người dân ở đây phát triển nghề phụ nhằm nâng cao thu nhập cho gia

đình, chính vì vậy cũng cần có các biện pháp thâm canh, ngoài việc thúc dẩy nhanh quá trình tập trung ruộng đất thì việc nên làm nữa là khuyến khích những hộ ngành nghề bán đất canh tác của mình để lấy vốn đầu tư sản xuất và cũng chính là tạo điều kiện để các hộ thuần nông tập trung ruộng đất tối ưu quy mô sản xuất. Xã Phương Thịnh có địa hình phức tạp hơn, nên xã này cần có hướng phát triển kinh tế trang trại. Tuy nhiên để hiễu rõ hơn về quá trình chuyển đổi ruộng đất của các hộ này tôi tiến hành điều tra đánh giá theo từng hoạt động cụ thể.

Để hiểu thêm về tình hình tích tụ đất đai của các hộ điều tra, chúng tôi tiến hành điều tra và thống kê diện tích đất trồng cây hàng năm của nhóm hộ điều tra, kết quả được thực hiện hiệu quả bảng sau:

Bảng 4.9. Quy mô đất trồng cây hàng năm của nhóm hộ điều tra ở huyện Tam Nông

TT Loại hộ DT canh tác/hộ (m2) Số thửa/hộ (thửa) DT canh tác/thửa (m2) DT gieo trồng/hộ (m2) 1 Thuần nông 2539,3 5,3 479,1 7298,4 2 Kiêm 2185,9 4,9 446,4 4765,0 3 Nghành nghề - dịch vụ 2229,5 4,4 510,9 4098,5

(Nguồn: Tài liệu điều tra của tác giả)

Từ kết quả của bảng 4 cho thấy: Xu hướng của hộ thuần nông là thuê, mượn, đất đấu thêm ruộng đất để tăng diện tích sản xuất, các hộ kiêm có thể mua, đấu thầu thêm ruộng đất ở những chỗ thuận lợi tiện cho sản xuất, các hộ ngành nghề thì cho thuê, cho mượn ruộng đất để rảnh tay tập trung vào công việc kinh doanh của mình. Cho nên số thửa bình quân/hộ của nhóm ngành nghề dịch vụ chỉ còn 4,4 thửa với diện tích 229,5m2 để sản xuất với mục đích

cung cấp đủ lương thực cho hộ; diện tích thửa lớn nhất là 1800m2, diện tích thửa nhỏ nhất là 120m2. Hộ thuần nông số thửa bình quân/hộ 5,34 với diện tích 2539,3m2, những hộ này sản xuất lương thực không những phục vụ cho đời sống hàng ngày mà mọi khoản chi tiêu của họ đều trông vào thu nhập từ bán lúa màu; diện tích thửa lớn nhất là 1560m2, diện tích thửa nhỏ nhất là 144m2. Hộ kiêm có diện tích thửa lớn nhất là 1440m2, diện tích thửa nhỏ nhất là 130m2, nhìn chung, tập trung ruộng đất của các hộ đều theo chiều hướng chung thuận lợi cho sản xuất và canh tác nông nghiệp.

Bảng 4.10. Phân tổ các hộ theo số lượng thửa đất tại các xã điều tra của huyện Tam Nông

Xã Chỉ tiêu

Xuân Quang Văn Lương Phương Thịnh Số hộ Tỷ lệ (%) Số hộ Tỷ lệ (%) Số hộ Tỷ lệ (%) 1. Từ 1 đến 4 thửa 30 100 10 33,3 6 20 2. Từ 5 đến 6 thửa 8 40 15 50 3. Trên 6 thửa - - 8 26,7 9 30

(Nguồn: Tài liệu điều tra của tác giả) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tỉnh Phú Thọ là một trong số các tỉnh đi đầu trong phong trào dồn đổi ruộng đất, tuy nhiên cuộc vận động "dồn điền, đổi thửa" thu được kết quả khá tốt ở những vùng ruộng đất không chênh nhau nhiều lắm về độ cao, độ dốc nhỏ. Phú Thọ là một huyện có một địa hình tương đối phức tạp, có nhiều vùng bị úng lụt vào mùa mưa và bị hạn vào mùa khô, trình độ dân trí còn hạn chế nên trong tổng số các hộ điều tra thì đất trồng cây hàng năm vẫn còn manh mún. Hộ thuần nông, hộ kiêm, hộ ngành nghề có ít hơn 7 thửa/hộ chiếm tỷ lệ khoảng 81,1%. Số hộ từ 7 thửa trở lên ở xã Phương Thịnh vẫn còn

khoảng 30%, chỉ tiêu này đối với Văn Lương còn 26,7% xã Xuân Quang không có hộ nào vì bình quân/ thửa mỗi hộ của xã sau đổi ruộng là 4 thửa.

Theo luật đất đai sửa đổi (1998) và Nghị định số 17/199/NĐ-CP của Chính phủ hướng dẫn về thủ tục chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế quyền sử dụng đất, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất. Các địa phương trong toàn huyện đã thực hiện giao ruộng đất cho hộ nông dân để họ thực hiện các quyền nêu trên đối với đất đai. Đồng thời với đó là hoạt động dẫn đến tích tụ đất đai diễn ra ngày càng đa dạng, phong phú dưới nhiều hình thức khác nhau, thúc đẩy thị trường đất đai phát triển.

Trong số 90 hộ điều tra thì có 16 hộ thuê đất để sản xuất chiếm 17,8% các hộ này thuộc nhóm thuần nông, các hộ kiêm và hộ ngành nghề không thuê thêm đất. Có 21 hộ cho thuê đất chiếm 23,3% trong đó hộ ngành nghề dịch vụ có 6/11 hộ cho thuê chiếm 54,6% và hoạt động này diễn ra chủ yếu ở những hộ có hoạt động sản xuất kinh doanh đang phát triển giúp hộ có thêm vốn và thời gian đầu tư vào mặt hàng có lợi thế.

Bảng 4.11. Tình hình tích tụ đất đai ở các hộ điều tra

ĐVT: Hộ, tỷ lệ: %

Chỉ tiêu Nhóm hộ

Hộ mua đất Hộ cho thuêđất Hộ thuê đất Hộ mượnruộng đất

Hộ cho mượn ruộng đất Hộ đấu thầu Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ Tổng số 5 5,6 21 23,3 16 17,8 14 15,6 12 13,3 11 12,2 1. Hộ thuần nông 3 6 3 6 16 32 9 18 1 2 7 14 2. Hộ kiêm 2 6,9 12 41,4 - - 5 17,2 6 20,7 3 10,3 3. Hộ NN-DV - - 6 54,6 - - - - 5 45,5 1 9,1

Việc thầu thêm đất để phục vụ sản xuất nông nghiệp cũng chính là quá

Một phần của tài liệu nghiên cứu các giải pháp khuyến khích tích tụ đất đai tại huyện tam nông - tỉnh phú thọ (Trang 87 - 95)