Lý do chọn Văn Lương làm thí điểm tích tụ đất đai

Một phần của tài liệu nghiên cứu các giải pháp khuyến khích tích tụ đất đai tại huyện tam nông - tỉnh phú thọ (Trang 75 - 77)

4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.2.1.1 Lý do chọn Văn Lương làm thí điểm tích tụ đất đai

Điểm mạnh (Strength) Điểm yếu (Weakness)

- Đất đai bằng phẳng

- Còn nhiều nguồn đất có thể cho tích tụ: diện tích mặt nước, đất công của xã

- Đội ngũ lãnh đạo xã Văn Lương luôn đồng lòng, thống nhất theo nghị quyết của Đảng bộ và hướng dẫn của cấp trên, điều này được thể hiện qua những thành quả tốt đẹp mà xã đã đạt được trong thời kỳ đổi mới.

- Vị trí địa lý thuận lợi (gần khu công nghiệp) cùng với việc có ngành nghề phụ đã tạo ra nhiều việc làm, thu hút nhiều lao động nông nghiệp.

- Đất nông nghiệp phân tán ở nhiều xứ đồng nên khó thống nhất giữa các hộ khi tiến hành chuyển đổi.

- Trình độ dân trí thấp  việc tuyên truyền, quán triệt đến từng người dân – là đối tượng trực tiếp thực hiện chủ trương gặp nhiều trở ngại.

- Văn Lương là một xã nghèo của huyện, đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn  vốn tích lũy trong dân thấp  nguồn vốn cho tích tụ ruộng đất bị hạn chế.

Cơ hội (Opportunity) Thách thức (Threat)

- Các cấp lãnh đạo rất quan tâm đến công tác DĐĐT và tích tụ ruộng đất, đồng thời đã lường trước được những khó khăn sẽ gặp phải nên sẽ tập trung toàn trí lực cho công việc này.

- Trong tương lai, KCN trong xã sẽ mở rộng quy mô, thu hút ngày càng nhiều lao động nông nghiệp vào làm việc.

- Mô hình sử dụng ruộng đất của nông dân đã cố định hàng nghìn đời, nếu thay đổi là rất nhạy cảm trong tiềm thức của nhiều người khi họ phải cân nhắc cái mất, cái được, không dễ một sớm một chiều thông suốt.

- KCN mở rộng quy mô sẽ mua đất của người dân, sẽ không ít người chờ bán đất cho dự án chứ không chuyển nhượng cho người khác.

Như vậy, bằng phương pháp phân tích ma trận SWOT, những ưu thế và khó khăn đối với xã Văn Lương trong công tác chuyển đổi và tích tụ ruộng đất đã được thể hiện khá rõ ràng, là cơ sở để ban lãnh đạo huyện Tam Nông quyết định chọn Văn Lương là xã đầu tiên trong huyện tiến hành thí điểm chuyển đổi và tích tụ ruộng đất. Kết quả nghiên cứu 30 hộ gia đình

Bảng 4.4. Tổng hợp về tình hình đất đai các hộ điều tra tại xã Văn Lương

Chỉ tiêu Đơn vị tính Tình hình đất đai Số lượng % 1. Tổng số hộ điều tra - Số hộ trả lời - Số hộ không trả lời

2. Số hộ đồng ý tham gia tích tụ đất đai - Tham gia dồn điền đổi thửa

- Sẽ cho thuê, chuyển nhượng quyền sử dụng đất

3. Tình hình đất đai các hộ - Tổng diện tích

- Diện tích bình quân/hộ - Tổng số thửa

- Diện tích bình quân một thửa - Số thửa bình quân một hộ hộ hộ hộ hộ hộ hộ ngàn m2 m2 thửa m2/thửa thửa/hộ 30 23 7 23 19 4 65,3 1.840 265 246,5 8,8 100 76,6 23,4 100 83,6 17,3 - - - - - - - Nguồn:Tự tổng hợp từ bảng hỏi

Từ hai bảng số liệu trên có thể thấy, hiện nay diện tích đất nông nghiệp ở Tam Nông hầu hết là rất manh mún, nhỏ lẻ, và người dân cũng rất mong muốn thay đổi tình trạng này, có đến 83.6% số hộ được hỏi sẵn sàng tham gia DĐĐT nếu cấp trên phát động phong trào. Đây được coi là một thuận lợi rất lớn, đảm bảo cho chủ trương của huyện diễn ra trên thực tế thành công. Còn

16.4% số hộ nông dân không có ý định làm nông nghiệp lâu dài có thể chuyển nhượng ruộng đất lại cho những người có ý định thuê hoặc mua lại ruộng đất để kinh doanh nông nghiệp (17.3%).

Một phần của tài liệu nghiên cứu các giải pháp khuyến khích tích tụ đất đai tại huyện tam nông - tỉnh phú thọ (Trang 75 - 77)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(135 trang)
w