Những kiểu nhân cách giảng viên

Một phần của tài liệu Tài liệu tâm lý giáo dục trong dạy học đại học (đại học SPHN) (Trang 35 - 37)

Nhân cách ngời giảng viên là nhân cách của ngời tri thức hoạt động trong lĩnh vực giáo dục đại học. Tuổi của ngời giảng viên thờng từ 22-23 đến 60 và có thể kéo dài hơn tùy theo khả năng hoạt động của họ và yêu cầu của trờng đại học. Trình độ học vấn thấp nhất khi bắt đầu đứng trên bục giảng là thạc sĩ và trong tơng lai trình độ tối thiểu sẽ đợc nâng lên là tiến sĩ. Kinh nghiệm sống của họ phụ thuộc vào tuổi đời còn kinh nghiệm hoạt động giáo dục phụ thuộc vào thâm niên công tác giảng dạy ở đại học.

Có thể phân chia nhân cách của ngời giảng viên đại học theo các tiêu chí phân loại khác nhau và chúng ta sẽ có những kiểu giảng viên khác nhau.

Dựa vào sự kết hợp những phẩm chất nhất định của hai loại hoạt động s phạm và hoạt động nghiên cứu khoa học của ngời giảng viên, ngời ta có thể chia giảng viên đại học thành bốn loại sau:

- Loại thứ nhất là những giảng viên có khả năng kết hợp tốt các hoạt động của nhà khoa học với hoạt động của nhà s phạm. Đây là những ngời có trình độ nghiệp vụ cao, vừa giảng dạy tốt, vừa có nhiều công trình khoa học chất lợng. Số này còn cha có nhiều trong đội ngũ giảng viên của chúng ta.

- Loại thứ hai là những ngời lăm tốt công việc của nhà khoa học nhng lại là một giảng viên giảng dạy yếu vì không hấp dẫn sinh viên ở giảng đờng. Những giảng viên này rất có lợi cho công tác hớng dẫn và nghiên cứu khoa học của sinh viên cũng nh bản thân nhng không đợc đánh giá cao trong giảng dạy.

- Loại thứ ba bao gồm các giảng viên thực hiện tốt các hoạt động s phạm mà không thực hiện tốt hoạt động nghiên cứu khoa học. Một số giảng viên giảng dạy tốt, đợc sinh viên đánh giá cao nhng có khi cả năm không có một bài báo công bố, mấy năm không viết đợc một tài liệu nào. Những ngời này có thể không hứng thú với công việc nghiên cứu, hoặc giả dạy quá nhiều không có thời gian nghiên cứu.

- Loại cuối cùng là những giảng viên yếu cả về hoạt động khoa học lẫn hoạt động s phạm. Tất nhiên những ngời thuộc diện này thờng khó tồn tại ở trờng cao đẳng, đại học lâu. Tuy nhiên, với tình hình hiện nay, sự phát triển về số lợng trờng cao đẳng, đại học của nớc ta quá nhanh nên thiếu nhiều giảng viên. Vì thế, số giảng viên này vẫn tồn tại trong khoảng thời gian nhất định. Có thể họ vẫn là giảng viên nhng đã bị đào thải trong lòng sinh viên. Căn cứ vào xu hớng chuyên môn và các hoạt động xã hội của giảng viên có thể phân chia giảng viên thành các loại sau:

Loại 1: Những giảng viên vừa có chuyên môn vững vàng, có trình độ nghiệp vụ s phạm cao, có nhiều đóng góp cho hoạt động đào tạo đồng thời là ngời quan tâm đến sinh viên và phong trào sinh viên. Đây là những giảng viên giỏi đợc sinh viên quý mến gần gũi do họ quan tâm đến sinh viên. Không những là ngời mà sinh viên cảm phục về chuyên môn mà còn là ngời mà sinh viên tin tởng, có thể tham khảo ý kiến trong một số tính huống. Những giảng viên này không chỉ gặp sinh viên trên bục giảng mà sẵn sàng gặp gỡ sinh viên trong các hoạt động xã hội, giúp đỡ sinh viên trong nhiều lĩnh vực hoạt động khác.

Loại 2: Những giảng viên giỏi, có chuyên môn vững vàng nhng chỉ quan tâm đến nhiệm vụ chuyên môn, ít quan tâm, thậm chí không quan tâm gì đến các hoạt động của sinh viên. Những giảng viên này giảng bài xong là ra về, không cần biết sinh viên ở đâu, làm gì. Những phong trào hoạt động của sinh viên không đợc những giảng viên này biết đến. Họ cho rằng đó là việc của Đoàn Thanh niên và của những ngời quản lý sinh viên. Họ chỉ có nhiệm vụ giảng dạy và việc rèn luyện nghề nghiệp của sinh viên, những hoạt động khác của sinh viên không phải trách nhiệm của giảng viên. Sinh viên rất khó gần những giảng viên này. Khi sinh viên chào thày, một số giảng viên loại này không thể nhớ đó là sinh viên khoa nào. Có thể những giảng viên này quá say mê nghiên cứu, không để ý đến những hoạt động khác của nhà trờng, trong đó có hoạt động của sinh viên. Cũng có thể một số giảng viên tham gia dạy ở nhiều cơ sở nên không có thời gian quan tâm đến sinh viên. Và cũng có thể, một số giảng viên thiếu trách nhiệm với việc giáo dục sinh viên, chỉ lo phần giảng dạy.

Loại 3: Những giảng viên không hoàn toàn giỏi về chuyên môn nhng rất chăm chỉ trong hoạt động chung của sinh viên và của đơn vị. Đây là những sinh viên có xu hớng thích các hoạt động xã hội. Những giảng viên này có trình độ chuyên môn bình thờng ở mức không bị sinh viên và đồng nghiệp phàn nàn gì, nhng không có gì vợt trội. Song trong phong trào sinh viên, các bạn sinh viên rất quý và coi là thủ lĩnh của mình. Khả năng hoạt động xã hội của giảng viên này khá tốt nên giúp ích đợc nhiều cho sinh viên trong các hoạt động ngoài chuyên môn. Những giảng viên này có thể tập hợp và giáo dục sinh viên tơng đối hiệu quả.

Loại 4: Những giảng viên chủ yếu dựa vào kinh nghiệm chuyên môn đã tích luỹ từ nhiều năm nhng không còn sức bật. Đó là những giảng viên của các giai đoạn phát triển tr- ớc đây còn lại. Họ cũng không quan tâm nhiều đến sinh viên và các phong trào chung của đơn vị, tham gia một cách hình thức. Những giảng viên này đến nay không còn nhiều song không phải không còn. Họ thờng an phận, khi học xong bằng thạc sĩ và các chứng chỉ bắt buộc khác là họ hết động lực phấn đấu. Những ngời này cho rằng họ không còn cơ hội phát triển hoặc cũng không muốn phát triển, chỉ cố gắng để không ai nói động đến mình là đợc.

Theo những nghiên cứu của chúng tôi, số giảng viên này không nhiều ở các trờng đại học lớn nhng ở những trờng đại học mới nâng cấp và các trờng cao đẳng vẫn còn một số.

Ngoài ra, có thể phân chia giảng viên thành nhiều kiểu khác tuỳ theo tiêu chí chúng ta đặt ra. Hai cách phân chia này chỉ là ví dụ để gợi ý cho các nhà quản lý, các nhà nghiên cứu tham khảo để tiếp tục nghiên cứu.

Chơng 5

giao tiếp s phạm đại học

Một phần của tài liệu Tài liệu tâm lý giáo dục trong dạy học đại học (đại học SPHN) (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(73 trang)
w