- Trường hợp một người có hành vi gây rối trật tự đã cấu
17. Tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ
3.1.3. Một số tồn tại, vƣớng mắc trong thực tiễn xét xử và các nguyên nhân cơ bản
nguyên nhân cơ bản
Như vậy, bên cạnh công tác xét xử kịp thời, nghiêm minh và đúng pháp luật, trong thời gian 06 năm (2007 - 2012), qua nghiên cứu cho thấy, vẫn còn một số tồn tại, vướng mắc trong thực tiễn xét xử và lập pháp hình sự, tuy
nhiên lại tập trung chủ yếu vào tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ (Điều 202 Bộ luật hình sự) - loại tội xảy ra tương đối phổ biến trên địa bàn cả nước nói chung, địa bàn tỉnh Bình Phước nói riêng, cụ thể như sau:
Một là, việc xác định chưa chính xác về lỗi hành chính và lỗi hình sự, cũng như mối quan hệ nhân quả trong các vụ tai nạn giao thông đường bộ.
Ví dụ: Hồi 13h30 ngày 06/5/2010, Nguyễn Văn T. (không có giấy phép lái xe) điều khiển xe môtô Honda LX-125 trên phần đường của mình lên Thị trấn X. Khi đến ngã ba thị trấn, thấy phía trước cách khoảng 35 - 40m có một xe môtô Ware (do Lê Hùng C. điều khiển) đi ngược chiều, T. bật tín hiệu xin đường và điều khiển xe sang bên trái đường. Do phóng quá nhanh không kịp xử lý xe máy của C. đã đâm vào xe máy của T. làm cho chiếc xe Honda LX- 125 đổ nghiêng xuống đường và T. bị thương nhẹ ở chân, tay. Còn chiếc xe Ware đổ nghiêng và thia lia trên mặt đường, C. bị văng ra khỏi xe đầu đập xuống mặt đường và bị chết trên đường đưa đến bệnh viện. Nguyên nhân của vụ tai nạn được xác định là do C. có uống rượu phóng xe nhanh, không xử lý kịp nên đâm vào xe của T. gây ra tai nạn. Tại bản án hình sự sơ thẩm số 123/HSST ngày 08/09/2010, Nguyễn Văn T. bị Tòa án nhân dân huyện M. xét xử về tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ theo điểm a (không có giấy phép lái xe) khoản 2 Điều 202 Bộ luật hình sự.
Chúng tôi cho rằng trong trường hợp nêu trên tai nạn xảy ra là hoàn toàn do lỗi của C. (chạy quá tốc độ, không giảm tốc độ khi đến đường giao nhau, không xử lý kịp nên đã gây tai nạn). Còn T. khi sang đường có quan sát, ra tín hiệu xin đường và khi thấy xe ngược chiều cách khá xa mới điều khiển xe sang bên kia đường. Nếu C. đi đúng tốc độ cho phép và giảm tốc độ khi sắp vào đường giao nhau thì chắc chắn tai nạn không xảy ra. Mặc dù hành vi của T. có vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ
(điều khiển xe môtô phân khối lớn không có giấy phép lái xe) nhưng đây chỉ là lỗi hành chính chứ không phải lỗi hình sự. Mặt khác, trong quan hệ nhân quả giữa hành vi của C. và T. với hậu quả xảy ra (C. chết) thì nguyên nhân trực tiếp gây ra tai nạn là hành vi của chính nạn nhân C. Còn hành vi của T. chỉ là điều kiện (nguyên nhân gián tiếp) dẫn đến vụ tai nạn. Trong hành vi của T. còn thiếu một yếu tố của mặt khách quan (mối quan hệ nhân quả) của tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ (khoản 1 Điều 202 Bộ luật hình sự). Do đó, thấy rằng không phải trong mọi trường hợp khi người tham gia giao thông vi phạm các quy định về an toàn giao thông đường bộ đều là người có lỗi trong việc gây ra tai nạn. Vì vậy, nếu hành vi vi phạm của người điều khiển phương tiện giao thông đường bộ không phải là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến tai nạn thì họ chỉ có lỗi về hành chính và hành vi đó không cấu thành tội phạm[15].
Hai là, việc xác định thiệt hại cụ thể để truy cứu trách nhiệm hình sự trong các vụ tai nạn giao thông đường bộ còn chưa thống nhất (các trường hợp lỗi hoàn toàn do bên gây tai nạn; lỗi hỗn hợp hoặc cả hai bên đều có lỗi, lỗi do người thứ ba...).
Ví dụ: Ngày 10/6/2009, tại địa bàn huyện B. tỉnh Bình Phước, khi điều khiển xe môtô từ đường không ưu tiên đi vào đường ưu tiên, do không quan sát nên xe của Nguyễn Văn H. (huyện B.). đã đâm vào xe môtô do Nguyễn Hùng Ch. điều khiển (trong tình trạng say rượu và chạy quá tốc độ). Hậu quả vụ tai nạn: Ch. bị chấn thương sọ não với tỷ lệ thương tật 61%, H. cũng bị gẫy xương đùi và xương cánh tay trái với tỷ lệ thương tật là 52% và cả hai xe máy đều bị hư hỏng nặng. Quá trình xử lý vụ án các cơ quan tiến hành tố tụng đều thống nhất xác định cả hai bên (đều có giấy phép lái xe) cùng có lỗi trong việc gây ra tai nạn, nhưng lại có quan điểm khác nhau về xác định mức thiệt hại để làm căn cứ truy cứu trách nhiệm hình sự đối với Ch. và H. Cơ quan điều tra
và Viện kiểm sát cho rằng thiệt hại trong vụ án này bao gồm thiệt hại về sức khỏe và về tài sản cả của Ch. và của H. (02 người bị thương với tỷ lệ thương tích 61% và 52%; hư hỏng nặng 02 xe máy). Vì vậy, cả Ch. và H. đều phải chịu trách nhiệm hình sự theo điểm đ khoản 2 Điều 202 Bộ luật hình sự với tình tiết "gây thiệt hại rất nghiêm trọng". Tại bản án hình sự sơ thẩm số 98/2009/HSST của Tòa án nhân dân huyện B. đã đưa vụ án ra xét xử và cho rằng theo quy định tại Điều 202 Bộ luật hình sự thì người vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự đối với thiệt hại mà mình gây ra cho người khác. Trong vụ án này, thiệt hại mà Ch. gây ra cho H. chỉ gồm 01 người bị thương (với tỷ lệ thương tích 52%) và 01 xe máy bị hư hỏng nặng; còn thiệt hại mà H. gây ra cho Ch. cũng chỉ gồm 01 người bị thương (với tỷ lệ thương tích 61%) và 01 xe máy bị hư hỏng nặng. Vì vậy, Ch. và H. chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ theo khoản 1 Điều 202 Bộ luật hình sự.
Chúng tôi đồng tình với quan điểm của Tòa án cấp sơ thẩm về việc xác định mức thiệt hại trong vụ án nêu trên để làm căn cứ truy cứu trách nhiệm hình sự đối với các bị cáo vì: Hành vi phạm tội của các bị cáo Ch. và H. là vô ý chứ không phải là hành vi đồng phạm (chỉ có trong tội cố ý). Do đó, các bị cáo không phải chịu trách nhiệm đối với hậu quả chung của vụ án mà chỉ phải chịu trách nhiệm đối với phần hậu quả trong hậu quả chung của vụ án do hành vi vi phạm của mình trực tiếp gây ra. Trong vụ án trên, hậu quả riêng do hành vi của mỗi bị cáo gây ra chỉ ở mức nghiêm trọng (theo Mục 4.1 Phần I Nghị quyết số 02/2003/NQ-HĐTP 17/4/2003 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao), vì vậy Ch. và H. chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định tại khoản 1 Điều 202 Bộ luật hình sự. Tuy nhiên, chúng tôi cho rằng hướng dẫn về mức thiệt hại “nghiêm trọng”, “rất nghiêm trọng” và “đặc biệt
nghiêm trọng” tại Mục 4 Phần II Nghị quyết số 02/2003/NQ-HĐTP (đã nêu) chỉ phù hợp với trường hợp tai nạn xảy ra do lỗi hoàn toàn thuộc một bên gây tai nạn. Vì vậy, nếu áp dụng hướng dẫn này để xác định mức thiệt hại làm căn cứ truy cứu trách nhiệm hình sự và áp dụng tình tiết định khung tăng nặng đối với trường hợp “lỗi hỗn hợp” hoặc trường hợp “người bị hại cũng có lỗi hoặc do lỗi của người thứ ba” là chưa phù hợp, do đó, cần nghiên cứu sửa đổi cho phù hợp với thực tiễn xét xử.
Ba là, về tình tiết “phạm tội trong tình trạng có sử dụng rượu, bia mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá quy định hoặc có sử dụng các chất kích thích mạnh khác mà pháp luật cấm sử dụng” (điểm b khoản 2 Điều 202 Bộ luật hình sự).
Luật Giao thông đường bộ quy định cấm người lái xe sử dụng chất kích thích; cấm lái xe khi trong máu có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc 0,25 miligam/01 lít khí thở hoặc có chất kích thích khác mà pháp luật cấm (khoản 7 và 8 Điều 8). Tuy nhiên, điểm b khoản 2 Điều 202 Bộ luật hình sự quy định trường hợp phạm tội “trong tình trạng có sử dụng rượu, bia mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá quy định hoặc có sử dụng các chất kích thích mạnh khác mà pháp luật cấm sử dụng” nhưng lại không quy định định lượng cụ thể. Hiện nay, các cơ quan tiến hành tố tụng đều căn cứ vào quy định tại Điều 8 Luật Giao thông đường bộ, tức là khi xác định người lái xe có nồng độ cồn trong máu vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc 0,25 miligam/01 lít khí thở. Mặt khác, trong thực tiễn có nhiều trường hợp hồ sơ có các tài liệu phản ánh về việc bị cáo uống nhiều bia, rượu trước khi tham gia giao thông gây tai nạn nhưng các cơ quan chức năng ở nước ta chưa được trang bị đầy đủ các thiết bị chuyên dụng để đo nồng độ các chất đó trong máu của người vi phạm nên chưa có cơ sở kết luận về vấn đề này. Do đó, vấn đề này nên sửa đổi cho thống nhất giữa Bộ luật hình sự và Luật giao thông đường bộ.
Bốn là, theo thống kê, do chủ yếu các bị cáo chỉ bị Tòa án xét xử về tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ, nên qua nghiên cứu thực tiễn xét xử trên địa bàn tỉnh Bình Phước cho thấy còn một số tồn tại, hạn chế đối với riêng tội phạm này như sau:
* Có trường hợp Tòa án xử phạt tù đối với bị cáo còn quá nhẹ so với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội
Ví dụ: Ngô Văn A. có giấy phép lái xe hạng C, là tài xế lái xe thuê cho Công ty tư nhân thương mại và dịch vụ Phương Hà. Khoảng 14 giờ 50 phút ngày 23/04/2010, A. điều khiển xe ô tô tải BS: 93N-1254 (loại 3,5 tấn) của Công ty Phương Hà, chở vỏ bia Sài Gòn từ hướng Bù Đăng đi TX. Đồng Xoài theo đường QL14, trên xe có Nguyễn Văn K. là phụ xe đi theo. Khi A. điều khiển xe đến đoạn đường dốc, cong, tại KM 930 QL14 thuộc thôn 2, xã Đức Liễu, Bù Đăng, Bình Phước thì A. phát hiện phía trước cách khoảng 30m có cháu Dương Thị Ngọc H. đang đi bộ cùng chiều bên lề phải theo hướng xe A. điều khiển. Lúc này trời đang đổ mưa, đường trơn, xe đang đổ dốc, A. điều khiển với tốc độ khoảng 60km/h và đi bên phải đường. Khi xe do A. điều khiển cách cháu H. khoảng 5m thì gặp đoạn cua và dưới dốc lên có xe ô tô chạy ngược chiều đến, A. đạp thắng xe nhưng do trời mưa, đường trơn nên bánh xe bị trượt trôi về phía trước, sạt vào mép lề phải (theo hướng xe), nên A. không làm chủ được tốc độ nên đã tông thẳng vào phía sau người cháu H. rồi xe sạt xuống lề phải, đến mương thoát nước thì xe bị lật nghiêng, bánh sau bên phải đè lên người cháu H. làm cháu H. chết tại chỗ. A. đến ban Công an Xã Đức Liễu đầu thú.
Bản án hình sự sơ thẩm số 68/2010/HSST ngày 07/09/2010 của Tòa án nhân dân huyện Bù Đăng đã tuyên bị cáo Ngô Văn A. phạm tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ, xử phạt chín tháng tù.
ra, cấp sơ thẩm xử phạt bị cáo mức án chín tháng tù là nhẹ chưa đủ răn đe, giáo dục đối với bị cáo. Vì vậy, bản án hình sự phúc thẩm đã sửa bản án hình sự sơ thẩm số 68/2010/HSST (đã nêu) về hình phạt đối với bị cáo Ngô Văn A. lên 15 tháng tù.
* Ngược lại, có trường hợp Tòa án xử phạt tù đối với bị cáo lại quá nặng, chưa bảo đảm yêu cầu giáo dục, cải tạo người phạm tội
Ví dụ: Khoảng 07 giờ 30 phút ngày 02/05/2009, Lê Trung Th. điều khiển xe mô tô BS: 53X8-5345 chở Hà Thị Ph. và Hoàng Thị Kh. theo đường ĐT757 từ khu vực ngã ba xã Long Hà ra xã Bù Nho. Trên đường đi, Th. điều khiển xe chạy tốc độ khoảng 60km/h, theo phần đường bên phải hướng đi của Th. Khi Th. điều khiển xe đi được khoảng 800m (xã Long Hà) thì Th. phát hiện phần đường đang đi của mình có một đống đất do trời mưa chảy ra đường dài khoảng 10m, khi còn cách đống đất khoảng 04m thì Th. điều khiển cho xe chạy sang phần đường bên trái để tránh đống đất thì xe Th. điều khiển đã đụng vào xe mô tô BS: 93F6-8791 do Phạm Ngọc Q. điều khiển xe chạy ngược chiều, gây ra tai nạn làm cho Ph., Kh. bị thương nhẹ, Th. không bị thương tích còn Q. bị thương nặng và tử vong cùng ngày 02/05/2009. Th. khai nhận chưa có giấy phép lái xe.
Bản án hình sự sơ thẩm số 20/2011/HSST ngày 25/01/2011 của Tòa án nhân dân huyện Bù Gia Mập đã tuyên bị cáo Lê Trung Th. phạm tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ và xử phạt 27 tháng tù.
Ngày 28/01/2010, bị cáo Th. có đơn kháng cáo xin được hưởng án treo. Xét kháng cáo xin hưởng án treo của bị cáo Hội đồng xét xử thấy rằng: Cấp sơ thẩm tuyên xử bị cáo Lê Trung Th. phạm tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ là có căn cứ, đúng người, đúng tội và đúng pháp luật. Tuy nhiên, sau khi phạm tội bị cáo đã thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải, gia đình bị cáo đã bồi thường số tiền 70 triệu đồng cho đại diện
hợp pháp của người bị hại, đại diện hợp pháp của người bị hại cũng có đơn xin giảm nhẹ hình phạt cho bị cáo, khi phạm tội bị cáo là người chưa thành niên. Gia đình bị cáo thuộc hộ nghèo, bị cáo là lao động chính trong gia đình nuôi mẹ bệnh tật.
Do đó, Tòa án cấp phúc thẩm đã quyết định sửa bản án hình sự sơ thẩm số 20/2011/HSST (đã nêu) về phần hình phạt, tuyên phạt bị cáo Lê Trung Th. 27 tháng tù nhưng cho bị cáo được hưởng án treo.
* Có trường hợp Tòa án cho bị cáo được hưởng án treo chưa chính xác
Ví dụ: Khoảng 01 giờ ngày 25/12/2010, Lê Minh H. (có giấy phép lái xe hạng A1) điều khiển xe mô tô biển số 93N3-2039 chạy trên đường quốc lộ 14 theo hướng từ thị xã Đồng Xoài đi huyện Bù Đăng. Khi đến khu vực ấp 1, xã Đồng Tiến, huyện Đồng Phú, tỉnh Bình Phước, H. điều khiển xe lấn sang phần đường bên trái theo hướng xe chạy nên phần đầu của xe 93N3-2039 đụng vào phần đầu của xe mô tô biển số 52H5-0871 do anh Đặng Xuân T. điều khiển theo hướng từ huyện Bù Đăng về thị xã Đồng Xoài làm T. và H. bị thương và được nhân dân đưa đi cấp cứu tại bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Phước. Ngày 25/12/2010, anh T. đã tử vong tại bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Phước.
Bản án hình sự sơ thẩm số 43/2011/HSST ngày 19/07/2011 của Tòa án nhân dân huyện Đồng Phú đã tuyên bố bị cáo Lê Minh H. phạm tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ, xử phạt sáu tháng tù nhưng phần kết lại cho hưởng án treo.
Tuy nhiên, trong vụ án này người bị hại Đặng Xuân T., sinh năm 1979 (đã chết) có vợ là chị Nguyễn Thị X. (1982) và có cha mẹ ruột là ông Đặng Văn V., bà Nguyễn Thị T. nhưng trong quá trình điều tra Cơ quan Cảnh sát điều tra không triệu tập những người này để lấy lời khai, chỉ tiến hành lấy lời khai của ông Đặng Hải Ch. là chú ruột của người bị hại là không đúng pháp luật; đồng thời tòa án cấp sơ thẩm không đưa chị X., ông V. và bà T. vào