Tăng cƣờng công tác tuần tra, giám sát và xử lý kịp thời mọi vi phạm an toàn giao thông đƣờng bộ, xét xử nghiêm minh và kịp thờ

Một phần của tài liệu Các tội xâm phạm an toàn giao thông đường bộ theo Luật Hình sự Việt Nam (Trên cơ sở các số liệu địa bàn tỉnh Bình Phước) (Trang 117 - 120)

- Trường hợp một người có hành vi gây rối trật tự đã cấu

3.3.4.Tăng cƣờng công tác tuần tra, giám sát và xử lý kịp thời mọi vi phạm an toàn giao thông đƣờng bộ, xét xử nghiêm minh và kịp thờ

17. Tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ

3.3.4.Tăng cƣờng công tác tuần tra, giám sát và xử lý kịp thời mọi vi phạm an toàn giao thông đƣờng bộ, xét xử nghiêm minh và kịp thờ

vi phạm an toàn giao thông đƣờng bộ, xét xử nghiêm minh và kịp thời các vụ án trong lĩnh vực này

Hiện nay, trong điều kiện nước ta, việc xử lý vi phạm pháp luật là biện pháp rất quan trọng, mang lại hiệu quả pháp luật nhanh chóng đồng thời có tác dụng giáo dục cao. Tuy nhiên, cần lưu ý làm sao cho người vi phạm "tâm phục, khẩu phục" nâng cao được ý thức tôn trọng và tuân thủ pháp luật của mình.

Chỉ thị số 22-CT/TW ngày 24/2/2003 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông đã chỉ rõ: Kiên quyết thiết lập ngay trật tự, kỷ cương an toàn giao thông trong phạm vi cả nước. Tăng cường kiểm tra và xử lý nghiêm những hành vi vi phạm, coi đây là những biện pháp quan trọng và hữu hiệu nhất để tạo thói quen chấp hành pháp luật về an toàn giao thông của người tham gia giao thông. Đồng thời nghiêm khắc xử lý đối với những cán bộ, chiến sĩ công an, lực lượng hướng dẫn giao thông có hành vi tiêu cực trong công tác thanh tra, kiểm soát, xử lý vi phạm và giải quyết tai nạn giao thông.

Cùng với việc tuyên truyền, vận động nhân dân chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật an toàn giao thông, lực lượng cảnh sát giao thông cần tăng cường công tác tuần tra, kiểm soát, xử lý thật nghiêm khắc đối với các trường hợp vi phạm an toàn giao thông

Hoạt động tuần tra là hoạt động công khai của lực lượng Cảnh sát giao thông, Cảnh sát trật tự. Hoạt động này cần phải được tiến hành thường xuyên

trên các tuyến đường. Hoạt động tuần tra, kiểm soát có tác dụng nhiều mặt; đặc biệt ở nước ta, mặt bằng dân trí chưa cao, ý thức tự giác chấp hành luật lệ giao thông còn thấp thì việc có mặt của lực lượng này sẽ có tác dụng phòng ngừa, hạn chế vi phạm; việc xử lý kịp thời các trường hợp vi phạm sẽ tạo tâm lý yên tâm cho những người tham gia hoạt động giao thông. Mặt khác, tuần tra, kiểm soát giao thông còn có tác dụng răn đe, phòng ngừa các hành vi vi phạm cũng như tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ. Thực tiễn đã chỉ ra rằng, sự có mặt của Cảnh sát giao thông có tác động tâm lý rất lớn... làm giảm đáng kể tình trạng vi phạm các quy định về an toàn giao thông đường bộ. Giải pháp tăng cường các biện pháp tuần tra, kiểm soát trên các tuyến đường giao thông vận tải cũng được nhiều nước trên thế giới thực hiện có hiệu quả.

Bên cạnh đó, việc tổ chức sự phối kết hợp chặt chẽ, thường xuyên việc tuần tra, kiểm soát và xử lý vi phạm của các lực lượng: Cảnh sát giao thông, Cảnh sát trật tự, Thanh tra giao thông, Kiểm soát quân sự (như kinh nghiệm của thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh đã có lực lượng liên ngành 141 hoạt động rất có hiệu quả), tỉnh Bình Phước cũng nên học tập mô hình này, qua đó hình thành sức mạnh tổng hợp, để phát hiện kịp thời cũng như xử lý kiên quyết mọi hành vi vi phạm các quy định về an toàn giao thông vận tải. Để tránh chồng chéo hoặc bỏ trống trong kiểm tra, xử lý, trước hết cần xem xét lại chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan này, phân rõ nhiệm vụ của từng cơ quan. Định kỳ hàng tháng, quý có sự giao ban giữa các ngành dưới sự chủ trì của ủy ban nhân dân các cấp để giải quyết các vướng mắc nảy sinh.

Đặc biệt, đối với những vụ án về các tội xâm phạm an toàn giao thông đường bộ gây hậu quả nghiêm trọng, thiệt hại lớn, ảnh hưởng xấu trong dư luận xã hội cần được điều tra truy tố, xét xử nghiêm minh. Cần chống khuynh hướng hòa giải dân sự để giải quyết các vụ tai nạn giao thông gây chết người

hoặc gây thương tích của những người tham gia giao thông, cần áp dụng đầy đủ và thống nhất các quy định của Bộ luật hình sự và những văn bản hướng dẫn thi hành. Cơ quan Tòa án có thể đưa một số vụ án điểm về loại tội này đi xét xử lưu động công khai và công bố kết quả xét xử trên các phương tiện truyền thông đại chúng để tác động răn đe giáo dục cũng như hỗ trợ cho nhân dân tham gia đấu tranh phòng, chống các vi phạm các quy định về an toàn giao thông đường bộ. Cùng với việc xét xử đúng, Tòa án còn cần phải phát hiện thiếu sót hoặc những hành vi khác trong công tác quản lý người điều khiển phương tiện giao thông, quản lý phương tiện giao thông, công tác tổ chức điều hành hoạt động giao thông vận tải... là nguyên nhân, điều kiện phát sinh tội phạm. Trên cơ sở đó, Tòa án yêu cầu các cơ quan, tổ chức liên quan đến an toàn giao thông vận tải áp dụng các biện pháp cần thiết để khắc phục nguyên nhân và điều kiện của tội phạm.

KẾT LUẬN

Tóm lại, qua nghiên cứu đề tài luận văn thạc sĩ luật học: "Các tội xâm phạm an toàn giao thông đường bộ theo luật hình sự Việt Nam (trên cơ sở nghiên cứu số liệu địa bàn tỉnh Bình Phước)" cho phép học viên đưa ra một số kết luận chung sau đây:

Một phần của tài liệu Các tội xâm phạm an toàn giao thông đường bộ theo Luật Hình sự Việt Nam (Trên cơ sở các số liệu địa bàn tỉnh Bình Phước) (Trang 117 - 120)