Tổ chức có hệ thống điều khiển hoạt động giao thông đƣờng bộ, quản lý phƣơng tiện giao thông, đăng ký phƣơng tiện giao thông

Một phần của tài liệu Các tội xâm phạm an toàn giao thông đường bộ theo Luật Hình sự Việt Nam (Trên cơ sở các số liệu địa bàn tỉnh Bình Phước) (Trang 115 - 117)

- Trường hợp một người có hành vi gây rối trật tự đã cấu

3.3.3.Tổ chức có hệ thống điều khiển hoạt động giao thông đƣờng bộ, quản lý phƣơng tiện giao thông, đăng ký phƣơng tiện giao thông

17. Tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ

3.3.3.Tổ chức có hệ thống điều khiển hoạt động giao thông đƣờng bộ, quản lý phƣơng tiện giao thông, đăng ký phƣơng tiện giao thông

bộ, quản lý phƣơng tiện giao thông, đăng ký phƣơng tiện giao thông đƣờng bộ, cấp giấy phép lái xe

Tổ chức có hệ thống, đồng bộ điều khiển giao thông đường bộ là một biện pháp công tác rất cơ bản của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền nhằm đảm bảo trật tự an toàn giao thông đường bộ và phòng ngừa tai nạn giao thông, chống ùn tắc giao thông. Chủ thể chính tiến hành công tác này thuộc về lực lượng của hai ngành là giao thông vận tải và Công an.

Tổ chức điều khiển thông đường bộ bao gồm tổ chức mạng giao thông bảo đảm trật tự an toàn và thông suốt; tổ chức hệ thống thông tin, tín hiệu điều khiển hoạt động giao thông; chỉ huy điều khiển giao thông đường bộ và đô thị. Nội dung cơ bản của biện pháp này là:

- Phân làn, phân luồng, phân tuyến và thời gian đi lại cho người và phương tiện tham gia giao thông trên đường bộ;

- Thông báo khi có sự thay đổi về phân luồng, phân tuyến, thời gian đi lại tạm thời hoặc lâu dài; thực hiện các biện pháp ứng cứu khi có sự cố bất thường xảy ra và các biện pháp khác về đi lại trên đường bộ để bảo đảm giao thông được thông suốt, an toàn;

- Bố trí, sắp xếp hợp lý, khoa học quá trình lưu thông để nâng cao hiệu quả sử dụng phương tiện giao thông, khai thác tối đa năng lực vận tải và khả năng thông xe tại các nút giao thông; giảm thời gian đình trệ, ô nhiễm môi trường, hạn chế tối đa ùn tắc giao thông, tai nạn giao thông trên đường bộ;

- Đầu tư cho kênh VOV giao thông để các phương tiện tham gia giao thông đều nắm được các thông tin cần thiết;

- Quy định các đoạn đường cấm, đường một chiều, nơi cấm dừng, cấm đỗ, cấm quay đầu, lắp đặt hệ thống báo hiệu đường bộ; v.v...

Quản lý các phương tiện và người điều khiển phương tiện giao thông đường bộ, cấp giấy phép lái xe, đăng ký phương tiện giao thông đường bộ. Đây là biện pháp quản lý hành chính nhà nước công khai, do các cơ quan chức năng tiến hành trên cơ sở các quy định của pháp luật, thể lệ hành chính của nhà nước để đăng ký, kiểm tra, kiểm soát đối với phương tiện và người điều khiển phương tiện giao thông cũng như chấp hành luật giao thông đường bộ nhằm nắm vững thực trạng phương tiện và người điều khiển phương tiện; góp phần đắc lực cho công cuộc xây dựng, phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội đất nước. Trong đó, đăng ký phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, cũng như công tác đăng kiểm để lưu hành là một nội dung quan trọng được tiến hành qua nhiều bước như: cấp phát hồ sơ, hướng dẫn kê khai biểu mẫu, tiếp nhận và kiểm tra giấy tờ trong hồ sơ đăng ký, đối chiếu kiểm tra thực tế phương tiện, cấp biển số và giấy chứng nhận đăng ký cho chủ phương tiện... Việc đăng ký, quản lý phương tiện giao thông cơ giới đường bộ không những xác định tư cách pháp lý cho chủ phương tiện đăng ký mà còn xác định chính

xác thực trạng kỹ thuật an toàn của phương tiện góp phần bảo đảm trật tự an toàn giao thông, ngăn ngừa tội phạm lợi dụng phương tiện giao thông để hoạt động, giúp nhà nước có định hướng đúng đắn trong chính sách sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu phương tiện giao thông cho phù hợp với tình hình hoạt động giao thông vận tải của đất nước trong từng thời kỳ.

Một phần của tài liệu Các tội xâm phạm an toàn giao thông đường bộ theo Luật Hình sự Việt Nam (Trên cơ sở các số liệu địa bàn tỉnh Bình Phước) (Trang 115 - 117)