Bộ luật hình sự Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa

Một phần của tài liệu Các tội xâm phạm an toàn giao thông đường bộ theo Luật Hình sự Việt Nam (Trên cơ sở các số liệu địa bàn tỉnh Bình Phước) (Trang 73 - 75)

- Trường hợp một người có hành vi gây rối trật tự đã cấu

2.3.2. Bộ luật hình sự Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa

Bộ luật hình sự nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa được Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ II ngày 01/7/1979, có hiệu lực từ ngày 01/01/1980. Bộ luật hình sự được sửa đổi gần đây nhất là năm 2005.

Liên quan đến các tội phạm xâm phạm an toàn giao thông người bộ, các nhà làm luật Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa quy định gián tiếp tại hai

điều luật trong Chương II - “Tội xâm phạm an toàn công cộng” như sau[12]: - Điều 119 quy định:

Người nào phá hoại các phương tiện giao thông, công trình giao thông, thiết bị khí đốt, thiết bị điện lực, thiết bị dễ cháy, dễ nổ gây hậu quả nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ mười năm trở lên, tù chung thân hoặc tử hình.

Nếu vô ý phạm tội trên, thì bị phạt tù từ ba năm đến bảy năm, phạm tội có tình tiết tương đối nhẹ, thì bị phạt tù từ ba năm hoặc cải tạo lao động”.

- Điều 122 quy định:

Người nào dùng bạo lực, ép buộc hoặc bằng các hình thức khác nhằm cướp tàu thuyền, ô tô, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười năm, nếu gây hậu quả nghiêm trọng thì bị phạt tù từ mười năm trở lên hoặc tù chung thân”.

- Điều 133 quy định:

Người nào vi phạm luật lệ giao thông vận tải gây sự cố lớn dẫn đến làm trọng thương, gây chết người hoặc gây tổn thất lớn về tài sản của cá nhân, tập thể, thì phạt tù đến ba năm, hoặc cải tạo lao động, nếu sau khi xảy ra sự cố mà chạy trốn hoặc có tình tiết đặc biệt nghiêm trọng khác, thì bị phạt tù từ ba năm đến bảy năm; nếu vì chạy trốn gây chết người thì bị phạt tù có thời hạn từ bảy năm trở lên”.

Như vậy, so sánh các quy định của Bộ luật hình sự Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và Việt Nam về vấn đề đang nghiên cứu cho thấy:

Một là, Bộ luật hình sự Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đã quy định nhóm các tội phạm này thành một Chương riêng với tên gọi “Các tội xâm phạm an toàn công cộng” (Chương II) với 26 tội phạm (các điều 114 - 139), nhưng chỉ có ba điều (119, 122 và 133) thuộc nhóm các tội xâm phạm an toàn giao thông đường bộ. Trong khi đó, Bộ luật hình sự Việt Nam quy định với tên gọi là “Các tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng” (Chương XIX) với 53 tội phạm (các điều 202 - 265) và nhóm các tội xâm phạm an toàn giao thông đường bộ bao gồm 6 tội phạm (các điều 202 - 207).

Hai là, trong số ba tội phạm này, lại chỉ có Điều 133 Bộ luật hình sự Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa trực tiếp quy định về tội liên quan đến an toàn

giao thông đường bộ khi quy định người nào vi phạm luật lệ giao thông vận tải gây sự cố lớn dẫn đến làm trọng thương, gây chết người hoặc gây tổn thất lớn về tài sản của cá nhân, tập thể, thì phạt tù đến ba năm, hoặc cải tạo lao động, nếu sau khi xảy ra sự cố mà chạy trốn hoặc có tình tiết đặc biệt nghiêm trọng khác, thì bị phạt tù từ ba năm đến bảy năm; nếu vì chạy trốn gây chết người thì bị phạt tù có thời hạn từ bảy năm trở lên.

Ba là, Bộ luật hình sự Việt Nam quy định cụ thể hơn liên quan đến các tội xâm phạm an toàn giao thông đường bộ so với Bộ luật hình sự Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Tuy nhiên, hình phạt nặng nhất đối với nhóm tội phạm này theo Bộ luật hình sự Việt Nam có thể đến mười lăm năm tù, trong khi đó, theo Bộ luật hình sự nước đang so sánh, hình phạt tù có thời hạn có thể trên bảy năm tù.

Một phần của tài liệu Các tội xâm phạm an toàn giao thông đường bộ theo Luật Hình sự Việt Nam (Trên cơ sở các số liệu địa bàn tỉnh Bình Phước) (Trang 73 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)