Giai đoạn từ Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến trƣớc pháp điển hóa lần thứ nhất Bộ luật hình sự Việt Nam năm

Một phần của tài liệu Các tội xâm phạm an toàn giao thông đường bộ theo Luật Hình sự Việt Nam (Trên cơ sở các số liệu địa bàn tỉnh Bình Phước) (Trang 27 - 34)

pháp điển hóa lần thứ nhất - Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1985

Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công đã đập tan chế độ thực dân phong kiến, đồng thời thiết lập nên Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Để bảo vệ thành quả cách mạnh, ngay sau khi giành được chính quyền về tay nhân dân, Nhà nước ta đã ban hành nhiều các văn bản pháp luật hình sự quy định các tội chống chính quyền dân chủ nhân dân như: tội âm mưu lật đổ

chính quyền, tội gián điệp, tội bạo loạn, tội hoạt động phỉ... trong Sắc lệnh số 21 ngày 14/2/1946. Tuy nhiên, các tội xâm phạm an toàn giao thông đường bộ nằm trong hệ thống luật hình sự Việt Nam được quy định muộn hơn nhiều so với các loại tội khác và chưa được quy định trong các văn bản pháp luật hình sự trong thời kỳ này. Như vậy, các tội chống lại chính quyền dân chủ nhân dân ra đời rất sớm, gắn liền với sự xuất hiện của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Trong khi đó, các tội xâm phạm an toàn giao thông đường bộ có lịch sử ra đời muộn hơn và quy phạm pháp luật quy định các tội phạm này là những quy phạm viện dẫn, nên một số tội trong nhóm các tội này chỉ ra đời khi có các quy định về an toàn giao thông vận tải - đường bộ tức là khi có Luật về giao thông đường bộ.

Sau ngày miền Bắc được hoàn toàn giải phóng, Nhà nước ta tiến hành xây dựng hàng loạt văn bản quy phạm pháp luật để quản lý xã hội, trong đó có các văn bản pháp luật bảo đảm an toàn giao thông vận tải đường bộ. Ngày 03/10/1955[42], Luật đi đường bộ mới được ra đời kèm theo Nghị định số 348/NĐ của Bộ Giao thông Bưu điện. Đây là văn bản pháp lý đầu tiên của Nhà nước ta về an toàn giao thông vận tải, tạo cơ sở pháp lý cho sự hình thành các tội xâm phạm an toàn giao thông đường bộ. Tiếp theo Nghị định 348/NĐ nói trên, hàng loạt các văn bản pháp lý khác về an toàn giao thông vận tải đã ra đời như: Nghị định số 139/NĐ ngày 19/12/1956; Nghị định số 44/NĐ ngày 27/5/1958 của Bộ Giao thông Bưu điện; Nghị định Liên bộ Giao thông Bưu điện - Công an số 09/NĐLB ngày 07/3/1956 ban hành thể lệ tạm thời về vận tải đường bộ; Nghị định số 10 ngày 11/01/1968 của Hội đồng Chính phủ ban hành Điều lệ về kỷ luật an toàn giao thông vận tải trong thời chiến; Nghị định số 36/CP ngày 29/5/1995 về tăng cường bảo đảm trật tự an toàn giao thông vận tải đường bộ và trật tự đô thị và đến nay là Nghị định số 36/CP ngày 10/7/2001 về bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ và trật

tự an toàn giao thông đô thị. Đáng chú ý là ngày 29/6/2001, Quốc hội đã thông qua Luật giao thông đường bộ đầu tiên của Việt Nam. Luật này bắt đầu có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2002.

Các văn bản chuyên ngành nói trên đã tạo cơ sở pháp lý cho sự hình thành và phát triển các quy phạm pháp luật hình sự quy định các tội xâm phạm an toàn giao thông đường bộ. Tuy nhiên, phần lớn các văn bản chỉ tập trung vào tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông vận tải (ghép các hành vi xâm phạm đến các lĩnh vực giao thông vào làm một nhóm).

Văn bản pháp luật hình sự đầu tiên của Nhà nước ta điều chỉnh tội vi phạm quy định về nhóm tội phạm này là Thông tư số 442/TTg ngày 19/01/1955 của Thủ tướng Chính phủ. Theo đó, Điểm 4 của Thông tư nói trên quy định: "Không cẩn thận hay không theo luật đi đường mà làm người khác bị thương sẽ bị phạt tù từ ba tháng đến ba năm. Nếu gây tai nạn làm chết người thì có thể bị phạt tù đến mười năm"[42]. Như vậy, qua nghiên cứu Thông tư này, thấy rõ những nội dung chủ yếu sau đây:

- Chỉ những vi phạm các quy định về an toàn giao thông vận tải đường bộ gây thương tích, gây chết người mới bị coi là tội phạm và bị xử phạt. Nếu chỉ gây thiệt hại thuần túy về vật chất không bị coi là tội phạm và không bị xử lý về hình sự;

- Điều luật này quy định tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ với hai khung hình phạt khác nhau; khung 1 quy định - phạt tù từ ba tháng đến ba năm (cấu thành tội phạm cơ bản) được áp dụng cho trường hợp chỉ gây thương tích. Còn khung 2 quy định - phạt tù đến mười năm (cấu thành tội phạm tăng nặng) được áp dụng cho trường hợp gây chết người.

Sau hơn một năm thực hiện Thông tư 442/TTg, ngày 29/6/1956, theo đề nghị của Ban Nội chính Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã ra Thông tư

số 556/TTg bổ khuyết điểm 4 của Thông tư này. Điểm 4 của Thông tư 556 quy định: Không cẩn thận hay không theo Luật đi đường mà làm người khác bị thương thì sẽ phạt tù từ ba tháng đến ba năm. Nếu gây tai nạn làm chết người thì có thể bị phạt tù đến mười năm. Trong trường hợp gây tai nạn lớn làm chết nhiều người và gây thiệt hại lớn đến tài sản của nhân dân thì có thể bị phạt đến tù chung thân hay tử hình[42].

Như vậy, trước ngày giải phóng miền Nam, tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ đều được điều tra, truy tố, xét xử theo Thông tư 442/TTg và Thông tư 556/TTg của Thủ tướng Chính phủ. Qua xem xét quy định nói trên có thể rút ra một số nhận xét như sau:

- Việc quy định tội phạm này trong pháp luật hình sự ở một chừng mực nhất định thời đó còn nhiều hạn chế, thể hiện ở chỗ: trật tự ban hành các loại văn bản cũng như nội dung của văn bản không đúng thẩm quyền (Thông tư của Thủ tướng Chính phủ ban hành những nội dung đáng lẽ phải do luật quy định; Bộ trưởng ban hành nghị định...); điều luật quy định tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ còn đơn giản, chưa thể hiện sự phân hóa cao trách nhiệm hình sự (chỉ có 2 khung hình phạt và khoảng cách giữa mức tối thiểu và mức tối đa của các khung hình phạt quá xa nhau; các tình tiết định khung tăng nặng còn bó hẹp trong giới hạn mức độ hậu quả, mà không có các loại tình tiết khác như tình tiết phạm tội trong tình trạng say rượu, gây tai nạn rồi bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm hoặc cố ý không cứu giúp người bị nạn... nên không đáp ứng được tính đa dạng, phức tạp của hành vi phạm tội).

- Việc ban hành Thông tư số 556/TTg ngày 29/6/1955 bổ sung cho Thông tư 442/TTg ngày 29/6/1956 có hạn chế lớn về mặt lập pháp và không có hiệu quả. Trong Thông tư này, các nhà lập pháp đã quá nhấn mạnh tới mặt khách quan của tội phạm (dấu hiệu hậu quả của tội phạm), mà không chú ý tới

lỗi vô ý của người phạm tội nên chế tài cho tội này quá nghiêm khắc, không phù hợp với bản chất của loại tội có lỗi vô ý và với yêu cầu thực tiễn đấu tranh phòng, chống tội phạm. Ví dụ: Thông tư 556/TTg ngày 29/6/1956 quy định gây chết 01 người có thể bị phạt tù đến 10 năm (khung 2), gây chết nhiều người và gây thiệt hại lớn về tài sản có thể phạt tù chung thân hoặc tử hình (khung 3). Thực tiễn xét xử từ trước tới nay chưa có bị cáo nào bị phạt tù chung thân hoặc tử hình về tội này. Những bị cáo làm chết 1 người thông thường bị xử tù 3 năm hoặc nhẹ hơn, chưa có trường hợp nào xử phạt đến 10 năm. Điều đó chứng tỏ luật pháp quá xa rời thực tiễn, cần phải được sửa đổi, bổ sung.

Như vậy, trước khi ban hành Bộ luật hình sự năm 1985, việc xử lý hành vi phạm tội vi phạm các quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ được thực hiện theo hướng dẫn tại Bản sơ kết kinh nghiệm về đường lối xử lý tội vi phạm luật lệ giao thông gây tai nạn (Công văn số 949/NCPL ngày 25/11/1968 của Tòa án nhân dân tối cao)[42]. Theo Bản sơ kết này, thì tội vi phạm luật lệ giao thông gây tai nạn xâm phạm nền an toàn giao thông - một bộ phận của nền trật tự, trị an - vốn thuộc loại tội khinh xuất. Đối với loại tội này, cần xác định chắc chắn là có hành vi phạm luật lệ giao thông, có hậu quả tác hại cụ thể do hành vi phạm tội gây nên. Tội vi phạm luật lệ giao thông gây tai nạn thường xảy ra trong phạm vi hoạt động nghề nghiệp của người lái và nói chung là hoạt động của người điều khiển phương tiện vận chuyển.

Ngoài ra, đường lối xử lý đối với người phạm tội vi phạm luật lệ giao thông gây tai nạn là “trừng trị thích đáng đối với những vi phạm nghiêm trọng, nghiêm trị đúng mức đối với những vi phạm đặc biệt nghiêm trọng, đồng thời kết hợp với thận trọng để xem xét đầy đủ mọi tình tiết một cách toàn diện”[42], cụ thể:

hai mặt: 1) Người lái xe thiếu tinh thần trách nhiệm không chú ý kiểm tra an toàn của phương tiện vận chuyển, phóng bừa, vượt ẩu, không tuân thủ luật lệ giao thông vận tải; 2) Tai nạn làm thiệt hại đến tài sản của xã hội hoặc tính mạng của nhân dân.

Về mức án, nếu không có tình tiết đáng châm chước, thông thường có thể phạt tới hai năm tù giam, nhưng cá biệt cũng có vụ có thể xử phạt tới ba năm tù giam. Châm chước đối với những vi phạm tuy nghiêm trọng nhưng xảy ra trong những hoàn cảnh đặc biệt của thời kỳ chiến tranh, như: đường sá, cầu, phà xấu vì bị phá hoại, xe chạy ban đêm không được bật đèn, lái xe mới được đào tạo, tay lái non, có ít kinh nghiệm do thời gian phục vụ còn ngắn, chưa kịp xử lý nhiều khó khăn, phức tạp đặc biệt, có khi lại bị mệt mỏi vì phải tăng cường độ lao động do yêu cầu cấp thiết của kế hoạch vận chuyển; địch uy hiếp và bắn phá, người lái xe mất bình tĩnh, do tinh thần bị căng thẳng mà gây ra tai nạn; v.v...[2]. Về mức hình phạt, trong trường hợp này có thể áp dụng hình phạt và biện pháp nhẹ như: cảnh cáo, án treo; trường hợp thật cần thiết giam giữ, không nên phạt quá một năm tù.

- Phạm tội vi phạm đặc biệt nghiêm trọng về luật lệ giao thông, vận tải là những vi phạm thể hiện đầy đủ trên các mặt sau đây:

+ Vi phạm có mức độ khinh xuất cao như: lái xe biết rõ ràng là phương tiện vận chuyển không an toàn, có thể dễ gây tai nạn mà không quan tâm sửa chữa hoặc đề nghị sửa chữa, cứ sử dụng phương tiện một cách tắc trách, không có biện pháp tối cần thiết phòng ngừa tai nạn; phóng bừa, vượt ẩu một cách quá mức, không tuân thủ luật lệ một cách trắng trợn; có biểu hiện rõ ràng là ỷ lại vào tình hình thời chiến mà vi phạm luật lệ giao thông, trong trường hợp không có gì là ảnh hưởng trực tiếp do địch gây nên.

+ Tai nạn gây nên tác hại lớn, như: chết nhiều người, tài sản bị thiệt hại có giá trị lớn làm trở ngại cho sự thực hiện chủ trương và kế hoạch của Đảng và Nhà nước; v.v...

+ Nhân thân của bị cáo xấu, hoàn cảnh và điều kiện phạm tội nghiêm trọng, như: lái xe có phẩm chất chính trị xấu, sinh hoạt bê tha, đã có tiền án, tiền sự về vi phạm luật lệ giao thông vận tải, đang lợi dụng nhiệm vụ công tác để có những hành vi phạm pháp khác (như thông đồng với gian thương, với những phần tử xấu chở hàng lậu thuê, đầu cơ, chở hàng thuê lấy tiền tiêu riêng; v.v...).

Về mức án, nếu không có tình tiết gì đáng châm trước và chưa xét đến những hành vi phạm tội khác với ý nghĩa là phạm tội độc lập, có thể áp dụng mức án đến năm năm tù giam; cá biệt có thể phạt tới bảy năm tù giam.

Mục IV - Đường lối xử lý đối với một số trường hợp cụ thể cũng đã nêu: 1) Việc định tội và việc phân định mức độ trách nhiệm hình sự giữa người lái chính với lái phụ hoặc người nào khác cầm tay lái;

2) Vấn đề thu hồi bằng cầm lái (với tính chất là một biện pháp hành chính, vừa là một hình phạt phụ về hình sự).

Ngoài ra, Thủ tướng Chính phủ cũng ban hành Chỉ thị số 138-TTg ngày 15/8/1970 về việc cấm dùng xe ôtô vận tải trái phép[42]. Theo đó, các lái xe ôtô vận tải tuyệt đối không được mang xe ô tô của Nhà nước đi vận chuyển trái phép; nếu vi phạm sẽ bị thi hành kỷ luật nặng, phạt tiền, thu bằng lái, truy tố trước Tòa án. Tuy nhiên, cũng chưa khẳng định rõ, nếu ở mức độ nặng, thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội phạm gì.

Đến năm 1976, Chính phủ mới ban hành Sắc luật số 03-SL/76 ngày 15/3/1976 quy định tội phạm và hình phạt đối với hành vi xâm phạm trật tự công cộng, an toàn công cộng và sức khỏe của nhân dân. Tại Điều 9 Sắc luật này quy định về tội xâm phạm đến trật tự công cộng, an toàn công cộng và sức khỏe của nhân dân như sau: "Tội vi phạm luật lệ giao thông gây tai nạn nghiêm trọng với các khung hình phạt tù từ ba tháng đến năm năm, trường hợp nghiêm trọng thì bị phạt tù đến mười lăm năm. Trong mọi trường hợp có thể bị phạt tiền đến 1000 đồng ngân hàng".

Qua trên cho thấy, trước khi ban hành Bộ luật hình sự năm 1985, các hành vi vi phạm các quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ chưa được quy định là một tội phạm độc lập. Đường lối xử lý hành vi phạm tội vi phạm luật lệ giao thông gây tai nạn được thực hiện theo hướng dẫn của Tòa án nhân dân tối cao tại Bản sơ kết kinh nghiệm về đường lối xét xử tội vi phạm luật lệ giao thông gây tai nạn. Đến năm 1976, Nhà nước mới ban hành một văn bản dưới dạng Sắc luật quy định tội phạm và hình phạt đối với tội vi phạm luật lệ giao thông gây tai nạn nghiêm trọng. Tội vi phạm luật lệ giao thông gây tai nạn nghiêm trọng chỉ là một trong số các tội xâm phạm đến trật tự công cộng, an toàn công cộng và sức khỏe nhân dân; được quy định tại một điều luật có tên tội danh là tội "xâm phạm đến trật tự công cộng, an toàn công cộng và sức khỏe nhân dân".

Như vậy, mặc dù Nhà nước đã ban hành một số văn bản khác nhau, tuy nhiên, phần lớn các văn bản chỉ tập trung chủ yếu vào xử lý và hướng dẫn về tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ trong nhóm các tội xâm phạm an toàn công cộng mà Bộ luật hình sự năm 1985 ghi nhận một cách đầy đủ và có hệ thống sau này.

Một phần của tài liệu Các tội xâm phạm an toàn giao thông đường bộ theo Luật Hình sự Việt Nam (Trên cơ sở các số liệu địa bàn tỉnh Bình Phước) (Trang 27 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)