Nhận xét chung

Một phần của tài liệu Các tội xâm phạm an toàn giao thông đường bộ theo Luật Hình sự Việt Nam (Trên cơ sở các số liệu địa bàn tỉnh Bình Phước) (Trang 102 - 106)

- Trường hợp một người có hành vi gây rối trật tự đã cấu

17. Tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ

3.2.1. Nhận xét chung

Các tội xâm phạm an toàn giao thông đường bộ bao gồm sáu điều luật (các điều 202 - 207 Bộ luật hình sự). Vì vậy, trước khi đề xuất mô hình khoa học của một số điều luật sẽ sửa đổi, căn cứ vào thực tiễn xét xử, kinh nghiệm lập pháp hình sự một số nước đã nghiên cứu, trong mục 3.2.1. Chương 3 luận văn này, chúng tôi rút ra những nhận xét chung sau đây:

Một là, về tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ (Điều 202 Bộ luật hình sự) có hai vấn đề nên sửa đổi như sau:

từ “Không có giấy phép hoặc bằng lái xe theo quy định” bằng “Điều khiển phương tiện tham gia giao thông không có giấy phép hoặc bằng lái xe theo quy định” để bảo đảm thống nhất giữa Luật giao thông đường bộ và Bộ luật hình sự.

- Tương tự, sửa đổi điểm b khoản 2 Điều 202 Bộ luật hình sự về cụm từ “Trong tình trạng có sử dụng rượu, bia mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá mức quy định hoặc có sử dụng các chất kích thích mạnh khác mà pháp luật cấm sử dụng” bằng “Trong tình trạng có sử dụng rượu, bia mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc 0,25 miligam/01 lít khí thở hoặc hoặc có sử dụng các chất kích thích mạnh khác mà pháp luật cấm sử dụng” cho bảo đảm thống nhất giữa Luật Giao thông đường bộ và Bộ luật hình sự.

Hai là, về tội đưa vào sử dụng các phương tiện giao thông đường bộ không bảo đảm an toàn (Điều 204 Bộ luật hình sự) có một vấn đề nên sửa đổi như sau: Khoản 1 cần bỏ đi cụm từ “cho phép” cho thống nhất với tên gọi của điều luật, đồng thời, nếu sử dụng cụm từ “cho phép” trong nội dung khoản 1 dễ dẫn đến cách hiểu sai là tội phạm này được thực hiện dưới hình thức lỗi cố ý, trong khi lỗi của người phạm tội trong tội phạm này luôn là lỗi vô ý.

Ba là, về tội điều động hoặc giao người không đủ điều kiện điều khiển các phương tiện giao thông đường bộ (Điều 205 Bộ luật hình sự) có một vấn đề nên sửa đổi như sau: Tách tội phạm này thành hai tội độc lập (Điều 205 và Điều 205a) vì chủ thể của hành vi điều động và hành vi giao cho người không đủ điều kiện điều khiển các phương tiện giao thông đường bộ là khác nhau. Chủ thể của hành vi thứ nhất là những người có thẩm quyền trong việc điều động người khác điều khiển phương tiện giao thông đường bộ. Đây là chủ thể đặc biệt, việc điều động đó là việc phân công, giao nhiệm vụ cho người dưới quyền, giữa người điều động với người thực hiện có mối quan hệ về hành

chính, về tổ chức theo sự phân công trong quan hệ công tác như giám đốc, thủ trưởng điều động nhân viên…[23]. Còn chủ thể của hành vi thứ hai là bất kỳ người nào đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự và có năng lực trách nhiệm hình sự mà biết rõ người mình giao cho điều khiển các phương tiện giao thông đường bộ không đủ điều kiện cần thiết theo quy định của pháp luật.

Bốn là, về tội tổ chức đua xe trái phép (Điều 206 Bộ luật hình sự) có vấn đề nên sửa đổi như sau: Mức phạt tiền trong khoản 1 Điều 206 quy định: “Người nào tổ chức trái phép... thì bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến năm mươi triệu đồng...” còn thấp vì hầu hết những đối tượng tổ chức đua xe trái phép đều thuộc thành phần gia đình khá giả, kèm theo đó lại đứng ra tổ chức đánh bạc nên việc xử phạt với số tiền như vậy sẽ không đủ để răn đe và giáo dục. Do đó, các nhà làm luật Việt Nam cũng cần tăng mức khởi điểm xử phạt tiền đối với hình phạt tiền trong cấu thành cơ bản, có thể là “từ hai mươi triệu đồng đến một trăm triệu đồng...” cho phù hợp hơn.

Năm là, về tội đua xe trái phép (Điều 207 Bộ luật hình sự) có ba vấn đề nên sửa đổi như sau:

- Sửa đổi khoản 1 Điều 207 Bộ luật hình sự theo hướng bỏ điều kiện truy cứu trách nhiệm hình sự tội đua xe trái phép người phạm tội là phải gây hậu quả nghiêm trọng hoặc trước đó đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này chưa được xóa án tích mà còn vi phạm thì mới xử lý hình sự, cho tương xứng với hành vi tổ chức đua xe trái phép. Ngoài ra, bản thân hành vi đua xe trái phép (mà chưa cần phải gây ra hậu quả nguy hiểm cho xã hội) đã có tính nguy hiểm đáng kể cho xã hội bởi vì hành vi này rõ ràng có tính nguy hiểm cao hơn nhiều so với một số hành vi vi phạm về trật tự an toàn giao thông đường bộ khác như đi không đúng làn đường, vượt quá tốc độ... Thực tiễn xét xử cũng cho thấy rằng những hành vi

đua xe trái phép (chưa gây ra hậu quả) mà chỉ bị xử phạt hành chính cũng là quá nhẹ, chế tài này không đủ nghiêm khắc để răn đe, ngăn ngừa những hành vi nguy hiểm cho xã hội.

- Tương tự, mức phạt tiền trong khoản 1 Điều 207 Bộ luật hình sự quy định: “Người nào đua xe trái phép... thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng...” còn thấp vì hầu hết những đối tượng đua xe trái phép đều thuộc thành phần gia đình khá giả, mặc dù ít nguy hiểm hơn hành vi tổ chức đua xe, song việc xử phạt với số tiền như vậy sẽ không đủ để răn đe và giáo dục. Do đó, các nhà làm luật Việt Nam cũng cần tăng mức tối đa xử phạt tiền đối với hình phạt tiền trong cấu thành cơ bản, có thể là “từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng...” cho phù hợp hơn.

- Sửa đổi điểm đ khoản 2 Điều 207 quy định khung hình phạt tăng nặng với trường hợp đua xe "nơi tập trung đông dân cư". Nghiên cứu thấy rằng trên 90% số đối tượng đua xe trái phép tổ chức đua xe tại các tuyến đường giao thông huyết mạch quan trọng ở những đô thị lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Bình Phước; v.v... mà hậu quả của nạn đua xe trái phép xảy ra tại những nơi này là sự mất ổn định trật tự xã hội, là những lo lắng của người dân về sức khỏe, tính mạng, tài sản mà họ phải gánh chịu khi không may trở thành nạn nhân của các vụ đua xe trái phép. Vì vậy, để “phòng trước” nên phải bổ sung thêm là “đua xe nơi tập trung đông dân cư, nơi đô thị” cho đầy đủ hơn.

Sáu là, đứng trước thực trạng ngày càng nhiều các vụ án xâm phạm an toàn giao thông đường bộ do hậu quả say rượu gây ra, học tập kinh nghiệm lập pháp hình sự của các nhà làm luật Cộng hòa Liên bang Đức (Điều 316, đã phân tích trong Chương 2 luận văn này), có thể nghiên cứu bổ sung vào Bộ luật hình sự Việt Nam một tội phạm mới - Tội say rượu trong giao thông.

Một phần của tài liệu Các tội xâm phạm an toàn giao thông đường bộ theo Luật Hình sự Việt Nam (Trên cơ sở các số liệu địa bàn tỉnh Bình Phước) (Trang 102 - 106)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)