Tội đƣa vào sử dụng các phƣơng tiện giao thông không bảo đảm an toàn giao thông đƣờng bộ (Điều 204 Bộ luật hình sự)

Một phần của tài liệu Các tội xâm phạm an toàn giao thông đường bộ theo Luật Hình sự Việt Nam (Trên cơ sở các số liệu địa bàn tỉnh Bình Phước) (Trang 50)

đảm an toàn giao thông đƣờng bộ (Điều 204 Bộ luật hình sự)

* Khái niệm: Tội đưa vào sử dụng các phương tiện giao thông không bảo đảm an toàn giao thông đường bộ là hành vi của một người đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự và có năng lực trách nhiệm hình sự, có trách nhiệm trực tiếp về việc điều động hoặc về tình trạng kỹ thuật do vô ý mà cho phép đưa vào sử dụng các phương tiện giao thông đường bộ không bảo đảm an toàn kỹ thuật, gây thiệt hại cho tính mạng hoặc thiệt hại nghiêm trọng cho sức khỏe, tài sản của người khác, xâm phạm đến an toàn giao thông đường bộ.

* Khách thể của tội phạm: Tội phạm xâm phạm đến sự an toàn, sự hoạt động bình thường của các phương tiện giao thông đường bộ, đồng thời còn xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe của con người, xâm phạm tài sản của Nhà nước, của tổ chức và công dân.

* Mặt khách quan của tội phạm: Tội phạm được thể hiện ở một trong các hành vi sau:

- Điều động phương tiện giao thông đường bộ không bảo đảm an toàn về kỹ thuật là hành vi của người có thẩm quyền điều động các phương tiện giao thông đường bộ không bảo đảm các tiêu chuẩn về an toàn kỹ thuật như hệ thống phanh, bộ phận điều khiển, hệ thống chiếu sáng do quá cũ hoặc không được bảo dưỡng, không được kiểm tra kỹ thuật. Phương tiện đó sử dụng không đúng tính năng công dụng của nó như dùng xe tải đi chở người... Người điều động đó mặc dù đã biết rõ tình trạng kỹ thuật, tính năng tác dụng là không bảo đảm an toàn nhưng vẫn điều động tham gia giao thông đường bộ.

- Cho phép đưa vào sử dụng các phương tiện giao thông không đảm bảo an toàn là hành vi của những người chịu trách nhiệm trực tiếp về tình trạng kỹ thuật của các phương tiện giao thông đường bộ nhưng không trực tiếp thực hiện chức trách, nhiệm vụ công tác của mình, cho phép chủ phương tiện hoặc người khác đưa vào sử dụng các phương tiện giao thông mà biết rõ là không bảo đảm an toàn kỹ thuật, thiếu các thiết bị bảo đảm an toàn rõ ràng mà nhìn thấy được.

Thiệt hại về tính mạng, thiệt hại nghiêm trọng về sức khỏe hoặc tài sản là dấu hiệu bắt buộc trong cấu thành của loại tội này. Thiệt hại nghiêm trọng về sức khỏe phải là tổn hại về sức khỏe nếu đối với 1 người thì phải từ 31% trở lên, nếu với nhiều người thì tổng thương tích của họ phải từ 41% trở lên. Nếu là thiệt hại về tài sản thì thiệt hại phải có giá trị từ 50 triệu đồng trở lên.

động, đưa vào sử dụng các phương tiện giao thông đường bộ không bảo đảm an toàn phải xác định được mối quan hệ giữa hành vi vi phạm và hậu quả xảy ra. Hậu quả xảy ra phải là kết quả của chính phương tiện không bảo đảm đó gây nên, đồng thời phương tiện đó phải do người có trách nhiệm điều động hay cho phép đưa vào sử dụng. Nếu người điều động phương tiện không bảo đảm an toàn nhưng chưa gây ra tai nạn, chưa có hậu quả xảy ra hoặc có hậu quả xảy ra nhưng chưa phải là nghiêm trọng thì họ chỉ xử phạt hành chính hoặc kỷ luật trên những cơ sở chung.

Tội phạm hoàn thành từ thời điểm xảy ra thiệt hại về tính mạng, thiệt hại nghiêm trọng về sức khỏe, tài sản. Mức độ thiệt hại về sức khỏe và tài sản là điều kiện và ranh giới rất quan trọng để xác định một hành vi vi phạm trong trường hợp này phải chịu trách nhiệm về hành chính hay hình sự.

* Chủ thể của tội phạm: Chủ thể của tội phạm ngoài việc phải đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự và có năng lực trách nhiệm hình sự, đồng thời còn phải là những người có chức vụ, quyền hạn nhất định (người chịu trách nhiệm trực tiếp về việc điều động hoặc về tình trạng kỹ thuật phương tiện giao thông đường bộ) như thủ trưởng cơ quan, giám đốc xí nghiệp, trưởng phòng; v.v...

* Mặt chủ quan của tội phạm: Tội phạm được thực hiện dưới hình thức lỗi vô ý.

* Hình phạt:

- Khoản 1: quy định hình phạt tiền từ mười triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến năm năm.

- Khoản 2: quy định trường hợp phạm tội gây hậu quả nghiêm trọng hoặc gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm.

- Khoản 3: quy định người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm các công việc nhất định từ một năm đến năm năm.

Một phần của tài liệu Các tội xâm phạm an toàn giao thông đường bộ theo Luật Hình sự Việt Nam (Trên cơ sở các số liệu địa bàn tỉnh Bình Phước) (Trang 50)