Tội điều động hoặc giao cho ngƣời không đủ điều kiện điều khiển các phƣơng tiện giao thông đƣờng bộ (Điều 205 Bộ luật hình sự)

Một phần của tài liệu Các tội xâm phạm an toàn giao thông đường bộ theo Luật Hình sự Việt Nam (Trên cơ sở các số liệu địa bàn tỉnh Bình Phước) (Trang 53 - 56)

khiển các phƣơng tiện giao thông đƣờng bộ (Điều 205 Bộ luật hình sự)

* Khái niệm: Tội điều động hoặc giao cho người không đủ điều kiện điều khiển các phương tiện giao thông đường bộ là hành vi điều động hoặc giao cho người không có giấy phép hoặc bằng lái xe hay không đủ các điều kiện khác theo quy định của pháp luật điều khiển các phương tiện giao thông đường bộ do người đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự và có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách vô ý, xâm phạm đến an toàn giao thông đường bộ.

* Khách thể của tội phạm: Tội phạm xâm phạm đến sự an toàn giao thông đường bộ, ngoài ra, còn xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe của nhân dân, tài sản của nhà nước, của tổ chức, của công dân.

Điều 205 Bộ luật hình sự quy định hai tội - đó là tội điều động người không đủ điều kiện điều khiển các phương tiện giao thông đường bộ và tội giao cho người không đủ điều kiện điều khiển các phương tiện giao thông đường bộ.

* Mặt khách quan của tội phạm: Hành vi khách quan của tội điều động người không đủ điều kiện điều khiển các phương tiện giao thông đường bộ thể hiện ở hành vi giao cho người không có bằng lái xe, giấy phép lái xe hoặc người không đủ điều kiện khác theo quy định của pháp luật (như đang say rượu, bia hoặc các chất kích thích khác) điều khiển phương tiện giao thông đường bộ.

Còn hành vi khách quan tội giao cho người không đủ điều kiện điều khiển các phương tiện giao thông đường bộ thể hiện ở hành vi giao cho người không có bằng lái xe, giấy phép lái xe hoặc người không đủ điều kiện khác theo quy định của pháp luật (như đang say rượu, bia hoặc các chất kích thích khác) điều khiển phương tiện giao thông.

Ví dụ: Luật Giao thông đường bộ quy định người điều khiển xe mô tô có dung tích xi lanh từ 50 cm3 trở lên đến dưới 175 cm3 phải có giấy phép lái xe mô tô hạng A1 (phải đủ từ 18 tuổi trở lên, và có đủ sức khỏe theo quy định của Bộ Y tế). Nếu người khác mà giao cho những người không có giấy phép lái xe mô tô A1 điều khiển xe mô tô có dung tích xi lanh từ 50 cm3 trở lên đến dưới 175 cm3 là vi phạm Luật giao thông đường bộ và phải chịu trách nhiệm pháp lý về hành vi đó.

Đối với tội này thiệt hại về tính mạng, thiệt hại nghiêm trọng về sức khỏe hoặc về tài sản là dấu hiệu bắt buộc trong cấu thành tội phạm.

Nếu người điều động hoặc giao cho người không có đủ điều kiện điều khiển các phương tiện giao thông mà người điều khiển phương tiện giao thông đường bộ chưa gây hậu quả, hoặc gây hậu quả không lớn, chưa phải nghiêm trọng thì chưa phải là tội phạm mà chỉ là vi phạm hành chính và người đó có thể bị xử lý kỷ luật hành chính hoặc xử phạt vi phạm hành chính.

Hậu quả nghiêm trọng ở đây là gây chết người. Nếu gây thương tích cho 1 người phải từ 31% trở lên, nếu là thương tích cho nhiều người thì tổng thương tích của nhiều người đó phải từ 41% trở lên. Nếu là thiệt hại về tài sản thì thiệt hại đó phải từ 50 triệu đồng trở lên.

Ngoài ra, để truy cứu trách nhiệm hình sự người vi phạm Điều 205 Bộ luật hình sự cần phải xác định được mối quan hệ nhân quả hành vi vi phạm và hậu quả xảy ra. Người trực tiếp điều khiển phương tiện này là do người khác điều động hoặc giao cho người đó điều khiển nên người “điều động hoặc giao” phải chịu trách nhiệm đối với hậu quả về hành vi do người điều khiển phương tiện gây ra. Trong trường hợp này, cả người điều động người không đủ điều kiện và người trực tiếp điều khiển phương tiện giao thông đường bộ gây ra đều phải chịu trách nhiệm hình sự. Người trực tiếp điều khiển phương tiện giao thông đường bộ phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi vi phạm

quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ với tình tiết định khung tăng nặng: “Không có giấy phép hoặc bằng lái xe theo quy định...”. Hành vi này được quy định tại điểm a khoản 2 Điều 202 Bộ luật hình sự. Người điều động hoặc giao cho người không đủ điều kiện điều khiển phương tiện giao thông thì bị xử lý theo Điều 205 Bộ luật hình sự.

* Chủ thể của tội phạm: Tội điều động người không đủ điều kiện điều khiển các phương tiện giao thông đường bộ là những người có thẩm quyền trong việc điều động người khác điều khiển phương tiện giao thông đường bộ. Đây là chủ thể đặc biệt, việc điều động đó là việc phân công, giao nhiệm vụ cho người dưới quyền, giữa người điều động với người thực hiện có mối quan hệ về hành chính, về tổ chức theo sự phân công trong quan hệ công tác như giám đốc, thủ trưởng điều động nhân viên...[23]. Ngoài ra, chủ thể của các tội giao cho người không đủ điều kiện điều khiển các phương tiện giao thông đường bộ là bất kỳ người nào đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự và có năng lực trách nhiệm hình sự mà biết rõ người mình giao cho điều khiển các phương tiện giao thông đường bộ không đủ điều kiện cần thiết theo quy định của pháp luật.

* Mặt chủ quan của tội phạm: Tội phạm được thực hiện dưới hình thức lỗi vô ý.

* Hình phạt:

- Khoản 1: quy định hình phạt tiền từ ba triệu đồng đến ba mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ một năm đến ba năm.

- Khoản 2: quy định trường hợp phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.

- Khoản 3: quy định trường hợp phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt từ từ năm năm đến mười hai năm.

- Khoản 4: quy định người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.

Một phần của tài liệu Các tội xâm phạm an toàn giao thông đường bộ theo Luật Hình sự Việt Nam (Trên cơ sở các số liệu địa bàn tỉnh Bình Phước) (Trang 53 - 56)