Tăng cƣờng công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức pháp luật trong lĩnh vực giao thông đƣờng bộ

Một phần của tài liệu Các tội xâm phạm an toàn giao thông đường bộ theo Luật Hình sự Việt Nam (Trên cơ sở các số liệu địa bàn tỉnh Bình Phước) (Trang 114 - 115)

- Trường hợp một người có hành vi gây rối trật tự đã cấu

3.3.2.Tăng cƣờng công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức pháp luật trong lĩnh vực giao thông đƣờng bộ

17. Tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ

3.3.2.Tăng cƣờng công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức pháp luật trong lĩnh vực giao thông đƣờng bộ

luật, nâng cao ý thức pháp luật trong lĩnh vực giao thông đƣờng bộ

Công tác tuyên truyền giáo dục cho mọi công dân hiểu pháp luật và có ý thức chấp hành pháp luật trong đó có pháp luật về trật tự an toàn giao thông là vấn đề có tính chất tiền đề để xây dựng một trật tự xã hội mới. Bởi vì, đối tượng chủ yếu cơ bản nhất của hoạt động giao thông quốc gia chính là quần chúng nhân dân. Do đó, cần phải xây dựng một chiến lược tuyên truyền pháp luật trật tự an toàn giao thông ở tầm quốc gia trong đó có sự tham gia của các ngành văn hóa thông tin, công an, giáo dục, đào tạo, tư pháp... trang bị tri thức pháp luật nói chung và pháp luật hình sự nói riêng, hướng dẫn các thói quen ứng xử tích cực và chỉ tuân theo pháp luật.

Ngoài ra, thông qua các hình thức như: tuyên truyền qua các buổi nói chuyện về trật tự an toàn giao thông tại các cơ quan nhà nước, tổ chức quần chúng, địa bàn dân cư; tổ chức hội nghị, hội thảo về chuyên đề an toàn giao thông; tuyên truyền, phổ biến các văn bản pháp luật có liên quan đến an toàn giao thông, Luật giao thông đường bộ, lồng ghép các quy định của Hiến pháp

và pháp luật, tôn trọng các quy tắc của cuộc sống, giữ gìn và bảo vệ an ninh trật tự, an toàn xã hội; v.v...

Đặc biệt, tiếp tục mở rộng việc tổ chức các câu lạc bộ pháp luật về an toàn giao thông; mở các cuộc thi tìm hiểu về an toàn giao thông; phổ biến Luật giao thông đường bộ qua các lễ hội truyền thống, sinh hoạt văn hóa, phim, tranh ảnh, tờ rơi, pa nô, áp phích, thông báo trên các bảng tin của ủy ban nhân dân phường, xã, thị trấn, thôn, xóm. Ngoài ra, vấn đề pháp luật về trật tự an toàn giao thông cần được đưa vào giảng dạy ở các nhà trường và bắt đầu từ các nhà trẻ, trường mẫu giáo. Tăng cường giáo dục và nâng cao chất lượng đào tạo lái xe, đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục pháp luật trật tự an toàn giao thông cho người đi bộ, học sinh, sinh viên, nâng cao trình độ và ý thức pháp luật, tổ chức và tính giác ngộ của những người đi bộ, những người tham gia giao thông.

Một phần của tài liệu Các tội xâm phạm an toàn giao thông đường bộ theo Luật Hình sự Việt Nam (Trên cơ sở các số liệu địa bàn tỉnh Bình Phước) (Trang 114 - 115)