Về việc xây dựng, mở rộng và nâng cấp chất lượng cơ sở ăn uống và các tiện nghi phục vụ du lịch quốc tế

Một phần của tài liệu Chiến lược thu hút khách du lich quốc tế (Trang 47 - 49)

II. Các nhân tố ảnh hưởng đối với hoạt động thu hút khách du lịch quốc tế đến Quảng Ngã

1. Tình hình xây dựng, mở rộng và nâng cấp dịch vụ du lịch quốc tế của Quảng Ngãi giai đoạn 2001 –

1.3. Về việc xây dựng, mở rộng và nâng cấp chất lượng cơ sở ăn uống và các tiện nghi phục vụ du lịch quốc tế

tiện nghi phục vụ du lịch quốc tế

Dịch vụ ăn uống cũng là một trong những dịch vụ có tầm ảnh hưởng đến du lịch Quảng Ngãi. Các cơ sở ăn uống của Quảng Ngãi bao gồm nhà hàng, quán ăn nhanh, coffee-shop,…. Các cơ sở này có thể nằm ở các cơ sở lưu trú nhằm phục vụ nhu cầu ăn uống, nghỉ ngơi, hội họp và giao lưu của khách đang lưu trú tại các khách sạn. Ngoài ra, các cơ sở ăn uống cũng nằm ở độc lập bên ngoài các cơ sở lưu trú, ở các bãi biển, ở các điểm tham quan du lịch,…nhằm phục vụ các đối tượng khách khác nhau, là khách du lịch cũng như các tầng lớp dân cư địa phương

Biểu đồ 2.6: Số lượng nhà hàng trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi trong giai đoạn 2006 đến 2010

“Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Quảng Ngãi và trang mạng thông tin kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Ngãi [26], [27]”

Qua biểu đồ ta thấy số lượng nhà hàng ở Quảng Ngãi qua các năm nằm ở con số tương đối thấp, cụ thể, năm 2006 số nhà hàng của Quảng Ngãi là 22 nhà hàng, đến năm 2010 thì số nhà hàng của Quảng Ngãi cũng không tăng lên nhiều so với năm 2010, chỉ có 31 nhà hàng. Đồng thời, ta cũng thấy được tốc dộ tăng trưởng của số chỗ ngồi có xu hướng giảm đi trong giai đoạn 2006 – 2010, năm 2007 tốc độ tăng trưởng của chỗ ngồi là 10,21% so với năm 2006, nhưng qua các năm sau đó tốc độ tăng trưởng của số chỗ ngồi không bao giờ vượt qua được 10%, cụ thể năm 2010 tốc độ tăng trưởng của số chỗ ngồi trong các nhà hàng chiếm 7,2% so với năm 2009. Điều này một phần đã nói lên được chất lượng của dịch vụ ăn uống còn thấp, chưa thật sự phát triển và được tỉnh quan tâm đầu tư phát triển.

Biểu đồ 2.7: Cơ cấu doanh thu theo dịch vụ du lịch của Quảng Ngãi trong giai đoạn 2006 đến 2010

“Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Quảng Ngãi và trang mạng thông tin kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Ngãi [26], [27]”

Có thể nói, dịch vụ ăn uống là một lĩnh vực khiến du khách tiêu tốn nhiều nhất khi đến Quảng Ngãi. Vì thế, nó đã góp phần đáng kể vào việc tăng doanh thu tỉnh nhà. Cụ thể, giai đoạn 2006 - 2010, doanh thu dịch vụ ăn uống chiếm khoảng 54,73%, hơn tất cả các dịch vụ du lịch khác cộng lại. Con số rất lớn trên cho thấy

tầm quan trọng của việc phát triển dịch vụ ăn uống, đặc biệt trong tình trạng hiện nay, đa số các cơ sở phục vụ ẩm thực đều là nhỏ lẻ và tự phát.

Tuy chiếm tỷ lệ doanh thu cao nhưng như các dịch vụ khác, đa số các cơ sở hoạt động đều ít có khả năng phục vụ khách du lịch quốc tế. Nhìn chung, các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống tại Quảng Ngãi chủ yếu là hình thức kinh doanh hộ gia đình, cá thể, vốn đầu tư ít nên chưa đáp ứng được nhu cầu đa dạng của du khách.

Ngoài những dịch vụ trên thì có thể kể đến những dịch vụ bổ sung khác như dịch vụ mua sắm hàng lưu niệm, dịch vụ vui chơi giải trí, dịch vụ vận chuyển du lịch,...Qua biểu đồ 2.7 ta thấy tỷ lệ chi tiêu của du khách vào lĩnh vực này là thấp nhất. Điều này có lẽ dễ hiểu bởi lẽ Quảng Ngãi chưa phát triển tốt của dịch vụ bổ sung. Tuy nhiên, đây sẽ là một nguồn doanh thu không nhỏ nếu ta biết khai thác và phát triển.

Về dịch vụ vận tải, vì ở Quảng Ngãi không có sân bay nên đa số các tuyến

vận chuyển đường bộ đều do các doanh nghiệp du lịch lữ hành ở các tỉnh lân cận như Thừa Thiên Huế hoặc Đà Nẵng đảm nhận. Đây là một trong lý do khiến cho doanh thu từ dịch vụ vận chuyển còn rất thấp so với các dịch vụ khác, chiếm 0.94%, gần thấp nhất trong tất cả các dịch vụ.

Về dịch vụ mua sắm, qua biểu đồ 2.7 ta thấy dịch vụ này là một trong

những dịch vụ góp phần vào doanh thu du lịch ở mức thấp, chiếm 2,11%. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, dịch vụ này đang được quan tâm đầu tư. Cụ thể là các trung tâm mua sắm như siêu thị Co-op Mart, trung tâm mua sắm Việt Trung, các gian hàng bán đồ lưu niệm tại các địa điểm tham quan.

Về dịch vụ vui chơi giải trí, hiện nay, công tác quy hoạch và đầu tư phát

triển dịch vụ vui chơi giải trí chưa thực sự đáp ứng yêu cầu phát triển của ngành. Các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng phát triển các khu, điểm du lịch triển khai thực hiện còn chậm và có quy mô nhỏ. Các tuyến điểm và dịch vụ chưa thực sự phong phú, có nơi thì quá tải, nơi lại vắng khách, chưa phát huy hết năng lực để tổ chức chương trình du lịch dài ngày trong tỉnh, nên hiệu quả kinh tế còn thấp.

Một phần của tài liệu Chiến lược thu hút khách du lich quốc tế (Trang 47 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(110 trang)
w