I. Tình hình thu hút khách du lịch quốc tế đến Quảng Ngãi giai đoạn 2001 –
2. Mức chi tiêu bình quân của khách du lịch quốc tế và doanh thu từ du lịch quốc tế giai đoạn 2001 –
quốc tế giai đoạn 2001 – 2010
2.1. Mức chi tiêu bình quân của khách du lịch quốc tế
Bảng 2.5: Mức chi tiêu bình quân một ngày khách du lịch quốc tế và nội địa đến Quảng Ngãi giai đoạn 2001 - 2010
Năm Khách nội địa Khách quốc tế
Mức chi tiêu bình quân (ngàn đồng/
người/ khách)
Tốc độ tăng (%)
Mức chi tiêu bình quân (ngàn đồng/
người/ khách) Tốc độ tăng (%) 2001 150 - 640 - 2002 210 40,00 720 12,50 2003 250 19,05 800 11,11 2004 312 24,80 880 10,00 2005 364 14,29 960 9,09 2006 402 10,44 992 3,33 2007 450 11,94 1.008 1,61 2008 510 13,33 1.024 1,59 2009 552 8,24 1.040 1,56 2010 607 9,96 1.088 4,62
“Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Quảng Ngãi và trang mạng thông tin kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Ngãi [26], [27]”
Ta có thể thấy mức chi tiêu bình quân một ngày khách của cả du lịch quốc tế và nội địa hàng năm đều tăng, tuy nhiên tốc độ tăng trưởng lại giảm dần. Cụ thể, giai đoạn 2001 – 2005, trong khi mức chi tiêu bình quân tăng, du lịch nội địa từ 150 ngàn đồng/ người/ khách đến 364 ngàn đồng/ người/ khách và du lịch quốc tế từ 640 ngàn đồng/ người/ khách đến 960 ngàn đồng/ người/ khách, thì tốc độ tăng trưởng của mức chi tiêu bình quân lại giảm, du lịch nội địa giảm từ 40,00% đến
14,29% và du lịch quốc tế từ 12,50% đến 9,09%. Vì thế, ta có thể phát hiện ra một nghịch lý và cũng là một yếu kém lớn của ngành du lịch Quảng Ngãi, đó là chất lượng và mức độ đa dạng của dịch vụ không cao, dẫn đến mức chi tiêu của khách du lịch tăng ở mức rất khiêm tốn. Điều này càng được khẳng định rõ ràng hơn vào giai đoạn 2006 – 2010, tốc độ tăng trưởng mức chi tiêu bình quân giảm, du lịch nội địa giảm ở mức thấp nhất là 8,24% và du lịch quốc tế giảm xuống ở mức rất thấp khoảng 1,56%
Nếu ta so sánh mức chi tiêu bình quân của khách du lịch quốc tế đến Quảng Ngãi và khách du lịch nội địa thì ta sẽ thấy được sự chênh lệch rất đáng kể, trong đó mức chi tiêu bình quân của khách du lịch quốc tế hơn hẳn khách du lịch nội địa. Tuy nhiên, số lượt khách du lịch nội địa lại vượt hơn hẳn số lượt khách du khách quốc tế đến Quảng Ngãi hàng năm, hơn khoảng gấp 10 lần. Từ sự so sánh trên, ta thấy một hạn chế nữa của ngành du lịch Quảng Ngãi, đó là chưa thật sự tối đa hoá lợi ích kinh tế từ việc phân khúc thị trường du lịch. Vì thế, sự đóng góp của du lịch Quảng Ngãi vào nền kinh tế tỉnh không đúng với tiềm năng mà du lịch mang lại
Biểu đồ 2.2: Mức chi tiêu bình quân của khách du lịch quốc tế đến Quảng Ngãi so với Việt Nam qua các giai đoạn
“Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Quảng Ngãi và trang mạng thông tin kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Ngãi [26], [27]”
Qua biểu đồ trên ta thấy mức chi tiêu bình quân của khách du lịch quốc tế đến .quân của khách du lịch quốc tế đến Quảng Ngãi là 60 USD/ người/ngày tăng 15,38% so với giai đoạn 2001 – 2005 và tăng 81,82% so với giai đoạn 1998 – 2000. Tuy nhiên, so sánh với mức chi tiêu bình quân của khách du lịch quốc tế đến Việt Nam qua các giai đoạn như trên, ta thấy mức chi tiêu của khách du lịch quốc tế đến Quảng Ngãi thấp hơn rất nhiều. Vì vậy, ngành du lịch Quảng Ngãi cần tìm cách nâng cao hơn nữa mức chi tiêu của du khách quốc tế thông qua việc xây dựng và quảng bá nhiều hơn các sản phẩm du lịch của mình, tiến hành đầu tư nâng cấp các trung tâm mua sắm, vui chơi giải trí. Một mặt để thỏa mãn nhu cầu đa dạng của du khách quốc tế, mặt khác giúp ngành du lịch Quảng Ngãi tăng thêm doanh thu.
2.2. Doanh thu từ du lịch quốc tế
Nhìn chung, từ giai đoạn 2005 đến nay, doanh thu của ngành du lịch Quảng Ngãi có chiều hướng gia tăng đều qua các năm.
Bảng 2.6: Doanh thu của ngành du lịch Quảng Ngãi giai đoạn 2005 - 2010
Đơn vị tính: tỷ VND, % Năm 2005 2006 2007 2008 2009 2010 Tổng doanh thu (tỷ VND) 78,4 100,3 120,66 156,24 170,8 215 Tốc độ tăng doanh thu (%) - 27,93 20,36 29,49 9,32 25,88 Doanh thu từ du lịch Quốc tế 28,9 32,2 40,37 48,14 67,6 80 Doanh thu từ du lịch Nội địa 49,5 68,1 80,29 108,1 103,2 135
“Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Quảng Ngãi và trang mạng thông tin kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Ngãi [26], [27]”
Năm 2005, sau ảnh hưởng của dịch cúm gia cầm, ngành du lịch Quảng Ngãi bắt đầu khởi sắc với doanh thu đạt 78,4 tỷ VND. Mặt khác, với các điểm khai thác du lịch được nâng cấp, các tuyến điểm du lịch mới được mở ra như các điểm du lịch bãi tắm Mỹ Khuê, khu du lịch Sa Huỳnh gắn kết với các khu di tích Thiên Ấn, khu chứng tích Sơn Mỹ,... mở ra giai đoạn tăng doanh thu trong những năm tiếp theo.
Cụ thể, năm 2006, doanh thu của ngành du lịch đã đạt 100,3 tỷ VND, tương ứng với 27,93%. Đến năm 2006, doanh thu của ngành du lịch tiếp tục tăng 20,36%. Điều đó một phần cũng nhờ các sự kiện du lịch lớn của các tỉnh lân cận như: “con đường di sản miền trung”, “festival pháo hoa quốc tế tại Đà Nẵng”,... Bên cạnh đó, việc nâng cấp, mở rộng và xây dựng mới các cơ sở lưu trú ở Quảng ngãi được đầu tư và đưa vào hoạt động, trong đó chủ yếu là các cơ sở lưu trú của tư nhân.
Năm 2009, tốc độ tăng doanh thu có phần ít hơn năm 2008, chỉ đạt 9,32% năm 2008. Nguyên nhân dẫn tới sự sụt giảm này là có nhiều biến động bất lợi. Trên thế giới, dịch cúm A/H1N1 phát triển trên diện rộng đồng thời tình hình xung đột an ninh, chính trị diễn ra tại nhiều nơi, khủng hoảng tài chính đang lan rộng đã tác động tiêu cực không chỉ đến du lịch quốc tế mà cả du lịch nội địa.
Nhìn vào bảng trên ta thấy được doanh thu từ khách du lịch nội địa qua các năm đều lớn hơn doanh thu từ khách du lịch quốc tế. Cụ thể, xét về mặt tỷ trọng thì trong giai đoạn 2005 – 2010 doanh thu từ khách quốc tế chỉ chiếm 35% so với tổng doanh thu từ khách du lịch đến Quảng Ngãi. Vì thế, đóng góp của du lịch quốc tế trong ngành du lịch tỉnh vẫn là một con số khiêm tốn. Đồng thời, những con số trên cũng một phần nói lên sự yếu kém trong việc thu hút khách du lịch và cung cấp các dịch vụ du lịch. Tuy nhiên, để đánh giá chính xác hơn tình hình phát triển của du lịch ta dựa vào số tiền chi tiêu bình quân của một lượt khách du lịch quốc tế.
Biểu đồ 2.3: Doanh thu từ khách du lịch quốc tế và số tiền chi tiêu bình quân của một lượt khách du lịch quốc tế trong giai đoạn 2006 đến 2010
“Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Quảng Ngãi và trang mạng thông tin kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Ngãi [26], [27]”
Qua biểu đồ ta thấy được sự đóng góp của du lịch quốc tế trong ngành du lịch tỉnh vẫn là một con số khiêm tốn, nguyên nhân là do mức chi tiêu của khách du lịch quốc tế lại thấp so với mức chi tiêu bình quân của cả nước, thêm vào đó số lượt khách du lịch đến Quảng Ngãi quá thấp. Nhìn chung, ta thấy tỷ trọng khách quốc tế hàng năm so với lượng khách du lịch tăng không cao, vì thế doanh thu quốc tế chưa tăng mạnh, do khách chủ yếu du lịch kết hợp với công việc. Vì ít có các dịch vụ du lịch tốt phục vụ khách, từ đó không khuyến khích khách quốc tế chi tiêu nhiều.
Bảng 2.7: So sánh doanh thu du lịch Quảng Ngãi với một số trọng điểm du lịch của miền Trung
Đơn vị tính: tỷ đồng
STT Chỉ tiêu 2000 2005 2006 Tăng trưởng (%)
2000- 2005 2005- 2006 2000- 2006 1 Quảng Ngãi 36,78 78,4 100,3 13,23 27,93 16,17 2 Thừa Thiên Huế 189,62 534,00 731,3 23,42 34,68 25,23
3 Đà Nẵng 255,63 406,16 435,00 9,70 7,10 9,26
“Nguồn: Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch”
Qua bảng so sánh 2.5 trên ta thấy so với một số trọng điểm của miền Trung,