I. Tình hình thu hút khách du lịch quốc tế đến Quảng Ngãi giai đoạn 2001 –
1. Số lượt khách và cơ cấu khách du lịch quốc tế đến Quảng Ngãi giai đoạn 2001 –
1.1. Số lượt khách du lịch quốc tế
Bảng 2.1: Lượng khách du lịch đến Quảng Ngãi trong giai đoạn 2001 - 2010
Đơn vị tính: người, %
Năm
Tổng khách
du lịch Khách nội địa Khách quốc tế
Số lượt (người) Tốc độ tăng (%) Số lượt (người) Tốc độ tăng (%) Số lượt (người) Tốc độ tăng (%) Tỷ lệ (%) 2001 95.379 - 88.781 - 6.598 - 6,92 2002 107.526 12,74 98.681 11,15 8.845 34.06 8,23 2003 92.231 -14,23 84.819 -14,05 7.412 -16,20 7,66 2004 121.182 31,39 121.125 42,80 10.057 35,39 8,30 2005 151.525 25,04 139.887 15,49 11.638 15,72 7,68 2006 183.891 21,36 178.959 27.93 14.932 28,30 8,12 2007 220.385 19,84 201.792 12,76 18.593 24,52 8,44 2008 259.371 17,69 235.138 16,52 24.213 30,23 9,34 2009 301.928 16,41 279.791 18,99 22.137 -8,57 7,33 2010 357.942 18,55 331.617 18,54 26.325 18,92 7,35
“Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Quảng Ngãi và trang mạng thông tin kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Ngãi [26], [27]”
Theo số liệu thống kê của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Quảng Ngãi, ngành du lịch Quảng Ngãi trong năm 2001 đã đón được 95.379 lượt khách du lịch, trong đó khách du lịch quốc tế có 6.598 lượt chiếm 6,92% tổng lượt khách đến Quảng Ngãi. Đến năm 2002, được xem là năm bùng nổ du lịch Việt Nam, lượng
khách du lịch tăng lên 12.147 lượt nâng tổng số khách du lịch lên 107.526 lượt trong đó lượng khách quốc tế chiếm 8,23%.
Tháng 2/2003, dịch SARS lần đầu tiên bùng phát ở Trung Quốc, lan dần sang Việt Nam và các quốc gia trong khu vực. Vì thế nên Tổ chức Y tế thế giới WHO khuyến cáo khách du lịch nên tạm thời hoãn các chuyến đi châu Á trong thời gian dịch bùng phát, và điều này đã dẫn đến một sự sụt giảm đáng kể khách du lịch quốc tế đến Việt Nam. Sau mấy tháng trời ròng rã để ngăn chặn SARS, tưởng chừng như dịch bệnh đã tạm lắng xuống thì vào tháng 10 cùng năm một dịch bệnh nguy hiểm hơn là cúm A/H5N1 bắt đầu bùng phát lan nhanh sang các nước châu Á mà Việt Nam là một trong những nước có ca nhiễm bệnh nhiều nhất [18]. Chính vì hai dịch bệnh trên mà ngành du lịch Việt Nam đã phải gánh chịu hậu quả hết sức nặng nề, đã có khoảng 10 nghìn khách du lịch quốc tế hủy chuyến đến Việt Nam. Ngành du lịch Quảng Ngãi nói riêng cũng gánh chịu thiệt hại, lượng khách du lịch quốc tế giảm đi rõ rệt, lên đến 16,20%, lượng khách nội địa cũng giảm nhẹ hơn 14,05%.
Đầu năm 2004, là năm dịch cúm gia cầm bùng phát đồng thời cũng là năm đặc biệt với du lịch miền Trung với sự kiện du lịch khám phá “Con đường Di sản Miền Trung” khu vực miền Trung, vì thế lượng khách du lịch đến Quảng Ngãi năm 2004 không giảm mà còn hồi phục và tăng vọt, ở mức khá cao, đạt 31,39%. Lượng khách du lịch đến Quảng Ngãi năm 2005 là 151.525 lượt, trong đó lượng khách quốc tế là 11.638 lượt, chiếm 7,68% tổng lượt khách du lịch. Mặc dù chịu nhiều ảnh hưởng của những loại dịch bệnh lan rộng nhưng trong giai đoạn 2001 - 2005, tỉnh vẫn đảm bảo mục tiêu tốc độ tăng trưởng bình quân khách du lịch quốc tế 17%/năm của dự án: Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Quảng Ngãi thời kỳ 2001 – 2010 và định hướng 2020 do Ủy Ban Nhân Dân tỉnh phê duyệt.
Từ năm 2006 đến nay, với các điểm khai thác du lịch được nâng cấp, các tuyến điểm du lịch mới được mở ra như các điểm du lịch Mỹ Khuê, Sa Huỳnh gắn kết với các khu di tích Thiên Ấn, khu chứng tích Sơn Mỹ... Bên cạnh đó, việc nâng cấp, mở rộng và xây dựng mới các cơ sở lưu trú của tư nhân ở Quảng Ngãi đã góp phần làm tăng lượng khách du lịch đến Quảng Ngãi.
Vì thế, năm 2006, ngành du lịch Quảng Ngãi đã đón được 183.891 lượt khách du lịch, trong khách du lịch quốc tế có 14.932 lượt chiếm 8,12% tổng lượt khách đến Quảng Ngãi. Năm 2007, lượng khách đến tham quan đạt 220.385 lượt, tăng 19,84% so với năm 2006, trong đó khách du lịch quốc tế đạt 18.593 lượt chiếm 8,44% tổng lượng khách du lịch. Tiếp nối đà tăng trưởng đó, năm 2008, tổng lượng khách đến Quảng Ngãi đã tăng 17,69% trong đó lượng khách quốc tế tăng vượt bật, với mức tăng trưởng 30,23%. Năm 2009, với nhiều biến động bất lợi đã ảnh hưởng không tốt đến hoạt động du lịch: Trên thế giới, đại đa số người dân phải đối mặt với tình hình bất ổn về an ninh và áp lực của cuộc khủng hoảng kinh tế. Trong nước, dịch cúm A/H1N1 hoành hành. Vì thế, năm 2009, tốc độ tăng của tổng lượng khách du lịch có phần chậm lại, chỉ đạt 16,41%, mức tăng trưởng thấp nhất từ năm 2004 đến năm 2009 trong đó khách quốc tế giảm đến 8,57%. Năm 2010, lượng khách du lịch đạt mức 357.942 lượt với mức tăng trưởng 18,55%, trong đó lượng khách du lịch quốc tế đạt mức 26.325 lượt chiếm 7,35% tổng lượt khách đến Quảng Ngãi.
Biểu đồ 2.1: Lượng khách du lịch quốc tế đến Quảng Ngãi so với lượng khách nội địa trong giai đoạn 2001 – 2010
“Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Quảng Ngãi và trang mạng thông tin kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Ngãi [26], [27]”
Biểu đồ 2.1 cho thấy tỷ lệ khách du lịch quốc tế đến Quảng Ngãi trong giai đoạn 2001 – 2010 dao động quanh mức từ 6,92% đến 9,34%. Nhìn chung, lượng khách du lịch quốc tế đến Quảng Ngãi qua các năm thay đổi một cách đều đặn. Từ tỷ lệ 6,92% năm 2001 sau đó tăng lên 8,23% năm 2002, tiếp đó giảm xuống mức 7,66% năm 2003 sau đó lại tăng lên 8,30% năm 2004, đạt đỉnh 9,33% năm 2008 nhưng chạm đến gần tận đáy 7,33% vào năm 2009. Nếu xét tốc độ tăng trưởng lượng khách bình quân trong mối quan hệ so sánh giữa lượng khách du lịch nội địa đến Quảng Ngãi và lượng khách quốc tế, ta thấy chúng có những mối quan hệ tỷ lệ. Dựa vào biểu đồ 2.1 ở trên ta thấy, trong giai đoạn 2001 đến 2010, lượng khách nội địa và quốc tế đến Quảng Ngãi đều có xu hướng thay đổi một cách đều đặn. Tuy nhiên, trong một số năm, chúng có mối quan hệ tỷ lệ nghịch. Tiêu biểu, giai đoạn năm 2001 đến 2002 Quảng Ngãi chứng kiến một sự sụt giảm về lượng khách du lịch nội địa nhưng đã đón lượng khách quốc tế tăng vọt. Mặt khác, cột mốc năm 2009 đánh dấu sự bức phá của lượng khách du lịch nội địa và bước lùi đáng kể của lượng khách du lịch quốc tế.
Tuy là tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm lượng khách du lịch quốc tế đến Quảng Ngãi là 18,04%. Nhưng xét về mặt tỷ trọng, lượng du khách quốc tế đến Quảng Ngãi chiếm khoảng 7,97% trong tổng số lượng khách du lịch đến Quảng Ngãi trong mười năm(Tuy-Nhưng). Những con số trên cho thấy du lịch quốc tế của Quảng Ngãi chưa thật sự có được một sự phát triển đáng kể. Đồng thời, những con số trên cũng cho thấy sự bất ổn của ngành du lịch Quảng Ngãi, không những chịu ảnh hưởng bởi nhân tố bên ngoài, mà còn cho thấy yếu tố bên trong không bền vững. Cụ thể, tình hình cho thấy một tồn tại rất nghiêm trọng trong ngành du lịch Quảng Ngãi, đó là việc chưa tạo ra được các khu du lịch thật sự hấp dẫn để thu hút khách du lịch cộng với dịch vụ du lịch còn kém. Điều này giải thích một phần lý do lượng khách đến Quảng Ngãi hàng năm còn quá thấp.
Bảng 2.2: So sánh khách du lịch Quảng Ngãi với một số trọng điểm du lịch của miền Trung
Đơn vị tính: 1.000 lượt khách
2000-2005 2005 2005- 2006 2000- 2006 1 Tổng số khách 1.1 Quảng Ngãi 84,50 151,52 183,89 14,62 21,36 16,38 1.2 Thừa Thiên Huế 470,00 1.050,00 1.230,0
0 17,44 17,14 17,39 1.3 Đà Nẵng 393,72 659,53 774,00 10,87 17,36 11,92 1.4 Khánh Hòa 902,60 1.080,0 0 19,65 2 Khách quốc tế 2.1 Quảng Ngãi 4,58 11,63 14,93 17,02 28,30 18,97 2.2 Thừa Thiên Huế 195,00 370,00 436,00 13,67 17,84 14,35
2.3 Đà Nẵng 185,23 227,92 258,00 4,23 13,20 5,68
2.4 Khánh Hòa 165,18 256,69 55,41
“Nguồn: Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch”
Qua bảng so sánh trên ta thấy so với một số trọng điểm du lịch của khu vực miền Trung như Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Khánh Hòa, số lượng khách du lịch đến Quảng Ngãi còn thấp hơn rất nhiều so với các tỉnh trên. Cụ thể, lượng khách du lịch đến Quảng Ngãi chỉ đạt khoảng 20% lượng khách du lịch đến các địa phương trên. Đối với lượng khách du lịch quốc tế đến Quảng Ngãi thì vào năm 2000 chiếm khoảng 2% so với Thừa Thiên Huế và Đà Nẵng.
Tốc độ tăng trưởng bình quân khách quốc tế giai đoạn 2000 – 2005 và giai đoạn 2000 – 2006 của Quảng Ngãi lần lượt đạt 17,02% và 18,97% xấp xỉ cao gấp 4 lần so với Đà Nẵng (đạt 4,23% và 5,68%). Tuy nhiên, ở giai đoạn 2005 -2006, tốc độ tăng trưởng khách du lịch quốc tế của Quảng Ngãi tiếp tục vượt trội, chỉ sau Khánh Hòa. Cụ thể, năm 2006 khách du lịch quốc tế của Quảng Ngãi tăng 28,3% so với năm 2005, trong khi đó Thừa Thiên Huế và Đà Nẵng chỉ đạt dưới 18%.
Một trong những nguyên nhân chính là do trong khi các tỉnh đưa ra so sánh trên đều có một quá trình phát triển khá dài với nhiều điểm du lịch đạt tầm cỡ quốc tế như Thừa Thiên Huế, Khánh Hòa hoặc có cửa ngõ quốc tế kể cả về hàng không và đường biển như Đà Nẵng thì Quảng Ngãi mới chỉ thực sự xem du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn trong vài năm gần đây.