I. Triển vọng hút khách du lịch quốc tế đến Quảng Ngãi giai đoạn 2011 – 2020 1 Một số dự báo về triển vọng phát triển du lịch ở Quảng Ngã
2. Cơ hội và thách thức trong việc tăng cường thu hút khách du lịch quốc tế đến Quảng Ngãi giai đoạn 2011-
đến Quảng Ngãi giai đoạn 2011-2020
2.1. Cơ hội
Thứ nhất, đối với quốc tế
Trong những năm gần đây có nhiều sự kiện không tốt làm ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động du lịch quốc tế. Cụ thể, tình hình khủng bố, thiên tai, chính trị bất ổn xảy ra ở một số nước có nhiều khu du lịch nổi tiếng trong khu vực ở Châu Á, chẳng hạn như Thái Lan, Nhật Bản, Trung Quốc đã làm cho một bộ phận không nhỏ khách du lịch bắt đầu chuyển hướng đến một điểm đến khác trong khu vực, Việt Nam nói chung cũng như Quảng Ngãi nói riêng là một trong điểm đến đó.
Tuy tình hình kinh tế thế giới khó khăn nhưng trong những năm gần đây tốc độ tăng trưởng ngành du lịch Châu Á vẫn được duy trì ở mức cao. Khách du lịch có xu hướng chọn Châu Á làm điểm đến du lịch. Trong tổng số 77 nước có báo cáo lên UNWTO, 60 nước có tốc độ tăng tích cực, trong đó 24 nước tăng trưởng 2 con số, đa số là các quốc gia châu Á, như Việt Nam, Singapore, Ấn Độ, Nhật Bản, Indonesia, Israel,… [45]. Tình hình này tạo cơ hội thuận lợi để du lịch Việt Nam mà trong đó có Quảng Ngãi tăng cường thu hút khách du lịch quốc tế.
Xu hướng giao lưu trao đổi văn hóa giữa các quốc gia trên thế giới ngày càng gia tăng, vì thế mô hình du lịch kết hợp với tiếp cận và tìm hiểu nét đẹp truyền thống của địa phương ngày càng được ưa chuộng. Việt Nam nói chung và Quảng Ngãi nói riêng có cơ hội phát triển mô hình du lịch kết hợp với các làng nghề.
Thứ hai, đối với trong nước
Nền kinh tế vĩ mô được Nhà nước quan tâm duy trì ổn định, tạo tiền đề tốt để mọi ngành kinh tế phát triển, trong đó có lĩnh vực dịch vụ du lịch. Tư tưởng chủ đạo trong điều hành phát triển kinh tế - xã hội năm 2010 là tăng cường ổn định kinh tế vĩ mô, trên cơ sở đó mà bảo đảm tăng trưởng kinh tế cao hơn cả về số lượng và chất lượng, đồng thời ngăn ngừa lạm phát cao trở lại. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã phát biểu trong thông điệp nhân dịp năm mới 2010 như sau: “Tăng cường ổn định kinh tế vĩ mô, phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng cao hơn năm 2009” [9].
Chiến lược phát triển Du lịch Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Điều này sẽ thay đổi đáng kể tới chính sách, định hướng và quy hoạch cho phát triển của ngành giai đoạn 2011-2010 tầm nhìn 2030. Đây cũng là điều kiện rất thuận lợi để du lịch tiếp tục phát triển [46]. Sau chương trình kích cầu du lịch “Ấn tượng Việt Nam” đạt kết quả khá tốt vào năm 2009 và chương trình kích cầu du lịch năm 2010 mang tên “Việt Nam - điểm đến của bạn”, đã thể hiện được sự quan tâm của Nhà nước đến sự phát triển của ngành du lịch nhằm tạo dựng Việt Nam trở thành điểm đến du lịch hấp dẫn và chất lượng.
Năm Du lịch quốc gia 2011 tại Phú Yên và các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ với chủ đề Biển đảo. Trên cơ sở đó hình thành các vùng du lịch trọng điểm, hình thành bản đồ du lịch Việt Nam là động lực quan trọng đối với phát triển du lịch biển. Đây cũng là một chương trình nằm trong chiến lược phát triển du lịch trong thập kỷ tới. Năm Du lịch quốc gia 2011 cũng là năm đầu tiên không phải chỉ một địa phương tổ chức mà cả 7 tỉnh từ Đà Nẵng đến Bình Thuận cùng phối hợp tổ chức với chiến lược phối kết hợp phát triển du lịch theo vùng miền [46]. Đây là một dịp
để Quảng Ngãi quảng bá hình ảnh du lịch của mình tới các du khách.
Nhà nước có nhiều chương trình khuyến khích Việt kiều về thăm quê hương, giới thiệu, quảng bá và vận động bạn bè nước ngoài tới thăm Việt Nam. Vì thế mà
nguồn khách Việt kiều về nước du lịch ngày càng tăng, mở đường cho nhiều người Việt kiều về Quảng Ngãi góp phần vào nỗ lực tăng trưởng chung của ngành du lịch.
Chính sách đổi mới, mở cửa và hội nhập với việc gia nhập các tổ chức kinh tế khu vực và thế giới và đang tạo điều kiện thuận lợi cho kinh tế đối ngoại, trong đó có du lịch phát triển. Cụ thể, Việt Nam đang tiến tới bãi bỏ hộ chiếu với các nước trong khối ASEAN và một số nước khác ở châu Á, Bộ Công an cũng đã ban hành Quy chế 849/2004/QĐ-BCA về tổ chức và quản lý công dân Trung Quốc sử dụng giấy phép nhập, xuất cảnh vào Việt Nam tham quan du lịch.
Thứ ba, đối với trong tỉnh
Hiện trạng và quy hoạch phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật, cơ sở hạ tầng và đô thị hóa của tỉnh nhất là thành phố Quảng Ngãi hiện là đô thị loại II, cùng với tốc độ tăng trưởng nguồn khách đến Quảng Ngãi nói riêng và của các tỉnh miền Trung nói chung trong thời gian qua ngày càng gia tăng sẽ là điều kiện thuận lợi thu hút khách du lịch đến Quảng Ngãi, nhất là khách du lịch quốc tế.
Bộ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch vừa ký quyết định xếp hạng di tích cấp Quốc gia đối với công trình Di tích lịch sử văn hóa Trường Lũy Quảng Ngãi [29]. Việc công nhận Trường luỹ là Di tích lịch sử cấp Quốc gia sẽ mở ra cơ hội lớn để phát triển du lịch của tỉnh Quảng Ngãi trong thời gian đến, đồng thời có điều kiện để tôn tạo, bảo vệ di tích này ngày càng tốt hơn.
Ngành du lịch Quảng Ngãi đã nhận được sự quan tâm của các cơ quan Trung ương trong Quyết định phê duyệt bản “Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2020” số 2052/QĐ-TTg Thủ tướng Chính phủ ngày 11/10/2010 xác định tỉnh cần hỗ trợ phát triển mô hình du lịch sinh thái, du lịch biển đảo, thực hiện liên kết phát triển du lịch trong nước và quốc tế, đa dạng hoá các loại hình và sản phẩm du lịch. Thu hút đầu tư xây dựng các khu vui chơi giải trí tổng hợp, các khu nghỉ dưỡng, các địa điểm có tiềm năng du lịch. Đồng thời bản quy hoạch cũng chỉ rõ chiến lược phát triển du lịch và dịch vụ du lịch là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn và là động lực của tỉnh.
Nhận thức về du lịch của người dân trong tỉnh đang dần được cải thiện, tạo môi trường xã hội thuận lợi để phát triển du lịch theo đúng mục tiêu đề ra.
Cơ sở hạ tầng đang được chú trọng đầu tư hoàn chỉnh, tạo một sự thuận tiện giữa tỉnh Quảng Ngãi với các địa phương trong nước và khu vực, tỉnh đã hoàn thành nhiều tuyến đường giao thông nội tỉnh và liên tỉnh.
2.2. Thách thức
Thứ nhất, cạnh tranh du lịch trong khu vực và thế giới ngày càng gay gắt trong
khi đó khả năng cạnh tranh của du lịch Việt Nam còn rất hạn chế. Hơn nữa, ngành du lịch Việt Nam trong đó có du lịch Quảng Ngãi phát triển trong môi trường chịu nhiều biến động khó lường của nền kinh tế thế giới. Năm 2008, sự suy giảm của nền kinh tế toàn cầu tác động không nhỏ đến lượng cầu của ngành du lịch, đặc biệt là các nước phương Tây, vốn chịu ảnh hưởng nặng của cuộc khủng hoảng kinh tế. Bên cạnh đó, tình hình dịch bệnh hoành hành, như dịch cúm gia cầm và dịch cúm H1N1 năm 2009 đã làm ngành du lịch quốc tế gặp nhiều khó khăn. Bên cạnh đó, tình hình cạnh tranh về du lịch của các quốc gia trong khu vực ngày càng gay gắt trong khi trình độ phát triển kinh tế của đất nước và mức sống của người dân nhìn chung còn thấp.
Thứ hai, nhu cầu của khách du lịch quốc tế ngày càng cao, càng đòi hỏi nhiều
và khắt khe hơn, đòi hỏi chất lượng phục vụ cao hơn trước, cở sở vật chất hạ tầng hiện đại, môi trường du lịch trong lành và thật sự an toàn, dịch vụ du lịch đa dạng có chất lượng tốt có thể đáp ứng các nhu cầu phát sinh của khách du lịch quốc tế. Đây lả một thách thức lớn xuất phát từ các yếu tố cầu của du lịch mà đòi hỏi du lịch Quảng Ngãi phải nổ lực vượt qua nếu không muốn bị tụt hậu với các địa phương khác vốn có điều kiện mạnh về du lịch như Nha Trang, Vịnh Hạ Long,…
Thứ ba, tình hình thu hút vốn đầu tư chưa mang lại hiệu quả, thiếu trọng tâm,
chưa huy động được tối đa nguồn vốn đầu tư từ các thành phần kinh tế. Cơ sở hạ tầng của tình còn yếu kém trong khi yêu cầu của khách du lịch quốc tế đặt ra cho lĩnh vực du lịch càng cao. Tình hình đặt ra áp lực rất lớn với ngành du lịch tỉnh Quảng Ngãi phải làm sao để thu hút vốn đầu tư đủ để phát triển cơ sở hạ tầng tỉnh nhà.
Thứ tư, một thách thức khác đối với ngành du lịch Quảng Ngãi là tình trạng
càng trở nên nhàm chán với du lịch miệt vườn bởi lẽ họ không thể tìm được điểm khác biệt, độc đáo nào riêng của từng vùng. Thách thức đặt ra là phải làm sao có thể khai thác sáng tạo thế mạnh của tỉnh để tạo ra nét độc đáo riêng của vùng.
Thứ năm, nguồn tài nguyên du lịch bị khai thác một cách không hợp lý và môi
trường du lịch ngày càng bị ô nhiễm, đặc biệt là các vùng ven biển, cũng là một trở ngại rất lớn với ngành du lịch Quảng Ngãi. Mặt khác, tình hình rác thải trên sông Trà Khúc, Sông Vệ cũng không kém phần nghiêm trọng. Người dân và doanh nghiệp thiếu ý thức ngày càng làm dòng sông trở nên ô nhiễm.
Thứ sáu, công tác triển khai dự án phát triển du lịch còn chậm chạp, hệ thống
chính sách, quy định pháp luật hỗ trợ còn thiếu đồng bộ, chưa đóng vai trò hỗ trợ tốt nhất cho các dự án. Mặt khác, kinh nghiệm và trình độ của cán bộ nhân viên và quản lý trong lĩnh vực du lịch còn nhiều hạn chế.