II. Các nhân tố ảnh hưởng đối với hoạt động thu hút khách du lịch quốc tế đến Quảng Ngã
1. Tình hình xây dựng, mở rộng và nâng cấp dịch vụ du lịch quốc tế của Quảng Ngãi giai đoạn 2001 –
1.1. Nguồn vốn đầu tư vào du lịch quốc tế Quảng Ngã
Bảng 2.8: Tình hình thực hiện vốn của các dự án đầu tư phục vụ du lịch giai đoạn 2006 - 2010
Đơn vị tính: tỷ VND
Nguồn vốn Kế hoạch Giá trị thực hiện
Đến 2010 2006 2007 2008 2009 2010 Nguồn vốn thuộc ngân sách 175,17 76,17 19,58 19,70 15,95 39,00 Nguồn vốn thuộc các thành phần kinh tế khác đầu tư về lĩnh vực du lịch 4.952,15 1.025,00 300,00 600,00 500,00 1.777,00
“Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Quảng Ngãi và trang mạng thông tin kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Ngãi [26], [27]”
chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh. Qua bảng trên ta thấy nguồn vốn đầu tư thuộc các thành phần kinh tế khác từ năm 2006 đến nay luôn lớn hơn nguồn vốn thuộc ngân sách. Cụ thể, năm 2006, trong khi nguốn vốn trong ngân sách đầu tư vào ngành du lịch chỉ 76,17 tỷ VND thì nguồn vốn đầu tư thuộc các thành phần khác lại lớn hơn rất nhiều, đạt 1.025,00 tỷ VND. Các năm sau đó, năm 2007, năm 2008, năm 2009, nguồn vốn thuộc các thành phần kinh tế khác vẫn giữ một tỷ lệ chênh lệch rất lớn so với nguồn vốn thuộc ngân sách
Năm 2010, Quảng Ngãi có những dự án đầu tư lớn vào du lịch bắt đầu đi vào giai đoạn đầu như khu du lịch Phim trường - Vina Universal qui mô 2569 hecta với tổng vốn đầu tư 10700 tỷ VND, tiếp đó phải kể đến là khu du lịch sinh thái Ánh Sao qui mô 15,9 hecta với tổng vốn đầu tư 932 tỷ VND, khu thương mại và dịch vụ Vina Paradiseta qui mô 60 hecta với tổng vốn đầu tư 940 tỷ VND, Khu du lịch Biển Mỹ Khê qui mô 30,3 hecta với tổng vốn đầu tư 700 tỷ VND. Tất cả các dự án lớn trên đều do các doanh nghiệp làm chủ đầu tư. Vì thế, ta thấy được một chênh lệch rất lớn giữa nguồn vốn thuộc ngân sách nhà nước và nguồn vốn từ các thành phần kinh tế khác, trong khi nguồn vốn từ ngân sách nhà nước là 39,00 tỷ đồng thì nguồn vốn thuộc các thành phần kinh tế khác đạt tới mức 1.777,00 tỷ VND. Sư chênh lệch trên qua các năm cho thấy một tín hiệu vui cho ngành du lịch Quảng Ngãi, đó là các doanh nghiệp đã bắt đầu tập trung chú ý đầu tư vào ngành du lịch Quảng Ngãi.
Người viết xin đơn cử 2 dự án tiêu biểu, chiếm tỷ lệ vốn cao và có ý nghĩa trong 11 dự án trong danh mục đầu tư. Đứng đầu về tỷ lệ vốn là dự án khu du lịch Mỹ Khuê với 39,5 triệu USD qui mô 122 ha, với 25 triệu USD và 6 khu chức năng: khu khách sạn cao tầng với 5 triệu USD, khu khách sạn và biệt thự Mỹ khuê với 6 triệu USD, trung tâm dịch vụ và công viên vui chơi giải trí Mỹ Khuê với 2 triệu USD, khu cắm trại Mỹ khuê với 0,5 triệu USD, khu vui chơi giải trí với 1 triệu USD . Dự án tiếp theo phải kể đến là dự án khu du lịch thành phố Vạn Tường, với 02 dự án đầu tư: khu du lịch sinh thái Vạn Tường với mức vốn đầu tư 50 triệu USD, khu nghỉ dưỡng Vạn Tường với vốn đầu tư 20 triệu USD [26].
Về tình hình thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI, Cụ thể năm 2007, có 4 dự án FDI với tổng vốn đăng ký đầu tư trên 8 triệu USD, đặc biệt năm 2009 có
15 dự án FDI với tổng vốn đầu tư khoảng 3,4 tỉ USD. Trong 9 tháng đầu năm 2010, có 4 dự án FDI đăng ký đầu tư với tổng vốn đầu tư khoảng 369 triệu USD [38]. Trong các dự án FDI đầu tư vào tỉnh Quảng Ngãi không dự án nào đầu tư vào du lịch. Điều này một phần cho thấy môi trường đầu tư về du lịch của tỉnh chưa thực sự thu hút nhà đầu tư nước ngoài. Vì vậy, cần có những biện pháp hoặc thay đổi thích hợp để cải thiện môi trường đầu tư nước ngoài để tận dụng nguồn lực này một cách tốt nhất.