Điều tra cảm nhận của khách du lịch quốc tế 1 Đối tượng nghiên cứu

Một phần của tài liệu Chiến lược thu hút khách du lich quốc tế (Trang 54 - 56)

1. Đối tượng nghiên cứu

Khách du lịch quốc tế đến Quảng Ngãi

2. Phương pháp thu thập mẫu nghiên cứu

Nghiên cứu sử dụng phương pháp gửi bảng câu hỏi để khách tự điền vào. Sau khi cân nhắc số lượng khách du lịch quốc tế đến Quảng Ngãi vào thời điểm khảo sát là 10/04 – 24/04/2010, và vì điều kiện về không gian và thời gian để viết khóa luận, người viết quyết định chọn kích thước mẫu là 100.

3. Thiết kế bảng câu hỏi

Bảng câu hỏi được thiết kế theo các bước sau:

Bước 1: Từ thực trạng thu hút khách du lịch quốc tế đến Quảng Ngãi, xác định những thông tin cần thiết để xây dựng bảng câu hỏi

Bước 2: Sau khi thiết kế bảng câu hỏi sẽ tiến hành phỏng vấn thử vài người xem người được phỏng vấn có hiểu bảng câu hỏi hay không. Sau đó, người viết hoàn chỉnh bảng câu hỏi

Bước 3: Tiến hành khảo sát

4. Báo cáo kết quả

Tổng số phiếu phát ra: 100. Tổng số phiếu thu vào: 85. Sau khi làm sạch dữ liệu, tổng số mẫu được chọn là 83

Bảng khảo sát được chia thành 2 phần riêng biệt nên người viết sẽ báo cáo dựa trên 2 phần đó.

Thông tin về chuyến du lịch ở Quảng Ngãi

Thứ nhất, tiêu chí số lần đến Quảng Ngãi của du khách. Trong 83 mẫu khảo

sát, có tới 81,93% trả lời rằng đây là lần đầu tiên họ đặt chân đến Quảng Ngãi, 7,23% đến lần thứ 2, 3,61% đến lần thứ 3, 7,23% trả lời rằng họ đến Quảng Ngãi trên 3 lần. Có một số khách quay lại Quảng Ngãi lần thứ 2 hay nhiều hơn thế chủ yếu là do thăm thân hoặc là công việc. Quảng Ngãi có tiềm năng thu hút khách du lịch và giữ chân họ nhưng sức hút đó thật sự chưa lớn, chưa thật sự đủ ấn tượng để

du khách quốc tế mong muốn quay trở lại Quảng Ngãi để khám phá, thưởng ngoạn và tìm hiểu thêm về vùng đất này.

Thứ hai, với mục đích đến Quảng Ngãi, tất cả 83 người tham gia trả lời bảng

câu hỏi đều trả lời rằng họ đến Quảng Ngãi với mục đích du lịch, và bên cạnh đó kèm theo các mục đích khác. 16 khách du lịch quốc tế đến vì công việc, chỉ có 7 du khách đến với mục đích thăm người thân/ bạn bè. Ngoài ra, hiện nay còn xuất hiện thêm xu hướng mới là du lịch khám phá, có tới 19 khách du lịch quốc tế đến vì mục đích khám phá. Vì trong khoảng thời gian khảo sát không có triển lãm hay lễ hội gì nên không có ai chọn đến Quảng Ngãi vì mục đích này.

Thứ ba, theo hình thức tổ chức chuyến đi thì có một con số khá cao, khoảng

84,34% người, trả lời rằng tự bản thân họ tổ chức thông qua việc lên mạng tìm kiếm thông tin hoặc sách Lonely Plannet. 7,23% trả lời rằng công ty tổ chức cho họ và chỉ có 8,43% là do công ty du lịch. Trong đó, hầu như gần 100% khách đều đã qua các tỉnh lân cận như Đà Nẵng, Huế hay là Đà Nẵng. Do vậy, cần khai thác nhiều hơn nữa lượng khách đến từ các vùng lân cận thông qua việc liên kết vùng trên cơ sở phát huy những thuận lợi của Quảng Ngãi.

Thứ tư, về số ngày và nơi lưu trú tại Quảng Ngãi, có tới 77,11% người lưu trú

1 – 2 ngày, đa phần là 2 ngày. 16,87% trả lời là chỉ ở lại 1 ngày và 6,1% trả lời là ở nhiều hơn 2 ngày. Phần đông các du khách đều cho rằng họ không biết làm gì ở Quảng Ngãi ngoài việc đi tắm biển và đi dạo dọc bờ biển, gần như họ không biết những địa điểm vui chơi hoặc tham quan gì để thu hút họ ở lại lâu hơn. Về nơi lưu trú, hầu như khách đều chọn khách sạn làm nơi lưu trú và thường là các khách sạn có đầy đủ tiện nghi, thuận lợi giao thông. Có tới 56,63% chọn khách sạn 1 – 2 sao và 26,5 % chọn khách sạn 3 – 4 sao, chỉ có 16,87% chọn nhà nghĩ. Điều này phảnh ánh được lưu trú là một dịch vụ quan trọng của du khách và chiếm một phần lớn trong tỷ trọng chi tiêu của họ. Về số tiền chi tiêu bình quân cho 1 ngày lưu trú của khách quốc tế ở Quảng Ngãi, khoảng tiền dao động nằm trong khoảng 400.000 – 1.400.000 đồng. Theo đó, số tiền chi tiêu bình quân là 683.000 đồng, đây thật sự là một số tiền chi tiêu thấp cho 1 ngày lưu trú của du khách quốc tế.

Thứ năm, về những dịch vụ du khách. Việc đánh giá trên thang đo từ 1 – 5 với

1 là rất tốt và 5 là rất không tốt. Ta thấy các vấn đề sau đây có tỷ trọng về việc “không tốt” và “ rất không tốt” nằm ở mức cao: thông tin du lịch (79,52%), dịch vụ giải trí (43,37%), nơi ngắm cảnh (36,41%). Về các dịch vụ sẵn sàng chi tiêu thêm nhất nếu được cải thiện (chỉ lấy từ 1 đến 3) là mua sắm (77,12%), giải trí như các quán bar, câu lạc bộ, công viên…(74,71%), phương tiện đi lại (71,09%). Qua kết quả ta thấy các dịch vụ ăn uống lưu trú tương đối đáp ứng được du khách cần được phát huy và giữ gìn, tuy nhiên với các dịch vụ bổ sung như giải trí, thông tin du lịch, phương tiện đi lại và mua sắm có tới 71,09% người được khảo sát không thích nhất, vì thế, các dịch vụ này cần được cải thiện nhiều hơn nữa. Và thông qua khảo sát, có tới 51,81% số người được hỏi trả lời rằng Quảng Ngãi nên lấy du lịch biển làm thế mạnh để thu hút khách du lịch quốc tế.

Thứ sáu, về nguồn thông tin giúp du khách quốc tế biết đến Quảng Ngãi, thì có

49,39% số người trả lời rằng họ biết đến Quảng Ngãi thông qua sách Lonely Plannet. Vì thời gian khảo sát không rơi vào mùa vụ du lịch nên khách đến Quảng Ngãi thời gian này, như đã nói ban đầu, là khách đi riêng lẻ, tự tổ chức tour, vậy nên người bạn đước đáng tin cậy của họ là cuốn sách là một điều tất nhiên. Nhưng thật sư đáng buồn vì nếu như nói về Tp. Hồ Chí Minh, Nha Trang, Huế…thì có đến mấy chục trang nhưng nói về Quảng Ngãi thì chỉ vỏn ven 4- 6 trang. Bên cạnh đó, có những dấu hiệu đáng mừng là mặc dù không biết vui chơi như thế nào ở Quảng Ngãi nhưng có tới 51,81% trả lời rằng họ sẽ quay trở lại Quảng Ngãi trong thời gian sắp tới và có tới 78,31% trả lời rằng họ sẽ giới thiệu cho bạn bè và người thân.

Thông tin cá nhân

Trong số những người được khảo sát thì phần đông là khách quốc tế từ thị trường Đông Bắc Á, chiếm 26,5%, tiếp sau đó là Pháp, chiếm 21,69%, sau đó là Mỹ, chiếm 19,28%. Bản khảo sát được thực hiện với 44 người nam và 39 người nữ với độ tuổi chủ yếu là 30 – 40 (37,35%) và dưới 30 (27,71%).

Một phần của tài liệu Chiến lược thu hút khách du lich quốc tế (Trang 54 - 56)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(110 trang)
w