Nhận xét chung 1 Thành tựu

Một phần của tài liệu Chiến lược thu hút khách du lich quốc tế (Trang 56)

Từ những phân tích về tình hình thu hút khách du lịch quốc tế và dịch vụ du lịch quốc tế của tỉnh Quảng Ngãi, có thể khái quát những kết quả đạt được như sau:

Thứ nhất, về kinh tế, những kết quả đạt được từ việc thu hút khách du lịch

quốc tế là một dấu hiệu đáng mừng cho du lịch Quảng Ngãi. Giai đoạn 2001 - 2010, tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm về khách du lịch quốc tế đạt 18,05%. Nhờ đó doanh thu của ngành cũng không ngừng tăng lên. Giai đoạn năm 2005 đến năm 2010, doanh thu đạt tốc độ tăng trưởng bình quân là 22,59%, qua đó góp phần đáng kể vào nguồn thu ngân sách của tỉnh.

Thứ hai, về xã hội, ngày càng nhiều khách du lịch quốc tế đến Quảng Ngãi

cũng đồng nghĩa với ngày càng nhiều cơ hội giao lưu, học hỏi và trao đổi nét đẹp văn hóa giữa du khách quốc tế và người dân địa phương, đặc biệt là những lớp trẻ thanh thiếu niên. Bên cạnh đó, việc phát triển du lịch quốc tế, đã góp phần giải quyết việc làm cho nhiều người dân trong tỉnh. Mặt khác, nó cũng tạo cơ hội cho những lao động làm trong các lĩnh vực dịch vụ tương ứng trau dồi và hoàn thiện kỹ năng phục vụ đúng tiêu chuẩn quốc tế.

Thứ ba, dịch vụ du lịch quốc tế cũng có những bước khởi sắc cả về quy mô

và chất lượng. Thể hiện qua các chỉ tiêu doanh thu từ các dịch vụ trên địa bàn, đặc biệt là dịch vụ lưu trú, ăn uống đều có xu hướng tăng qua các năm, năm sau cao hơn năm trước. Chất lượng các doanh nghiệp lữ hành quốc tế của tỉnh ngày càng được nâng cao, nhiều cơ sở lưu trú được xây dựng. Đặc biệt, trong giai đoạn hiện nay, những khách sạn đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế được quan tâm đầu tư và xây dựng. Mặt khác, dịch vụ ăn uống cũng tỏ rõ thế mạnh về ẩm thực của du lịch Quảng Ngãi.

Thứ tư, các định hướng cơ bản của quy hoạch: về loại hình và sản phẩm du

lịch, về không gian - tuyến – cụm du lịch đã được phát triển đúng, bước đầu khơi dậy tiềm năng về tài nguyên du lịch của tỉnh. Hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch tăng lên đáng kể, nhất là trong lĩnh vực lưu trú. Các hoạt động đầu tư kinh doanh du lịch cơ bản theo các phương án quy hoạch, chưa có tình trạng lộn xộn, ồ ạt, phá vỡ cảnh quan và môi trường gây hậu quả về lâu dài cho du lịch nói riêng, kinh tế xã hội nói chung.

Thứ năm, cơ sở hạ tầng, vật chất - kỹ thuật hỗ trợ phát triển du lịch quốc tế

và dịch vụ du lịch quốc tế từng bước được đầu tư, nâng cao và phát triển. Mạng lưới giao thông đường bộ, du lịch đường thủy, mạng lưới bưu chính viễn thông, điện nước và đặc biệt là hệ thống vệ sinh môi trường đã và đang được đầu tư, góp phần tạo dựng hình ảnh một vùng đất hiện đại, thân thiện với môi trường và du khách.

Thứ sáu, cùng với sự phát triển các dịch vụ du lịch Quảng Ngãi thì công tác

đào tạo nguồn nhân lực phục vụ trong các cơ sở dịch vụ quốc tế cũng được triển khai và thu được nhiều sự đồng tình ủng hộ. Người lao động được trau dồi những kỹ năng chuyên môn phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế. Người dân địa phương cũng có cơ hội tiếp cận những kiến thức bổ ích để giao tiếp và ứng xử với khách quốc tế.

Thứ bảy, về hoạt động thu hút và xúc tiến đầu tư, ngày càng có nhiều dự án

đầu tư vào lĩnh vực du lịch, đa số tập trung vào khai thác các điểm du lịch còn ở dạng tiềm năng và lĩnh vực dịch vụ giải trí, lưu trú. Đặc biệt, sự xuất hiện của dự án kết hợp với việc bảo vệ môi trường là một tín hiệu đáng mừng cho mục tiêu phát triển du lịch bền vững.

Những kết quả chủ yếu nêu trên đạt được nhờ những nguyên nhân:

Thứ nhất, về đường lối chỉ đạo, ngành du lịch có được sự quan tâm, chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh và Tổng cục Du lịch. Sở Thương mại và Du lịch đã triển khai thực hiện “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Quảng Ngãi thời kỳ 2001 – 2010 và định hướng năm 2020”, “Chương trình phát triển du lịch Quảng Ngãi giai đoạn 2007 - 2010 và định hướng năm 2015”. Đặc biệt, Công tác quản lý Nhà nước về du lịch được tăng cường, nhất là một số mặt quan trọng: Công tác quy hoạch; tổ chức và bộ máy; thanh kiểm tra chuyên ngành; công tác nghiên cứu, xúc tiến, quảng bá du lịch; công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực.

Thứ hai, về phía nhân dân, hoạt động dịch vụ du lịch ngày càng được người

dân quan tâm. Nhờ chính sách đổi mới, thông thoáng đã tạo điều kiện các thành phần kinh tế, nhân dân tham gia đầu tư vào phát triển hoạt động du lịch, từng bước đẩy mạnh xã hội hóa du lịch, nâng cao trách nhiệm của cộng đồng và du khách trong quản lý và khai thác các tài nguyên du lịch.

Thứ ba, về nguồn nhân lực, sự nỗ lực phấn đấu của lực lượng cán bộ - công

nhân viên và người lao động trong toàn ngành đã nâng dần chất lượng phục vụ, nghiệp vụ chuyên môn và đã tác động tích cực đến quá trình phát triển.

Thứ tư, về nguồn lực tài chính, tỉnh luôn được sự quan tâm của Tổng cục Du

lịch hỗ trợ phát triển cơ sở hạ tầng du lịch từ nguồn vốn chương trình mục tiêu quốc gia. Đồng thời chính sự mở rộng giao lưu, trao đổi học tập với ngành du lịch các tỉnh, các đơn vị lữ hành quốc tế ở thành phố Hồ Chí Minh đã giúp cho việc sử dụng vốn có nhiều hiệu quả.

2. Những mặt hạn chế

Thứ nhất, về kinh tế, số lượng du khách đến tham quan du lịch với tốc độ

tăng hàng năm cao, nhưng doanh thu đối với khách tăng không đáng kể. Chi tiêu bình quân trên một lượt du khách quốc tế cũng không ổn định.

Thứ hai, về mặt xã hội, tại các khu, điểm tham quan du lịch vẫn còn xảy ra

tình trạng "cò mồi", tranh giành khách, cảnh buôn bán tự do nơi tham quan, đã làm cho môi trường du lịch thiếu văn minh, lịch sự, việc giải quyết và xử lý chưa dứt điểm.

Thứ ba, về dịch vụ du lịch, các khu điểm, tham quan du lịch, giải trí xây

dựng còn chậm so với yêu cầu để đón đầu so với các tỉnh trong vùng. Tổ chức tuyến điểm và các dịch vụ bổ sung chưa thật phong phú, hấp dẫn và đổi mới. Có nơi khách đến quá tải, có nơi lại ít khách. Chưa phát huy năng lực, điều kiện đã tổ chức chương trình chương trình dài ngày, từ đó lượng khách du lịch đông nhưng doanh thu lại thấp.

Thứ tư, về đội ngũ lao động, tỉnh vẫn chưa đáp ứng được kịp thời yêu cầu

phục vụ khách, nhất là đối với khách du lịch quốc tế. Nghiệp vụ chuyên môn và trình độ ngoại ngữ còn nhiều hạn chế. Trình độ cán bộ công nhân viên, người lao động trong ngành chưa đồng đều, nhất là ở khu vực tư nhân ít được đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn.

Một số tồn tại trên xuất phát từ các nguyên nhân cần khắc phục

Thứ nhất, về đường lối chỉ đạo, công tác xúc tiến du lịch của ta chưa được

chưa phối hợp tốt các tổ chức cũng như cung cấp thông tin cần thiết hỗ trợ các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành quốc tế, nên dù lượng khách tăng cao mà hiệu quả không cao. Trình độ năng lực cán bộ quản lý, điều hành chương trình còn hạn chế, các sản phẩm du lịch chưa được đa dạng hóa nên việc tổ chức các chương trình dài ngày trong tỉnh chưa thực hiện được.

Thứ hai, về phía nhân dân, hoạt động dịch vụ du lịch còn tự phát và nhỏ lẻ.

Người dân chưa thực sự phối hợp với sự quản lý của các ngành, các cấp trong các hoạt động xung quanh và trong các khu, điểm tham quan du lịch. Vì vậy, nhiều hoạt động dịch vụ tự phát gây mất trật tự, mỹ quan, không phù hợp theo quy hoạch phát triển du lịch sinh thái của ngành. Mặt khác, các khách sạn không thường xuyên nâng cấp, cải tiến trang thiết bị nên công suất khai thác phòng còn thấp. Các thành phần kinh tế đầu tư còn manh mún, quy mô nhỏ, chỉ đáp ứng thời gian trước mắt.

Thứ ba, về nguồn lao động, trình độ học vấn của khu vực còn hạn chế.

Người dân trong vùng còn khó khăn trong việc tiếp cận những kỹ năng cần thiết, đặc biệt là kỹ năng ngoại ngữ.

Thứ tư, về nguồn lực tài chính, biện pháp huy động vốn, kêu gọi đầu tư chưa

kịp thời để động viên mọi nguồn vốn, mọi thành phần kinh tế tham gia.

Tiểu kết Chương 2

Trong Chương 2, người viết phân tích thực trạng thu hút khách du lịch quốc tế đến Quảng Ngãi thông qua các chỉ tiêu lượt khách quốc tế đến Quảng Ngãi, cơ cấu khách du lịch quốc tế theo mục đích chuyến đi và theo thị trường, bình quân ngày lưu trú, doanh thu kinh doanh du lịch quốc tế, cơ sở lưu trú, thời gian lưu trú và mức chi tiêu trung bình. Bên cạnh đó, người viết cũng phân tích để phản ánh rõ việc thu hút khách du lịch quốc tế của Quảng Ngãi. Mặt khác, người viết cũng so sánh các chỉ tiêu này với các tỉnh trọng điểm khu vực miền Trung, đồng thời người viết cũng tham khảo ý kiến đánh giá của du khách quốc tế đến tham quan du lịch. Từ đó người viết đưa ra những nhận xét về những kết quả đạt được và những hạn chế. Đây chính là những cơ sở cho việc đề xuất giải pháp trong Chương 3 nhằm tăng cường thu hút khách du lịch quốc tế đến Quảng Ngãi trong thời gian đến.

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM TĂNG CƯỜNG THU HÚT KHÁCH DU LỊCH QUỐC TẾ ĐẾN QUẢNG NGÃI GIAI CƯỜNG THU HÚT KHÁCH DU LỊCH QUỐC TẾ ĐẾN QUẢNG NGÃI GIAI ĐOẠN 2011-2020

I. Triển vọng hút khách du lịch quốc tế đến Quảng Ngãi giai đoạn 2011 – 20201. Một số dự báo về triển vọng phát triển du lịch ở Quảng Ngãi

Một phần của tài liệu Chiến lược thu hút khách du lich quốc tế (Trang 56)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(110 trang)
w