II. Các nhân tố ảnh hưởng đối với hoạt động thu hút khách du lịch quốc tế đến Quảng Ngã
2. Tình hình phát triển nguồn nhân lực trong hoạt động du lịch quốc tế
Như đã đề cập ở Chương 1, lực lượng lao động là một trong những yếu tố quyết định chất lượng hoạt động của dịch vụ du lịch. Trong những năm qua, cùng với tốc độ phát triển của ngành du lịch tỉnh nhà, lực lượng lao động trong ngành du lịch Quảng Ngãi cũng có những bước phát triển không ngừng cả số lượng và chất lượng. Theo thống kê của Sở Văn hóa - Thể thao - Du lịch, đến năm 2010 tổng số lao động trong lĩnh vực du lịch, nhà hàng, khách sạn của tỉnh có trên 4.000 lao động (trong đó lao động trực tiếp trên 900 người và tỷ lệ đã được qua đào tạo chỉ xấp xỉ 40% cả đại học, trung cấp và sơ cấp, tập trung hầu hết tại doanh nghiệp lớn) [41].
Biểu đồ 2.8: Số lượng lao động trong ngành du lịch tỉnh Quảng Ngãi trong giai đoạn 2001 đến 2010
“Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Quảng Ngãi và trang mạng thông tin kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Ngãi [26], [27]”
Giai đoạn từ năm 2001 tới 2005 số lượng lao động tăng trung bình là 7,4%, năm 2001 với mức 503 lao động năm 2005 tăng lên 668 lao động. Kể từ năm sau 2005 ngành du lịch Quảng Ngãi được quan tâm đầu tư nhiều hơn, đặc biệt là các dịch vụ du lịch. Vì thế, lực lượng lao động trong ngành du lịch đã tăng lên nhiều, với mức tăng trung bình là 7,17% trong giai đoạn 2006 – 2010. Cụ thể, chỉ tính lực lượng trực tiếp phục vụ du lịch đến năm 2006 toàn ngành có 512 người, trong đó nữ 269 người (chiếm 52,54%). Đến năm 2010 con số này tăng lên 971 người, trong đó nữ 663 người (chiếm 68,28%). Qua những con số trên ta thấy được lợi ích xã hội
của ngành du lịch trong việc góp phần giải quyết vấn đề lao động cho địa phương đặc biệt là lực lượng lao động nữ.
Biểu đồ 2.9: Cơ cấu nguồn nhân lực du lịch Quảng Ngãi trong giai đoạn 2001 - 2005 và 2006 – 2009
“Nguồn: Cục Thống Kê tỉnh Quảng Ngãi, Sở Văn hóa, Thể thao và du lịch [3], [26], [27]”
Qua biểu đồ trên, có thể thấy trong cơ cấu nguồn nhân lực không có nhiều sự thay đổi qua các giai đoạn. Cụ thể, ở giai đoạn 2001 – 2005 lao động chưa qua đào tạo chiếm 23% so với tổng số lao động trong ngành, qua giai đoạn 2006 – 2010 con số này cũng không thay đổi vẫn là 23%. Giai đoạn 2001 – 2005 tỷ lệ lao động đại học và trên đại học chiếm một tỷ lệ thấp, nhưng bù lại tỷ lệ lao động cao đẳng và trung cấp lại chiếm tỷ lệ cao nhất, ở mức 33%. Tuy nhiên, đa số lực lượng lao động này tập trung trong ngành thuộc doanh nghiệp nhà nước. Còn đối với các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh thì hầu hết chưa được qua đào tạo nghiệp vụ, tại các cơ sở lưu trú, nhà hàng còn rất nhiều hạn chế trong quy trình phục vụ khách, chuyên môn nghiệp vụ chủ yếu dựa vào các kinh nghiệm thực tiễn, do đó chưa thể đảm bảo phục vụ khách theo đúng tiêu chuẩn.
Trong giai đoạn tiếp theo 2006 - 2010, trong cơ cấu nguồn lực du lịch có những thay đổi tích cực góp phần làm tăng chất lượng nguồn nhân lực du lịch của tỉnh, giai đoạn 2001 – 2005 lao động đại học và trên đại học chỉ chiếm ở mức 19% so với tổng lao động của ngành thì giai đoạn 2006 – 2010 đã tăng lên 31%. Có được
sự gia tăng này cũng một phần do số lao động trong các đơn vị khách sạn, nhà hàng, lữ hành phần lớn đều được đào tạo tốt về chuyên môn nghiệp vụ. Đặc biệt trong giai đoạn 2006 – 2010 lực lượng lao động đại học và trên đại học chiếm một tỷ lệ cao nhất, ở mức 31%, đây thật sự là một tín hiệu vui cho du lịch Quảng Ngãi để có thể phục vụ khách theo đúng tiêu chuẩn, đặc biệt là khách du lịch quốc tế
Bảng 2.14: So sánh lao động ngành du lịch Quảng Ngãi với một số trọng điểm miền Trung
STT Chỉ tiêu 2000 2005 2006 Tăng trưởng (%)
2000- 2005 2005- 2006 2000- 2006 1 Quảng Ngãi 516 668 707 6,23 5,84 6,08
2 Thừa Thiên Huế 3.375 5.700 6.750 11,05 18,42 12,25
3 Đà Nẵng 2.737 2.812 3.120 0,54 10,97 2,21
“Nguồn: Viện Nghiên Cứu Phát Triển Du Lịch”
So với Thừa Thiên Huế và Đà Nẵng tính đến năm 2006 số lượng lao động của Quảng Ngãi chỉ đạt 707 lao động so với 6.750 lao động của Thừa Thiên Huế và 3.120 lao động của Đà Nẵng. Nếu như so sánh với cả nước và Vùng KTTĐ miền Trung, năm 2006, số lượng lao động của Quảng Ngãi mới đạt 0,21% (so với cả nước) và 5,43% so với Vùng KTTĐ miền Trung; năm 2005 đạt 0,32% so với cả nước và 7,25% so với Vùng KTTĐ miền Trung.
Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng số lượng lao động ngành du lịch của Quảng Ngãi có dấu hiệu giảm đi nhưng không nhiều. Cụ thể, giai đoạn 2005 – 2006 tốc độ tăng trưởng bình quân số lượng lao động của Quảng Ngãi là 6,23%, nhưng sang năm 2006 tốc độ tăng trưởng số lượng lao động lại giảm đi, chỉ còn đạt ở mức 5,84%. Đây cũng được coi là một dấu hiệu cho thấy du lịch Quảng Ngãi chưa thật sự đầu tư nhiều vào lao động trong lĩnh vực du lịch.