Đào tạo nguồn nhân lực cho du lịch

Một phần của tài liệu Chiến lược thu hút khách du lich quốc tế (Trang 76)

II. Quan điểm, mục tiêu phấn đấu và định hướng thu hút khách du lịch quốc tế đến Quảng Ngãi giai đoạn 2011-

1. Nhóm các giải pháp vĩ mô

1.4. Đào tạo nguồn nhân lực cho du lịch

Theo mục 4 phần I chương 2 về thực trạng phát triển nguồn nhân lực trong hoạt động du lịch quốc tế giai đoạn 2001 – 2010, ta nhận thấy nguồn nhân lực của Quảng Ngãi có bước tăng trưởng cả về số lượng và chất lượng, tuy nhiên, vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của tỉnh về nhân lực đặc biệt là về chất lượng. Xuất phát từ thực trạng này người viết xin đề xuất một số biện pháp cần thực hiện để đào tạo nguồn nhân lực chất lượng đáp ứng nhu cầu hiện tại và tương lai của Quảng Ngãi:

Thứ nhất, nâng cao kỹ năng cho đội ngũ nhân viên tiếp xúc trực tiếp với du

khách, đó là nhân viên phục vụ trong các lĩnh vực: khách sạn, lữ hành, vận chuyển, …Đối tượng là nhân viên của các doanh nghiệp kinh doanh trong các lĩnh vực trên. Để nâng cao kỹ năng của đội ngũ này có hai hình thức

- Tổ chức các khóa đào tạo, nâng cao kỹ năng nghiệp vụ cho các đội ngũ nói trên. Kinh phí tổ chức cho các khóa đào tạo này sẽ do các doanh nghiệp tự bỏ ra hoặc các doanh nghiệp liên kết với nhau trên cơ sở có sự hỗ trợ một phần của ngành du lịch địa phương. Các ngành tập trung đào tạo bao gồm: lễ tân, buồng, bàn, nấu ăn, điều hành tour,…Lưu ý là bên cạnh đào tạo nâng cao kỹ năng nghiệp vụ cần phải trau dồi kỹ năng giao tiếp Anh văn cho đội ngũ trực tiếp tiếp xúc với khách du lịch quốc tế. Đối với nhân lực hoạt động trong lĩnh vực du lịch thì chắc chắn phải hội đủ kỹ năng về nghiệp vụ và kỹ năng giao tiếp, tinh thần thái độ phục vụ khách thì mới có thể có đủ khả năng làm việc được trong ngành.

- Cần tiến hành tổ chức các cuộc thi ứng với từng lĩnh vực cụ thể trong ngành du lịch như “ nhân viên lễ tân thân thiện nhất”, “ hướng dẫn viên du lịch tinh tế nhất”,…nhằm tạo sân chơi và đồng thời tạo cơ hội để các nhân viên có cơ hội trao

đổi, học hỏi, nâng cao kỹ năng cần thiết trong ngành du lịch. Một điều tất nhiên là sẽ có rất nhiều nhân viên đăng ký tham gia cuộc thi, vì nếu giành được giải thưởng thì đây sẽ là cơ hội rất tốt để doanh nghiệp quảng bá cho chính doanh nghiệp.

Thứ hai, tăng nguồn cung lao động, đặc biệt là lao động chất lượng cao cho

ngành du lịch Quảng Ngãi. Một thực tế là số lao động có trình độ đại học và trên đại học trong những năm gần đây đã tăng lên đáng kể, tuy nhiên Quảng Ngãi vẫn chưa thể chủ động trong nguồn cung ứng lao động, các vị trí cao cấp như quản lý, điều hành vẫn còn thuê mướn từ các nơi. Để tăng nguồn cung lao động thì có 2 nguồn:

- Hiện tại, tại Quảng Ngãi đã có trường đại học Phạm Văn Đồng, chi nhánh trường đại học Mở, đại học Công Nghiệp và một số trường cao đẳng và trung cấp khác có đào tạo về chuyên ngành du lịch. Như vậy, cần khuyến khích các trường này mở rộng về quy mô và hình thức đào tạo, đặc biệt là cần mở khóa đào tạo du lịch trong trường đại học Phạm Văn Đồng – một trường đại học mới được sáp nhập từ 2 trường cao đẳng lâu đời của tỉnh. Có thể liên kết đào tạo từ xa với các trường đại học Duy Tân và đại học Phan Châu Trinh hoặc mời những giảng viên về giảng dạy ngắn hạn tại địa phương như chi nhánh của trường đại học Công nghiệp đã đang làm, hoặc mở các lớp đào tạo cho nhân lực nghiệp vụ.

- Về nguồn nhân lực chất lượng cao học tập tại các tỉnh, thành phố khác. Có một hiện tượng là các sinh viên có hộ khẩu thường trú tại địa phương muốn học về chuyên ngành du lịch thường chọn các trường đại học có uy tín và đã được khẳng định về chất lượng đào tạo như trường nghiệp vụ du lịch Nha Trang, hoặc trường Nghiệp vụ du lịch thành phố Hồ Chí Minh. Để khắc phục tình trạng này thì tỉnh cần có chính sách để thu hút nhân tài về làm việc cho tỉnh. Cụ thể, đối với bậc đại học, cao đẳng và trung cấp nghiệp vụ, tỉnh cần phải chi ngân sách để lập “Quỹ nuôi dưỡng tài năng ngành du lịch Quảng Ngãi”, đối với mỗi sinh viên có thành tích học tập giỏi xuất sắc mỗi kỳ thì tỉnh chi từ ngân sách một khoản tiền đủ cho sinh viên đóng tiền học phí và trang trải một phần sinh hoạt phí. Sinh viên sẽ được hỗ trợ đến khi tốt nghiệp miễn là duy trì kết quả tốt theo yêu cầu. Đổi lại sinh viên phải cam kết làm việc ít nhất hai năm sau khi tốt nghiệp ra trường. Không chỉ thế Sở cần phải

có chính sách thu hút nhân tài, đặc biệt là đội ngũ quản lý vừa có kiến thức chuyên môn cao và kinh nghiệm lâu năm.

Thứ ba, cần phải phát triển nguồn nhân lực tại chỗ, nâng cao kỹ năng cho đối

tượng này. Người dân địa phương là chủ thể quan trọng quyết định sự thành công của các sản phẩm du lịch gắn với cộng đồng vì lý do đa phần khách có nhu cầu tham quan, hòa mình vào cái không khí sinh hoạt của người dân bản địa để tìm hiểu nét văn hóa và tập tục của địa phương. Để nâng cao được kiến thức và nghiệp vụ du lịch cho mỗi người dân ta cần lưu ý một số nội dung sau:

- Đa số người dân ở các điểm du lịch nhận thức được lợi ích to lớn có được khi tham gia vào các hoạt động du lịch nhưng do hạn chế về kinh tế và điều kiện sống nên chưa có điều kiện được trau dồi kiến thức, kỹ năng về ngành du lịch, ở đây người dân có thể bao gồm cả các nghệ nhân làm việc ở làng nghề.

- Địa điểm tập huấn nhằm nâng cao kỹ năng cho người dân địa phương nên gần địa phương ( gần địa điểm của họ sống và làm việc), gần các điểm du lịch để người dân dễ thực tập, tiếp xúc và làm quen với nghề. Cố gắng sắp xếp lớp học phù hợp với thời vụ của nhà nông, thời gian nghỉ hè của học sinh, thời tiết khu vực.

Thứ tư, mở rộng hợp tác quốc tế với các tổ chức quốc tế, các vùng lãnh thổ

trong hoạt động đào tạo nâng cao chất lượng nguồn lực du lịch. Ngoài ra, tỉnh cần tạo cơ hội cho cán bộ quản lý, người lao động học tập kinh nghiệm quản lý và kinh doanh du lịch ở một số nước phát triển mạnh về du lịch thông qua các quan hệ tại một số nước có trình độ. Ngoài ra, yêu cầu các dự án đầu tư đặc biệt là các dự án nước ngoài phải có chương trình chuyển giao công nghệ quản lý, kinh doanh cho cán bộ quản lý và người lao động Việt Nam

Một phần của tài liệu Chiến lược thu hút khách du lich quốc tế (Trang 76)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(110 trang)
w